Nhập khẩu thịt lợn đã tăng hơn 200%
Cụ thể, nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn từ Canada tăng 29%, Đức trên 19%, Ba Lan 12%, Brazil 12%, Hoa Kỳ 5,5%.
Bên cạnh đó, thịt trâu, bò và sản phẩm thịt trâu, bò nhập khẩu cũng tăng khá. Thịt bò đạt hơn 14.160 tấn, tăng 217% so với cùng kỳ năm 2019; thịt trâu 19.356 tấn, tăng 128%. Thịt trâu nhập khẩu 100% từ Ấn Độ; thịt bò nhập khẩu chủ yếu từ Australia, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Canada, Đan Mạch...
Thịt gia cầm và sản phẩm thịt gia cầm nhập khẩu đạt hơn 48.300 tấn; tăng 86% so với cùng kỳ năm 2019. Các sản phẩm này chủ yếu nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Brazil, Ba Lan, Tây Ban Nha...
Ngoài ra, nhập khẩu thịt dê, cừu và sản phẩm thịt dê, cừu cũng đạt hơn 72 tấn, tăng so với cùng kỳ năm 2019.
Để chủ động ứng phó, cũng như bảo đảm nguồn cung thịt lợn, Cục Thú y cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh việc hướng dẫn, đôn đốc tái đàn lợn, tăng đàn lợn theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
Tuy nhiên, do thời gian tái đàn cần từ 5-7 tháng, nên từ tháng 3/2020 trở đi sản lượng thịt lợn sẽ tăng; trong đó có chỉ đạo chăn nuôi tăng cả trọng lượng lợn và số lượng lợn.
Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông quốc gia thành lập các tổ công tác kỹ thuật đến trực tiếp các địa phương để phối hợp, hướng dẫn việc tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn.
Đối với nguồn thịt lợn nhập khẩu, Cục Thú y đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan trực thuộc khẩn trương hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý tại các nước xuất khẩu; đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 lây lan diện rộng, các nước ngừng nhập cảnh có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại.
Cục Thú y cũng đề nghị Bộ Tài chính xem xét, sớm có chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn; Ngân hàng Nhà nước có chính sách cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn vay vốn kinh doanh với lãi suất ưu đãi.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thống kê của các tổ chức quốc tế cho thấy, tổng đàn lợn của cả thế giới vào tháng 1/2020 đạt khoảng 678 triệu con, giảm khoảng gần 12% so với năm 2019 (có tổng đàn lợn khoảng 768 triệu con).
Cụ thể, Trung Quốc có khoảng 335 triệu con (chiếm khoảng 49%), kế đến là châu Âu 149 triệu con (chiếm 22%) và Hoa Kỳ là hơn 77 triệu con (chiếm hơn 11%).
Như vậy có thể thấy, tổng đàn lợn trên thế giới giảm mạnh. Chăn nuôi lợn tại Trung Quốc cũng chưa thể hồi phục vì nhiều lý do; trong đó có dịch tả lợn châu Phi và COVID-19.
Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 không loại trừ khả năng có tác động lớn đến sản xuất, xuất nhập khẩu lợn và các sản phẩm thịt lợn; trong đó một số nước tạm dừng nhập cảnh để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 nên có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại giữa các nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân sản xuất thịt lợn
18:17' - 16/03/2020
Trung Quốc đã ban hành thông tư về việc hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân sản xuất thịt lợn và phát triển các ngành liên quan để đảm bảo nguồn cung thị trường.
-
Kinh tế & Xã hội
Thủ tướng yêu cầu sớm giảm giá thịt lợn
11:04' - 13/03/2020
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản tuyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về tình hình giá thịt lợn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng nhập khẩu để kiểm soát giá thịt lợn
18:32' - 11/03/2020
Ngày 11/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo tình hình nguồn cung và kiểm soát giá thịt lợn.
-
Doanh nghiệp
Dịch COVID-19: Cân đối nguồn cung thịt lợn góp phần bình ổn thị trường
22:07' - 09/03/2020
Cục Xuất nhập khẩu đã đề nghị các đơn vị liên quan ở các quốc gia, vùng lãnh thổ làm việc với Hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn để kết nối giao thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu báo cáo, nêu rõ trách nhiệm việc tăng giá thịt lợn
07:02' - 07/03/2020
Trước thông tin phản ánh trên báo chí về việc giá thịt lợn có xu hướng tăng cao, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Kết nối chuỗi giá trị nông sản Tây Nguyên
15:21' - 22/05/2022
"Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên" sẽ mở ra cơ hội để các tỉnh Tây Nguyên giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong phát triển nông nghiệp.
-
Thị trường
Sản xuất tiêu thụ nông sản qua liên kết, phân phối hài hòa lợi ích
15:12' - 22/05/2022
Sóc Trăng đã có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, ký các cam kết tiêu thụ nông sản cho người trồng lúa, người trồng cây ăn trái, tạo đầu ra ổn định cho nhà nông.
-
Thị trường
Sơn La: Quảng bá thương hiệu mận Mộc Châu đến du khách
13:19' - 22/05/2022
Ngày 22/5, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La diễn ra Ngày hội hái quả năm 2022. Đây là sự kiện nhằm quảng bá, giới thiệu thương hiệu mận hậu Mộc Châu đến người dân, du khách trong nước và quốc tế.
-
Thị trường
Chính phủ Indonesia cam kết tiêu thụ 54 tỷ USD sản phẩm trong nước
13:08' - 22/05/2022
Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu nâng tổng giá trị giao dịch các sản phẩm sản xuất trong nước được đặt hàng qua hệ thống e-catalog và thị trường trực tuyến lên mức 400.000 tỷ rupiah (27,2 tỷ USD).
-
Thị trường
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa ổn định
13:06' - 22/05/2022
Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung ổn định so với tuần trước.
-
Thị trường
Sudan mở rộng diện tích trồng lúa mỳ do khủng hoảng lương thực toàn cầu
10:06' - 22/05/2022
Quyền Bộ trưởng Nội các Sudan Osman Hussein Osman cho biết, nước này đã mở rộng đất canh tác, giúp giảm thiểu thiệt hại do giá lúa mỳ toàn cầu tăng vọt.
-
Thị trường
Trung Quốc tăng nhập khẩu dầu thô từ Saudi Arabia
09:39' - 22/05/2022
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Saudi Arabia trong tháng 4/2022 đã tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Gạo Ấn Độ tiếp tục giảm giá do nguồn cung trong nước dồi dào
18:18' - 21/05/2022
Giá gạo của Ấn Độ, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, tuần qua tiếp tục giảm, do nguồn cung trong nước dồi dào và đồng rupee giảm xuống mức thấp kỷ lục.
-
Thị trường
Anh thuộc nhóm đi đầu về xu hướng làm việc tại nhà
08:16' - 21/05/2022
Dữ liệu mới nhất cho thấy số lượng người đi làm tại Anh vẫn thấp hơn gần 25% so với mức tháng 2/2020 trước khi dịch COVID-19 bùng phát tại nước này.