Nhật Bản cần bỏ mục tiêu lạm phát để cân bằng chính sách tiền tệ
Sự mất giá của đồng yen trong hai năm qua diễn ra nhanh chóng và đáng kinh ngạc. Chỉ 13 năm trước, đồng tiền này đã đạt mức cao nhất lịch sử là 75,32 yen đổi 1 USD. Tỷ giá hiện tại của đồng nội tệ Nhật Bản là khoảng 161 yen/USD, tương đương với tỷ giá được ghi nhận vào tháng 12/1986.
Sự trượt giá của đồng yen hiện là chủ đề phổ biến trong các cuộc trò chuyện hàng ngày. Ngày càng có nhiều tranh luận về việc đồng nội tệ suy yếu có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) nên giải quyết vấn đề này như thế nào.Khi xem xét vấn đề này, việc chỉ tập trung vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ bỏ qua một sự thay đổi cơ bản hơn. Chính tỷ giá hối đoái thực, được điều chỉnh theo lạm phát chứ không phải tỷ giá danh nghĩa, mới quyết định khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu cũng như sức mua của đồng yen.
Tại sao đồng yen lại giảm sâu đến vậy? Sẽ rất hữu ích khi khám phá các nguyên nhân bằng cách chia biến động tỷ giá hối đoái thành hai phần - xu hướng dài hạn và biến động ngắn hạn xung quanh nó. Về tầm nhìn dài hạn, đã có một điểm phân nhánh vào năm 1995. Cho đến lúc đó, tỷ giá hối đoái thực của đồng yen phản ánh sự tăng giá trong dài hạn. Từ năm 1995 trở đi, giới quan sát chứng kiến sự mất giá rõ ràng hơn, mặc dù đồng yen đạt mức cao kỷ lục về mặt danh nghĩa vào năm 2011. Một số yếu tố chịu trách nhiệm cho việc giảm tỷ giá hối đoái thực của đồng tiền này: Một là thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng và đáng lo ngại, sự thay đổi đáng kể so với mức thặng dư khổng lồ trong những năm 1980, ở đỉnh điểm của các xung đột thương mại với Mỹ. Điều đáng lo ngại nhất về khả năng cạnh tranh là thâm hụt thương mại ngày càng tăng của dịch vụ kỹ thuật số tiên tiến như điện toán đám mây.Một vấn đề khác là đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng. Điều này phản ánh thị trường nội địa đang bị thu hẹp do thay đổi nhân khẩu học. Không phải ngẫu nhiên mà đỉnh cao của tỷ giá hối đoái thực của đồng yen lại trùng với thời kỳ dân số trong độ tuổi lao động Nhật Bản ở mức đỉnh điểm. Mọi trường hợp đều cho thấy nhân khẩu học của Nhật Bản không thể bị đảo ngược bởi chính sách tiền tệ.
Ngược lại, chính sách tiền tệ đóng một số vai trò trong sự biến động mang tính chu kỳ hoặc ngắn hạn của tỷ giá hối đoái. Các ngân hàng trung ương ở nhiều nền kinh tế phát triển vào năm 2022 đã bắt đầu tăng mạnh lãi suất chính sách trong bối cảnh lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, BoJ vẫn duy trì lãi suất cực thấp trong khoảng từ 0% đến 0,1%, ngay cả sau khi thoát khỏi chính sách lãi suất âm và bỏ công cụ kiểm soát đường cong lợi suất vào tháng Ba năm nay. Vậy BoJ có nên thắt chặt chính sách tiền tệ để ngăn chặn sự mất giá của đồng yen hay không? Về điểm này, lập trường của BoJ rất rõ ràng: Chính sách tiền tệ chỉ nên được định hướng bởi triển vọng lạm phát và tăng trưởng, chứ không phải bởi tỷ giá hối đoái. Điều này hoàn toàn đúng. Vì vậy, vấn đề đáng quan tâm là tỷ giá hối đoái của đồng yen đang ảnh hưởng như thế nào đến triển vọng lạm phát và tăng trưởng? Tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng của Nhật Bản đã vượt mức mục tiêu 2% của BoJ trong hơn hai năm nay. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương đánh giá rằng "tỷ lệ lạm phát cơ bản" vẫn dưới 2%. Để giải thích điều này, BoJ thường đề cập đến hai nhân tố. Thứ nhất là lực đẩy giá lên cao do áp lực chi phí tăng do giá nhập khẩu tăng. Ngược lại, nhân tố thứ hai nói đến lực đẩy giá tiếp tục tăng thông qua mối liên hệ giữa tiền lương và giá cả, chủ yếu trong bối cảnh các điều kiện thị trường lao động thắt chặt trong khi nền kinh tế được cải thiện.BoJ cho rằng họ cần phải xác nhận rằng nhân tố thứ hai dự kiến sẽ làm tăng lạm phát một cách bền vững hơn trước khi tăng lãi suất. Trừ khi tiêu dùng được hỗ trợ mạnh mẽ bởi thu nhập thực tế của hộ gia đình tăng lên, nền kinh tế Nhật Bản sẽ khó đạt được tỷ lệ lạm phát 2% của BoJ hoặc tăng trưởng kinh tế bền vững - hoặc cả hai. Liệu có phù hợp không nếu coi lạm phát duy trì ở mức 2% là mệnh lệnh quan trọng nhất khi cân nhắc chính sách tiền tệ?
