Nhân sự là "gánh nặng" hành trang cho khởi nghiệp
"Khởi nghiệp luôn là một hành trình nhiều gian khổ và lắm cay đắng" là tâm sự chung của hầu hết mọi người khi được hỏi và chia sẻ về chặng đường đầu tiên khi bước chân ra thương trường.
Đã có không ít người phải đánh đổi: tuổi trẻ thanh xuân, tài sản, vốn liếng... để gây dựng sự nghiệp, nhưng không nhiều người gặt hái thành công hoặc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn.
Cùng với những nguyên nhân khách quan như sức ép cạnh tranh của thị trường trong bối cảnh hội nhập thì những nguyên nhân chủ quan là sự may mắn, khả năng quan hệ và nắm bắt cơ hội, năng lực quản trị của bộ máy điều hành, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, thương hiệu hay trình độ tay nghề của cán bộ, công nhân viên...Tuy nhiên, vấn đề gắn kết, sự trung thành, tận tâm của đội ngũ nhân sự luôn là bài toán nan giải đối với mọi doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Trọng Thủy, đại diện Nhà cung cấp Tấm trang trí nội thất Ecotek cho hay, đây là tình hình chung, nhất là càng khó hơn với các doanh nghiệp nhỏ và vừabởi họ thường sử dụng lao động phổ thông hoặc lao động thời vụ.Ở quy mô nhỏ nên việc khó tuyển người là đương nhiên, thậm chí còn phải chấp nhận là cái nôi đào tạo cho doanh nghiệp lớn.
"Nhân sự, quản lý nhân sự và giữ chân được người lao động là những vấn đề nan giải. Đó cũng là khó khăn, rào cản đầu tiên đối với những ai quyết định khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh.", ông Thủy nói. Thông thường, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hàng năm, doanh nghiệp nào cũng "nhớn nhác" tìm và tuyển lao động. Phần vì mở rộng quy mô nên cần tuyển mới thì ít, nhưng phần để bù đắp lượng lao động bỏ việc, nhảy việc lại là chủ yếu.Vì thế, không ngạc nhiên khi đầu năm mới, nhiều doanh nghiệp phàn nàn, than thở về việc tuyển dụng. Các doanh nghiệp lo lắng "toát mồ hôi" tìm, tuyển người làm để lấp đủ vị trí trống trong các dây chuyền sản xuất.
"Nghỉ 3 người trong số 10 người là dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động; thiệt hại không chỉ về tiền, năng suất lao động mà còn là nguy cơ bị phạt hoặc bồi thường thiệt hại do chậm lịch, trễ hẹn so với cam kết với đối tác kinh doanh.Những điều này, người lao động thường không có sự thấu hiểu để chia sẻ và cùng gánh vác trách nhiệm", ông Quốc Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại May mặc Tiến Vinh bày tỏ.
Từng là nhà huấn luyện kỹ năng điều hành, vận hành doanh nghiệp tại ActionCOACH, ông Ngô Thanh Hải, CEO của Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Minh Dương cho biết: "Cái khó nhất khi bước chân ra làm chủ nằm ở 3 chữ là: tìm người; dùng người và giữ người.Mọi việc còn lại đã có đội ngũ của bạn lo. Tức là dám buông bỏ và giao quyền, tin tưởng vào đội ngũ nhân viên.
Tất cả mọi cách thức quản trị khác đều học được, nhưng học cách làm việc với con người thì không đơn giản chút nào. Thế nên có người chỉ là chuyên gia, nhà quản lý, chứ không làm chủ được..."
Ông Hải chia sẻ, tuyển nhân sự, quan trọng nhất là phải tuyển đúng người. Bởi, thiếu người thì việc gánh vác công ty không "chết", nhưng tuyển nhầm người không phù hợp sẽ ảnh hưởng tới văn hóa của cả một tổ chức.Anh em nào tuyển "nóng" nhân sự khi mới khởi nghiệp (startup) như cùng lúc tuyển 4 đến 5 bạn thì kiểu gì cũng phát sinh chuyện nội bộ.
Vì vậy, việc mở rộng đội ngũ phải có lộ trình. Nhưng mới ra mở công ty, siết chặt chỉ số đánh giá hiệu quả công việc thì lao động nghỉ mà nếu không siết thì bao giờ doanh nghiệp mới hoạt động hiệu quả, có quy củ và kỷ luật....
Là quản lý cấp cao của một trong những thương hiệu chăm sóc sắc đẹp tại Hà Nội, ông Phạm Dương, đại diện Đẹp Plus cho hay, đã là doanh nghiệp và muốn cạnh tranh thì phải làm được việc khó, chưa ai làm hoặc ít người làm.Làm ông chủ muốn tồn tại vững vàng phải giải được những bài toán khó; trong đó, khó nhất có lẽ là vấn đề nhân sự.
Ông Dương phân tích, khi thu nhập của người dân vẫn còn thấp thì thu nhập luôn đứng ở vị trí số 1 trong hàm mục tiêu của người lao động, các giải pháp tạo động lực khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ.Là chủ cần phải giải các bài toán khó trong điều kiện nguồn lực luôn có hạn so với mục tiêu của họ.
Với các startup, khó khăn nhân lên gấp nhiều lần vì họ thiếu đủ thứ và có những việc khó như bắt 2 đường thẳng song song phải cắt nhau.Đó là, làm gì để người tài theo mình; làm thế nào có việc cho người giỏi làm; lấy tiền đâu để trả lương cao và làm sao để tổ chức hoạt động ổn định mà không phải theo kiểu đánh quả...
