Quan hệ hợp tác ASEAN-Nhật Bản: Vì một tương lai chung
Các công ty AI của Nhật Bản sẽ hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng LLM chuyên về nhiều ngôn ngữ Đông Nam Á để cho phép người dùng từ những quốc gia đó sử dụng tốt hơn ChatGPT, vốn phụ thuộc nhiều vào dữ liệu tiếng Anh. Từ góc độ an ninh kinh tế, việc cải thiện môi trường nghiên cứu bằng ngôn ngữ địa phương của một quốc gia là điều cần thiết.
Trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh, "Những người trẻ tuổi ở Nhật Bản và châu Á sẽ cùng cạnh tranh thân thiện để trau dồi kỹ năng, thúc đẩy hơn nữa công nghệ AI và tạo ra tương lai cho châu Á. Chúng ta hãy cùng nhau hợp tác để tạo ra một kỷ nguyên như vậy", tờ Inquirer trích lời của cựu Thủ tướng Kishida. Chính phủ Nhật Bản đã dẫn đầu việc thành lập Cộng đồng Không phát thải Châu Á (AZEC) và đang thúc đẩy quá trình phi carbon hóa trên khắp châu Á. Các doanh nghiệp cũng đang tích cực hợp tác với nhau vì mục đích này.Nhật Bản đã đầu tư vào Indonesia, Thái Lan, Philippines, Campuchia và Lào. Trong nhiều năm kể từ đó, Nhật Bản đã hỗ trợ phát triển kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thông qua Viện trợ phát triển chính thức (ODA). Tuy nhiên, kỷ nguyên Nhật Bản là "nhà cung cấp" từ vị thế vượt trội đang đi đến hồi kết.Dân số trong khu vực ASEAN là khoảng 680 triệu người, lớn hơn Nhật Bản gấp 5 lần. Độ tuổi trung bình ở Nhật Bản, với xã hội già hóa và tỷ lệ sinh thấp, là 49 tuổi (tính đến năm 2023), trong khi ở Indonesia và Philippines, độ tuổi này vẫn là 20.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong khu vực ASEAN, nơi tự hào có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và lực lượng lao động trẻ, hiện là động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, được dự đoán sẽ vượt qua Nhật Bản vào khoảng năm 2030.Ông Nobuhiro Aizawa, Giáo sư tại Đại học Kyushu, người nghiên cứu tình hình chính trị ở nhiều quốc gia ASEAN, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo The Yomiuri Shimbun rằng: “ASEAN - nơi đã phát triển thành một thị trường khổng lồ, hiện đang ở vị thế có thể lựa chọn cho các đối tác mang lại giá trị, không chỉ từ Nhật Bản mà còn từ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và Liên minh châu Âu (EU). Chúng ta đang ở thời điểm chuyển giao khi động lực của mối quan hệ Nhật Bản-ASEAN đang thay đổi từ “Nhật Bản chọn ai để hỗ trợ” trở thành “Nhật Bản được chọn làm đối tác”.Ông Nobuhiro Aizawa cho biết, điều quan trọng đối với Nhật Bản là được coi là đối tác mong muốn và nhấn mạnh bản thân ASEAN đóng vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại của Nhật Bản. Nhật Bản đã được chọn đứng đầu danh sách trong cuộc khảo sát của Viện nghiên cứu các vấn đề chiến lược của Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore với 17,1%. Điều này cho thấy Nhật Bản vẫn duy trì vị thế là một quốc gia đáng tin cậy, với người dân ASEAN đánh giá cao độ tin cậy của nước này trong việc giữ các cam kết kinh tế và có chung cảm nhận về sự gần gũi về văn hóa.Vì cả hai nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai thế giới đều tiếp tục theo đuổi các chính sách tập trung vào việc thúc đẩy lợi ích riêng nên việc tăng cường quan hệ đối tác giữa Nhật Bản và ASEAN sẽ có lợi cho cả hai bên. Điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng cho Nhật Bản, với xã hội đang già hóa, tỷ lệ sinh thấp và tăng trưởng chậm chạp, cho phép ASEAN duy trì tăng trưởng tốc độ cao và độc lập. Đã đến lúc Nhật Bản và ASEAN tiếp tục vun đắp mối quan hệ tin cậy kéo dài nhiều năm của họ, giờ đây là những đối tác bình đẳng.Gọi khối này là "đối tác đáng tin cậy", đặc phái viên Nhật Bản tại ASEAN Masahiko Kiya cho biết mối quan hệ hai chiều đã phát triển mạnh mẽ kể từ khi đối thoại được chính thức hóa vào năm 1977. "Nhật Bản và ASEAN đã trở thành đối tác đáng tin cậy dựa trên 50 năm hữu nghị và hợp tác. Một trụ cột chính ... của mối quan hệ này là trao đổi con người", ông nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn tại Jakarta, nơi ông đang công tác.Trong tương lai gần, Nhật Bản muốn cùng nhau tạo ra một tương lai chung