Việc so sánh Nhật Bản và Thụy Sỹ có thể giúp giải thích lý do. Cả hai quốc gia trong những thập kỷ gần đây đều có những trải nghiệm tương tự về lạm phát thấp và cả hai đều áp dụng chính sách lãi suất âm. Nhưng các phản ứng chính sách đối với tình trạng lạm phát tăng cao gần đây lại khác nhau.Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB) đã tăng lãi suất chính sách lên 1,75%, sau đó là hai lần cắt giảm 0,25 điểm phần trăm. Một trong những lý do khiến SNB linh hoạt hơn BoJ là do cách xác định mục tiêu lạm phát. Ở Thụy Sỹ, tỷ lệ lạm phát mục tiêu là "dưới 2%". Bám sát mục tiêu 2% cứng nhắc trong thời gian ngắn là không hiệu quả. Nó có nguy cơ bỏ qua những diễn biến quan trọng hơn có thể làm suy yếu đà tăng trưởng kinh tế bền vững.
Ai cũng biết rằng việc đo lường chính xác lạm phát là một nhiệm vụ khó khăn. Có nhiều lý do khác khiến chúng ta không thể tự tin về độ chính xác của việc đo lường lạm phát. Do đó, giới chuyên gia cho rằng Nhật Bản cần dỡ bỏ mục tiêu cứng nhắc về lạm phát 2% và áp dụng cách tiếp cận cân bằng hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp Nhật khánh thành nhà máy dệt nhuộm công nghệ cao tại Nam Định
20:46' - 13/07/2024
Dự án dệt nhuộm của doanh nghiệp Nhật Bản Top Textiles có tổng vốn đăng ký 203 triệu USD,dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 1.800 lao động địa phương.
-
DN cần biết
Cảnh báo sớm các vụ việc phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu
18:54' - 13/07/2024
Tính đến tháng 6/2024, Việt Nam đã phải đối mặt với 252 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường với đa dạng các mặt hàng.
-
Chứng khoán
Nhật Bản: Chỉ số Nikkei giảm mạnh nhất trong hơn 3 năm
16:12' - 12/07/2024
Chứng khoán Nhật Bản đã lao dốc từ mức cao nhất từ trước đến nay trong ngày 12/7, khi chỉ số Nikkei ghi nhận mức giảm trong một ngày mạnh nhất trong hơn 3 năm qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
"Bức tường thuế quan" của Mỹ vẫn khó đoán định
14:50'
Theo Nhà Trắng, mức thuế quan mới sẽ có hiệu lực vào ngày 2/4, trừ khi đạt được tiến triển trong các cuộc đàm phán với các đối tác thương mại của Mỹ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Khả năng Fed giữ nguyên lãi suất
12:55'
Các nhà phân tích hầu hết kỳ vọng Fed sẽ giữ lãi suất ở mức từ 4,25%-4,50%, mức đã được duy trì từ tháng 12.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin ngày càng trở thành một tài sản dự phòng quan trọng
07:00'
Ông Jim Iuorio, Giám đốc điều hành của TJM Institutional Services, bày tỏ tin tưởng rằng đồng bitcoin sẽ tồn tại trong 10, 20, 30 năm nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lãnh đạo ngân hàng Australia lo ngại về chiến tranh thương mại
19:31' - 18/03/2025
Các CEO chỉ ra rằng kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 15 tỷ USD của Australia sang Mỹ là không đáng kể so với tổng giá trị thương mại xuất khẩu của nước này.
-
Tài chính & Ngân hàng
BMW bán 4 tỷ USD trái phiếu hạng cao trước thềm cuộc họp của Fed
15:42' - 18/03/2025
BMW AG, nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, đã bán 4 tỷ USD trái phiếu cao cấp tại Mỹ ngay trước thềm cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 10
15:29' - 18/03/2025
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố Quyết định thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 10 bao gồm 5 tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
-
Tài chính & Ngân hàng
Người dân Nhật Bản "thắt lưng buộc bụng" khi lãi suất tăng cao
08:01' - 18/03/2025
Các hộ gia đình đang bị buộc phải tiết kiệm và săn hàng giảm giá khi sức mua của họ giảm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Khảo sát: ECB dự kiến cắt giảm lãi suất thêm hai lần trong năm nay
18:45' - 17/03/2025
Theo khảo sát các nhà phân tích của Bloomberg, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ có thêm hai đợt cắt giảm lãi suất nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Spuerkeess phát hành trái phiếu xanh trị giá 500 triệu euro
10:55' - 17/03/2025
Ngân hàng Spuerkeess (Luxembourg) vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường tài chính khi phát hành thành công trái phiếu xanh cấp cao ưu tiên đầu tiên, trị giá 500 triệu euro (hơn 540 triệu USD).