Nhân tố đổi mới chủ chốt trong ASEAN
Malaysia có nhiều thuận lợi khi nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á - thị trường đầy tiềm năng với dân số 680 triệu người và 2/3 trong số này dưới 35 tuổi. Năm 2024, Malaysia tiếp tục vươn lên vị trí thứ 33 trong Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII), thành tích tốt nhất kể từ năm 2016.
Tuy nhiên, để khai thác đầy đủ thế mạnh của các trung tâm dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo (AI) và nền kinh tế số, quốc gia Đông Nam Á này cần phải đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) và đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo Tiến sĩ Rais Hussin, nhà sáng lập tổ chức tư vấn chiến lược EMIR Research, vị trí địa lý giúp Malaysia tăng cường khả năng kết nối xuyên biên giới, cho phép các doanh nghiệp thử nghiệm các giải pháp mới trước khi triển khai rộng rãi trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á.Bên cạnh đó, chính sách trung lập giúp Malaysia có thể hợp tác với cả các quốc gia phương Đông và phương Tây nhằm đa dạng hóa các khoản đầu tư và tăng cường chuyển giao công nghệ. Các cam kết đầu tư, xây dựng trung tâm dữ liệu của các tập đoàn quốc tế, điển hình là Microsoft, cho thấy Malaysia đang được hưởng lợi từ sự hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực điện toán đám mây, AI và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số khác.Trong vài năm qua, nền kinh tế số của Malaysia đã thu hút dòng vốn đầu tư đáng kể, dự kiến sẽ vượt 31 tỷ USD. Khoản đầu tư trị giá 2 tỷ USD của tập đoàn Microsoft vào bang Johor là một ví dụ điển hình cho xu hướng này, qua đó tạo ra một hệ sinh thái công nghệ thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực, bao gồm công nghệ tài chính, thương mại điện tử, y tế và nông nghiệp.
Việc Singapore ban hành lệnh tạm hoãn xây dựng các trung tâm dữ liệu đã giúp Johor nổi lên trở thành một trung tâm của khu vực. Mặc dù Chính phủ Malaysia vẫn ưu tiên hàng đầu về tính bền vững, song nhiều dự báo cho thấy, công suất các trung tâm dữ liệu ở nước này có thể tăng gấp 6 lần trong vòng 5 năm tới. Việc tận dụng năng lượng tái tạo và khả năng phát triển các lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ (SMR) là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự vận hành của các trung tâm dữ liệu.Việc ban hành nhiều sáng kiến kỹ thuật số như MyDIGITAL, Khung Khoa học, Công nghệ, Đổi mới và Kinh tế Malaysia (MySTIE), cùng với việc thành lập Văn phòng AI Quốc gia đã thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ trong việc trở thành một cường quốc về đổi mới. Nhằm tăng cường sự phối hợp giữa khu vực công và tư để ứng dụng công nghệ mới nổi, đơn vị hỗ trợ đổi mới TiPM đã hỗ trợ hơn 160 công ty khởi nghiệp thông qua chương trình National Technology & Innovation Sandbox (NTIS).Cuối cùng, với tư cách là nước Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2025, Malaysia có thể ủng hộ một khu vực gắn kết hơn trong lĩnh vực kỹ thuật số, thông qua việc đề xuất các tiêu chuẩn quản trị dữ liệu, thúc đẩy R&D xuyên biên giới, xây dựng các chính sách đào tạo nguồn nhân lực, quản trị AI, các trung tâm dữ liệu, cũng như đề xuất các sáng kiến về bảo mật. Vai trò lãnh đạo sẽ giúp Malaysia trở thành quốc gia tiên phong trong việc xác định tương lai công nghệ của ASEAN.* Một số ngành nghề sẽ tăng trưởng theo xu hướng phát triển công nghệ
AI dự kiến sẽ đóng góp khoảng 115 tỷ USD vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Malaysia vào năm 2030, qua đó tác động lớn đến mọi lĩnh vực, bao gồm sản xuất, y tế, nông nghiệp và tài chính. Để có được những lợi ích đầy tiềm năng này, Malaysia cần phải tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, ban hành các khung quản trị AI, đồng thời ban hành các chính sách khuyến khích đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người lao động.Mặc dù việc mở rộng xây dựng các trung tâm dữ liệu, đặc biệt là ở bang Johor đang giúp Malaysia trở thành trung tâm dữ liệu lớn ở khu vực, song cũng làm dấy lên những mối lo ngại đối với môi trường. Theo đó, Malaysia có thể nghiên cứu thúc đẩy áp dụng năng lượng tái tạo, sản xuất điện từ lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) để