"Theo mình, làm ông chủ phải chứng minh, thuyết phục, tạo niềm tin rằng mọi người theo mình sẽ có tương lai, đủ việc để người giỏi làm và thi thố tài năng trên nền mức lương phải sống được", ông Dương nhấn mạnh. Cùng đồng tình quan điểm, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn CMC chia sẻ, về quản trị nhân lực trong các startup là vấn đề được cộng đồng khởi nghiệp hết sức quan tâm; nhất là cách để thu hút và giữ chân người tài theo định hướng phát triển của doanh nghiệp.Người lãnh đạo phải có tâm, có tầm, có phẩm chất để thu hút được niềm tin của nhân sự. CMC quan điểm thế giới mở nên văn phòng mở và tư duy cũng phải mở.
Do đó, CMC giữ chân người tài bằng cách đề cao tính cá nhân, qua đó kích thích sáng tạo, phát huy quyền tự do suy nghĩ, quyền biểu đạt ở mức cao nhất”.
Cũng nhờ bài học kinh nghiệm này mà từ xuất phát điểm chỉ là một siêu thị bán lẻ thiết bị máy tính ở phố Hàm Long (Hà Nội), theo mô hình của Trần Anh hay Thegioididong hồi năm 1998, đến nay CMC đã trở thành một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu ở Việt Nam. Liên quan đến con người luôn là vấn đề khó giải quyết nhất vì thường không có có quy trình chuẩn và bị chi phối bởi tình cảm.Làm doanh nghiệp lớn có cái khó lớn. Làm doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có nghĩa là cái khó trở nên nhỏ đi.
Khi đã xác định khởi sự kinh doanh, xác định việc làm chủ đồng nghĩa với chấp nhận đương đầu với mọi khó khăn và thử thách.
Để có một hành trình khởi nghiệp suôn sẻ và thuận lợi, ngoài tiềm lực kinh tế và trình độ, công nghệ sản xuất... các startup cũng rất cần chuẩn bị cho mình hành trang kiến thức về quản trị nhân sự; tích lũy kinh nghiệm từ các tình huống thực tế cũng như biết vận dụng cách thức quản lý sao cho linh hoạt và hiệu quả./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Những vị trí "nóng" nhất trên thị trường nhân sự Việt Nam
11:19' - 12/07/2019
Những vị trí "nóng" nhất trên thị trường hiện nay là vị trí quản lý có nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực như vận hành, kế toán, nhân sự, kinh doanh.
-
Kinh tế & Xã hội
Doanh nghiệp "đặt hàng" nhà trường về nhân sự chất lượng cao
16:43' - 27/04/2019
Sáng 27/4, Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định) tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề hiện đại của công nghệ thông tin” với chủ đề: Kết nối với doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Bố trí tái định cư trước Tết cho người dân bị ảnh hưởng dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ
18:57'
Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho rằng việc tái định cư trong giai đoạn đầu nếu thực hiện tốt thì khi triển khai giai đoạn 2 sẽ rất thuận lợi.
-
Doanh nghiệp
EVN và NSMO ký kết thỏa thuận phối hợp
18:29'
EVN và NSMO đã cùng xây dựng nội dung thỏa thuận phối hợp nhằm tiếp tục duy trì và phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong vận hành, góp phần quan trọng đảm bảo cung cấp điện cho đất nước và nhân dân.
-
Doanh nghiệp
Ký kết hợp tác tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
16:35'
Ngày 27/11, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bốn đơn vị hàng đầu trong ngành logistics đã ký kết hợp tác “Giải pháp kho ngoại quan - Tối ưu chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu”.
-
Doanh nghiệp
Cuộc đua tiếp thị trực tuyến giữa Temu và Shein làm khó các nhà bán lẻ
16:30'
Theo các chuyên gia, việc Temu và Shein chi tiêu mạnh vào tiếp thị trực tuyến đang khiến chi phí tiếp cận khách hàng vào ngày Black Friday của các nhà bán lẻ và thương hiệu khác trở nên đắt đỏ hơn.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Nhu cầu nội địa yếu gây áp lực lên doanh nghiệp
15:27'
BoK vừa công bố, chỉ số tâm lý kinh doanh tổng hợp (CBSI) của nước này đã xấu đi vào tháng 11/2024 trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về đà tăng trưởng yếu do nhu cầu trong nước suy giảm.
-
Doanh nghiệp
Giải đáp vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu
14:30'
Lĩnh vực hải quan luôn nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp vì đây là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, đảm bảo an ninh kinh tế, góp phần phát triển đất nước.
-
Doanh nghiệp
Khởi công xây dựng nhà máy amoniac xanh lớn nhất thế giới
08:02'
Với khoản đầu tư khoảng 4,4 tỷ riyal Qatar, tương đương 1,2 tỷ USD, dự án này được phát triển thông qua sự hợp tác giữa tập đoàn QatarEnergy và công ty phân bón Qatar (QFC).
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam: “Một đội ngũ – Một mục tiêu” cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng
07:36'
Ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 được thành lập, đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Trải qua 63 năm phát triển, ngành Dầu khí đã thành một trụ cột kinh tế quan trọng.
-
Doanh nghiệp
VinFast có doanh số bán ô tô tăng 115% và doanh thu tăng hơn 49%
21:09' - 26/11/2024
Trong quý 3, VinFast đã bàn giao tổng cộng 21.912 xe điện, tăng 66% so với quý 2 và tăng 115% so với cùng kỳ năm 2023.