cho thế hệ tiếp theo với ASEAN bằng cách tăng gấp đôi khoản tài trợ sẽ khuyến khích sự hợp tác sâu sắc hơn về văn hóa và giáo dục, ông cho biết. "Chúng tôi cam kết đầu tư 40 tỷ yen, hơn 250 triệu USD trong 10 năm tới… để tăng cường và gia tăng các chương trình trao đổi văn hóa và trí tuệ (hai chiều)", CNA đưa tin trích lời đặc phái viên Kiya. Ông nói thêm rằng những sáng kiến sẽ bao gồm việc mời các học giả ASEAN đến học tại Nhật Bản và ngược lại.Nhật Bản không chỉ là nhà cung cấp các khoản vay, viện trợ mà còn là nhà cung cấp khách du lịch đến Đông Nam Á. ASEAN coi Nhật Bản là đối tác quan trọng của ASEAN./.- Từ khóa :
- Indonesia
- ASEAN
- trung quốc
- nhật bản
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Nhật Bản: Tokyo ghi nhận kỷ lục về số tiền mặt và tài sản thất lạc được nộp lại
07:00' - 06/03/2025
Trong bối cảnh lượng khách du lịch đến Nhật Bản tăng và người dân ra ngoài nhiều hơn sau khi các hạn chế liên quan đến COVID-19 dỡ bỏ, số vụ rơi tiền và thất lạc tài sản tại Tokyo cũng gia tăng.
-
Kinh tế tổng hợp
Nhật Bản phát triển tàu cao tốc Shinkansen mới
13:46' - 05/03/2025
Tập đoàn Đường sắt Đông Nhật Bản - JR East công bố kế hoạch bắt đầu phát triển một loạt tàu cao tốc Shinkansen mới - E10, cho tuyến Tohoku Shinkansen, nối Tokyo và khu vực Đông Bắc - Tohoku.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản bác bỏ cáo buộc thao túng đồng yen
09:10' - 05/03/2025
Tokyo tuyên bố sẽ duy trì liên lạc chặt chẽ với Washington về các vấn đề ngoại hối.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Nhật Bản thông qua ngân sách tài khóa 2025
15:43' - 04/03/2025
Liên quan đến nguồn tiền đảm bảo cho ngân sách tài khóa mới, Chính phủ Nhật Bản quyết định sẽ không phát hành thêm trái phiếu.
-
Đời sống
Nhật Bản “điền tên” vào Kỷ lục Guiness với công trình gỗ
15:17' - 04/03/2025
Ngày 4/3, công trình mái gỗ tại địa điểm tổ chức Triển lãm Thế giới 2025 ở Osaka, Nhật Bản, đã chính thức được Guinness công nhận là công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Khi dầu mỏ trở thành rủi ro chiến lược
06:30'
Nếu cuộc khủng hoảng tại Trung Đông kéo dài hoặc một cuộc khủng hoảng khác bùng lên, đây có thể là một bước ngoặt mới định hình thị trường dầu mỏ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Chảy máu chất xám, Mỹ trả giá đắt?
05:30'
Theo một số chuyên gia phân tích, bằng cách tấn công vào những biểu tượng giáo dục hàng đầu, chính quyền Tổng thống Trump đang làm suy yếu một trong những “viên ngọc quý” của nước Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,9%
14:42' - 08/07/2025
Với diễn biến tích cực trong quý II/2025, Ngân hàng UOB (Singapore) điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2025 lên 6,9%, thay vì mức 6% trước đó.
-
Phân tích - Dự báo
Chính sách tiền tệ trong sương mù
06:30' - 08/07/2025
Các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đã gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng chính sách lãi suất do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump khiến viễn cảnh thuế quan luôn mịt mờ.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ và EU chạy nước rút trước thời hạn áp thuế ngày 9/7
05:30' - 08/07/2025
Khi lệnh tạm hoãn áp thuế đối ứng của Mỹ sắp kết thúc, các nhà đàm phán Mỹ và EU vẫn đang tranh luận về thỏa thuận thương mại sơ bộ, nhằm trì hoãn giải quyết những tranh chấp thương mại song phương.
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu cho một trật tự tài chính toàn cầu mới?
06:30' - 07/07/2025
Nhận thức lâu đời về đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn có nguy cơ bị thay đổi vĩnh viễn.
-
Phân tích - Dự báo
Nông nghiệp Hàn Quốc: Từ ‘sự cố táo vàng’ đến chiến lược sống còn
05:30' - 07/07/2025
Tờ “Korea JoongAng Daily” mới đây có bài viết về biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức chưa từng thấy đối với nông nghiệp Hàn Quốc, từ thời tiết khắc nghiệt đến giá lương thực bất ổn.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30' - 06/07/2025
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30' - 06/07/2025
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.