đảm bảo nguồn cung ổn định. Ngoài ra, thông qua việc duy trì nguyên tắc trung lập, cởi mở, Malaysia có thể thu hút được các tập đoàn công nghệ cả ở phương Đông và phương Tây để đa dạng hóa quan hệ hợp tác và thúc đẩy chuyển giao công nghệ.Bang Penang từ lâu đã có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, chuyên về lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói chất bán dẫn (chip). Trong thời gian tới, Malaysia đặt mục tiêu tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, bao gồm thiết kế chip và thúc đẩy R&D. Điều này đòi hỏi chính phủ cần thắt chặt quan hệ đối tác với các ngành công nghiệp, đồng thời cung cấp các ưu đãi về thuế, các chương trình nâng cao kỹ năng và các cơ sở R&D mới. Bằng cách tập trung vào các hoạt động tạo ra giá trị cao hơn, Malaysia có thể củng cố vị thế trong hệ sinh thái công nghệ toàn cầu.Malaysia cũng cần có chiến lược công nghệ lượng tử quốc gia. Công nghệ lượng tử là ngành khoa học khai thác sức mạnh của vật lý lượng tử để mang lại ứng dụng vào thực tiễn. Theo Hội đồng Nghiên cứu Khoa học vật lý và Kỹ thuật Anh (EPSRC), công nghệ lượng tử rất cần thiết trong sản xuất chip siêu nhỏ (micro chip), thiết bị laser, bán dẫn. Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia (MOSTI) khuyến nghị, chính phủ cần sớm thành lập Hội đồng lượng tử quốc gia và thúc đẩy quan hệ với các đối tác như Singapore, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản.* Malaysia cần vượt qua các rào cản chính trong R&DMặc dù hoạt động nghiên cứu đã tăng lên, song chỉ có khoảng 3% sản phẩm học thuật của Malaysia tiếp cận được thị trường, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 10%.Để tăng cường hoạt động thương mại hóa, các trường đại học nên củng cố các văn phòng chuyển giao công nghệ, kết hợp với chính sách tiếp thị và thương mại hóa vào R&D ngay từ đầu. Malaysia cũng cần đưa ra quy định, trong đó có ít nhất 30% đại diện của ngành trong các quỹ hỗ trợ tài chính nhằm đảm bảo công việc nghiên cứu học thuật phù hợp với nhu cầu của ngành.Ngoài ra, mặc dù có nguồn nhân lực khoa học và kỹ thuật dồi dào, song sự không phù hợp giữa kỹ năng của người lao động và nhu cầu của ngành đã làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Malaysia. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư vào R&D còn thấp (chỉ chiếm khoảng 0,5% GDP), mối liên kết giữa ngành và các học viện còn yếu đã làm gia tăng tình trạng chảy máu chất xám.Để khắc phục, Malaysia cần đưa ra mức lương cạnh tranh đối với các vị trí có nhu cầu cao trong lĩnh vực AI và điện toán lượng tử; thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa các ngành và học viện đào tạo; đưa ra mức hỗ trợ dựa trên hiệu suất; ban hành lộ trình nghề nghiệp rõ ràng hơn; thúc đẩy quản trị dựa trên nhu cầu, năng lực và dữ liệu minh bạch nhằm giúp các nhân tài hàng đầu nhìn thấy triển vọng làm việc tại quê nhà.Mặc dù Malaysia vẫn xếp hạng cao về tài trợ khởi nghiệp theo dữ liệu Chỉ số đổi mới toàn cầu, song thực tế đầu tư vào bất động sản vẫn lớn hơn vào lĩnh vực công nghệ và xây dựng cơ sở hạ tầng, qua đó khiến hệ sinh thái công nghệ bị phân mảnh và kìm hãm sự đổi mới. Cùng với đó, Malaysia cần thúc đẩy cơ chế quản lý minh bạch, có khuôn khổ về an ninh mạng và quản trị AI nhằm giảm sự lo ngại của các nhà đầu tư. Ngoài ra, chính phủ cũng cần đi đầu trong việc ứng dụng các giải pháp AI trong dịch vụ công nhằm tạo ra nhu cầu và chứng minh tính khả thi của các công nghệ mới nổi.Cuối cùng, Tiến sĩ Rais Hussin kết luận, Malaysia cần liên tục cải cách về tư duy và chính sách. Thông qua việc liên tục điều chỉnh chiến lược, thu hút chuyên gia toàn cầu và chứng minh được những kết quả đã đạt được, Malaysia có thể củng cố vị thế là một nhân tố đổi mới chủ chốt trong khu vực.- Từ khóa :
- malaysia
- Đông Nam Á
- Trí tuệ nhân tạo
- asean
- điện toán đám mây
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế trong ASEAN
10:58' - 07/03/2025
Từ ngày 5-6/3, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh ASEAN-Campuchia 2025 với chủ đề “Xúc tiến kết nối ASEAN: Con người, cơ sở hạ tầng và thương mại” đã diễn ra tại thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia.
