Nhanh chóng phục hồi kinh tế, chủ động cải thiện tốc độ tăng trưởng
Sáng 1/10, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị tham vấn về dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đây là công tác theo chỉ đạo của Chính phủ, nhằm nhanh chóng phục hồi kinh tế, chủ động cải thiện tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới. Yêu cầu đặt ra trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động nặng nề và kéo dài đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội khiến kinh tế tăng chậm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các chuỗi cung ứng, sản xuất bị đứt gãy; gián đoạn trong lưu thông hàng hóa và chi phí vận tải tăng cao…
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn vẫn chỉ nhằm vào mục tiêu ngắn hạn và chưa có một chương trình tổng thể, mang tính chất dài hạn với những giải pháp đồng bộ, thiết thực để khôi phục và từng bước thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở khống chế vượt qua đại dịch.
“Mục đích quan trọng nhất là phục hồi kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại, cải cách cơ cấu, cải thiện năng lực cạnh tranh, sức chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc trong tương lai. Chương trình mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng để phục vụ yêu cầu Việt Nam không “lỡ nhịp” khi đang bước vào trạng thái bình thương mới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Việt Nam cần rút ra bài học kinh nghiệm trong phòng chống dịch để giữ ổn định và tái khởi động nền kinh tế; từng bước lấy lại sức tăng trưởng. Việt Nam cần lựa chọn những lĩnh vực có tiềm năng như công nghiệp chế biến, logistics, du lịch…để tập trung hỗ trợ, tạo bứt phá.
Ngoài ra, nên kết hợp giữa mục tiêu ngắn và dài hạn, chú trọng nâng cao năng lao động nhằm tạo chuyển biến về chất, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp có trọng tâm và trọng điểm. Hội nghị cũng mong muốn tiếp thu ý kiến để Việt Nam tiếp tục chủ trương phát triển kinh tế xanh, quan tâm thỏa đáng đến đời sống người dân cũng như tìm giải pháp tăng cường giải ngân vốn đầu tư công…
Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam, ông Andrew Jeffries nhận định, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn nên ảnh hưởng của dịch COVID-19 rất nặng nề và rõ rệt, nhưng đến nay các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đang trên đà phục hồi nhanh chóng và từ đó thúc đẩy giao thương. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm phòng trong nước cũng gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây, tạo điều kiện cho sự mở cửa sớm, góp phần tăng trưởng. Độ phủ vaccine càng rộng thì kinh tế càng sớm phục hồi.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần chủ động tận dụng các Hiệp định thương mại tự do để gia tăng xuất khẩu, tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam cần mở cửa một cách an toàn, bảo đảm quan hệ thông suốt, lành mạnh giữa ngân hàng và doanh nghiệp cũng như cẩn trọng với nợ xấu xuất hiện.
Để nhanh chóng phục hồi kinh tế, chủ động cải thiện tốc độ tăng trưởng, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đưa ra 8 nhóm giải pháp; đó là, kiểm soát dịch COVID-19, nâng cao năng lực của hệ thống y tế và xác định đó là giải pháp cấp bách ngay từ đầu năm 2022 để tạo nền tảng cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế bền vững; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, kiếm soát lạm phát; tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng hợp lý, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia.
Cùng với đó, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp; phục hồi và phát triển ngành du lịch, kích cầu tiêu dùng nội địa trong đó phát triển du lịch theo hướng an toàn, thân thiện với môi trường, tăng cường xúc tiến thương mại; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên bằng các giải pháp hỗ trợ tín dụng, tài chính thông qua lãi suất, miễn giảm thuế, phí; phát triển chuỗi cung ứng bền vững nhất là trong ngành sản, nông nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp và thúc đẩy sáng tạo.
“Mặt khác, phục hồi và huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tập trung đầu tư cho công trình hạ tầng qua trọng, nhất là về giao thông; đồng thời, phát triển vùng, đô thị, tháo gỡ về thể chế để phát triển các đô thị lớn. Cuối cùng, phát triển thị trường lao động và lực lượng lao động, nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Indonesia năm 2021
09:22' - 29/09/2021
WB dự báo nền kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng 5,2% vào năm 2022, và 5,1% vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng cơ hội thu hút FDI để tăng trưởng kinh tế
12:14' - 27/09/2021
Việc dịch chuyển nhà xưởng ra khỏi một quốc gia để thiết lập nhà xưởng sản xuất tại một quốc gia khác là rất phức tạp. Vì vậy, trước mắt các doanh nghiệp FDI vẫn chưa dịch chuyển ra khỏi Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo hồi phục bấp bênh
18:46' - 21/09/2021
Ngày 21/9, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và cảnh báo tiến trình phục hồi kinh tế thế giới đang diễn ra không chắc chắn.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc: Tăng trưởng kinh tế tiềm năng chỉ còn 2% do đại dịch
08:42' - 14/09/2021
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 13/9 cho biết đại dịch COVID-19 sẽ khiến mức tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc giai đoạn 2021-2022 "mất" 0,2 điểm phần trăm, chỉ còn 2%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gia tăng hiệu quả sản xuất từ tín dụng nông nghiệp, nông thôn
13:47'
Bên cạnh nguồn lực của các tổ chức xã hội, nguồn lực của các tổ chức tín dụng gắn bó nhất với nông nghiệp nông thôn đặc biệt quan trọng cho các đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia
11:45'
Malaysia hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 10 vào Việt Nam với số vốn đầu tư 13,08 tỷ USD trong hơn 700 dự án tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng thời gian xây dựng nhà ga sân bay Long Thành lên 39 tháng
11:05'
Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam đã điều chỉnh thời gian thực hiện gói thầu xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1 (gói thầu 5.10) từ 33 tháng lên 39 tháng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ngãi dành 3.500 tỷ đồng đầu tư đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi
10:53'
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình đường Hoàng Sa-Dốc Sỏi.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam
21:19' - 27/03/2023
Ngày 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Shimuzu Akira, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế
19:40' - 27/03/2023
Chiều 27/3/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại toàn quốc) Trung Quốc Triệu Lạc Tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Không còn thời gian "chần chừ" để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
16:32' - 27/03/2023
Rà soát quốc gia tự nguyện không phải cái đích mà là công cụ huy động được các nguồn lực và sự đồng thuận xã hội cho các mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phú Yên tìm giải pháp khả thi đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
15:59' - 27/03/2023
Năm 2023, tỉnh Phú Yên có số vốn đầu tư công được giao gấp 1,45 lần so với năm 2022. UBND tỉnh đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm thực hiện giải ngân vốn trong năm đạt hiệu quả cao nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào sử dụng đường giao thông từ Quốc lộ 1 đi Đầm Môn
15:57' - 27/03/2023
Ngày 27/3, UBND tỉnh Khánh Hòa, Ban Quản lý Khu tinh tế Vân Phong đã tổ chức lễ khánh thành dự án đường giao thông từ Quốc lộ 1 đi Đầm Môn, thuộc địa bàn huyện Vạn Ninh.