-
Phân tích - Dự báo
Quan hệ hợp tác ASEAN-Nhật Bản: Vì một tương lai chung
05:30' - 07/03/2025
Tờ Inquirer (Philippines) đưa tin, Chính phủ Nhật Bản và các doanh nghiệp đang nỗ lực đóng góp vào an ninh kinh tế của nhiều quốc gia Đông Nam Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cùng Việt Nam bứt phá, hội tụ sức mạnh, kiến tạo tương lai
19:37' - 04/03/2025
Chiều 4/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với các doanh nghiệp ASEAN tại Việt Nam.
-
Phân tích - Dự báo
ASEAN và BRICS: Cơ hội mới hay thách thức tiềm ẩn?
05:30' - 02/03/2025
Sự quan tâm của các quốc gia Đông Nam Á đối với Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) cho thấy sự điều chỉnh lại chiến lược nhằm ứng phó với sự phức tạp của một thế giới đa cực và không chắc chắn
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN sẵn sàng thông qua Kế hoạch chiến lược Cộng đồng kinh tế 2026-2030
18:29' - 01/03/2025
Theo Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tiến sĩ Kao Kim Hourn, Kế hoạch Chiến lược Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2026-2030 đang trên đà hoàn thành trong tháng 3/2025.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim: Việt Nam đóng vai trò then chốt trong đảm bảo thành công chương trình hành động của ASEAN
20:11' - 26/02/2025
Bên lề Diễn đàn AFF 2025, Thủ tướng Malaysia đã trả lời phỏng vấn báo chí về những nội dung liên quan đến Diễn đàn và triển vọng quan hệ Việt Nam-Malaysia trong khuôn khổ ASEAN.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thuế nhập khẩu ô tô của Mỹ: Cơn địa chấn với ngành ô tô toàn cầu
12:15'
Ông Trump sẽ áp dụng mức thuế 25% - cộng thêm các loại thuế hiện hành - đối với xe nhập khẩu hoàn chỉnh, bắt đầu từ 11 giờ 01 phút ngày 3/4 theo giờ Việt Nam.
-
Phân tích - Dự báo
Sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng tại Pháp
06:30'
5 năm sau đại dịch COVID-19., người dân Pháp đã thay đổi thói quen mua hàng và chuyển sang bán hàng trực tuyến. Xu hướng này thúc đẩy các nhà bán lẻ chuyển dịch cơ cấu kinh doanh truyền thống.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do châu Âu tăng cường chủ quyền trong khai thác đất hiếm
05:30'
Vào ngày 23/5/2024, một đạo luật châu Âu về nguyên liệu thô quan trọng đã có hiệu lực. Luật này nhằm đảm bảo nguồn cung cấp ổn định cho các nhà công nghiệp châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Đằng sau vụ thâu tóm lớn nhất lịch sử của Google
06:30' - 26/03/2025
Alphabet, công ty mẹ của Google, ngày 18/3 đã công bố thương vụ mua lại Wiz, công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực an ninh mạng của Israel, với mức giá lên tới 32 tỷ USD.
-
Phân tích - Dự báo
Nước Mỹ trước hạn chót áp thuế: Khả năng thay đổi chiến thuật
05:30' - 26/03/2025
Mỹ có thể sẽ không áp thuế đối với các sản phẩm thuộc ngành ô tô và vi mạch vào ngày 2/4 tới, dù vẫn duy trì thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại lớn.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành xây dựng Pháp: Cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất kể từ những năm 1950
06:30' - 25/03/2025
Trong hai năm gần đây, khi lãi suất tăng vọt, nhiều hộ gia đình Pháp không còn đủ khả năng vay để mua nhà, kể cả với các khoản vay có thời hạn kéo dài đến 30 năm.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động của thuế quan đối với ngành dược phẩm châu Âu
05:30' - 25/03/2025
Các biện pháp thuế quan do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp dụng đối với lĩnh vực dược phẩm có thể dẫn đến việc hàng loạt doanh nghiệp châu Âu chuyển hoạt động sản xuất sang Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức kinh tế mới của Thái Lan
06:30' - 24/03/2025
Nhiều nhà sản xuất tại Thái Lan, đặc biệt là trong ngành ô tô và phụ tùng ô tô, có khả năng sẽ sa thải công nhân hoặc đóng cửa nhà máy trong năm nay, vì doanh số bán hàng giảm mạnh.
-
Phân tích - Dự báo
Fintech sẽ định hình lại tương lai tài chính ASEAN
05:30' - 24/03/2025
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).