Nhật Bản đề xuất gói ngân sách cao kỷ lục cho tài khóa 2021-2022
Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, nhu cầu ngân sách lớn như vậy là bởi Chính phủ của tân Thủ tướng Yoshihide Suga đang cần khống chế đại dịch COVID-19 và vực dậy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Tổng mức chi tiêu ngân sách được đề xuất cho năm tài khóa 2021-2022 là 105.407,100 tỷ yen (996,85 tỷ USD), vượt mức 105.000 tỷ yen được đưa ra cho năm tài khóa hiện tại. Nhu cầu triển khai các biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 và giảm bớt nỗi đau kinh tế gây ra bởi đại dịch này đã khiến các cơ quan chức trách của Nhật Bản đề xuất một gói ngân sách cao hơn cho tài khóa mới, giữa bối cảnh nước này đang rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất lịch sử. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Wataru Ito khẳng định, Chính phủ Nhật Bản cam kết đạt được sự phục hồi kinh tế và cải cách tài khóa trong năm tới. Dự thảo ngân sách đầu tiên dưới thời Thủ tướng Suga đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi trong Chính phủ về việc có hay không nên kiềm chế núi nợ công đang ngày càng cao và hiện đã vượt gấp đôi quy mô nền kinh tế 5.000 tỷ USD của Nhật Bản. Bộ Tài chính sẽ xem xét các ý kiến và quyết toán số tiền chi tiêu ngân sách tài khóa tới vào cuối tháng 12/2020. Sự bất ổn liên quan tới dịch COVID-19 đã khiến Bộ Tài chính không thiết lập mức trần cho các đề xuất ngân sách, qua đó càng khiến việc hạn chế chi tiêu trở nên khó khăn hơn. Hai gói kích thích kinh tế bổ sung được đưa ra trong năm tài khóa hiện tại nhằm khắc phục những tác động từ đại dịch COVID-19 đã đẩy tổng chi tiêu ngân sách của Chính phủ Nhật Bản lên khoảng 160.000 tỷ yen, gấp 1,6 lần ngân sách ban đầu. Cũng trong ngày 7/10, lần đầu tiên trong 15 tháng qua, Văn phòng Nội các Nhật Bản đã nâng mức đánh giá kinh tế nước này trong tháng 8/2020, trong đó nhấn mạnh rằng xu hướng suy giảm kinh tế đang chững lại sau khi lao dốc mạnh ở những tháng trước đo do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Chỉ số đánh giá điều kiện kinh doanh trong tháng 8/2020 được Văn phòng Nội các Nhật Bản điều chỉnh tăng 1,1 điểm so với tháng Bảy, lên 79,4, đánh dấu tháng tăng thứ ba liên tiếp. Trong 12 tháng liên tiếp đến tháng 7/2020, Chính phủ Nhật Bản luôn đánh giá nền kinh tế nước này có xu hướng là "xấu đi", bi quan nhất trong 5 mức đánh giá. Động thái mới nhất của Văn phòng nội các Nhật Bản đã phản ánh sự phục hồi dần dần các hoạt động kinh tế trên khắp đất nước “Mặt Trời mọc” kể từ khi Chính phủ dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp liên quan tới COVID-19 vào cuối tháng Năm./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Mỹ tới Nhật Bản
08:45' - 06/10/2020
Đêm 5/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tới Nhật Bản bắt đầu chuyến thăm bị rút ngắn do việc Tổng thống nước này Donald Trump mắc COVID-19 và phải nhập viện.
-
Kinh tế Thế giới
Những cải cách tham vọng dưới thời tân Thủ tướng Nhật Bản
06:00' - 04/10/2020
Nội các của tân Thủ tướng Yoshihide Suga đã nhanh chóng nhận được tỷ lệ ủng hộ cao sau khi đưa ra những cam kết thay đổi hệ thống hành chính ngành dọc cũng như nhanh chóng thúc đẩy cải cách.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Tín hiệu tích cực từ chương trình trợ giá du lịch “Go To Travel”
19:29' - 03/10/2020
Các ga xe lửa ở thủ đô Tokyo và các sân bay trên khắp Nhật Bản đã trở nên đông đúc hơn từ khi Nhật Bản đưa Tokyo vào chương trình trợ giá du lịch nội địa có tên “Go To Travel”.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ hôm nay, chính thức "khai tử" thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với doanh nghiệp
14:32'
Từ hôm nay 1/7, các ngân hàng sẽ chấm dứt sử dụng thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với người đại diện tổ chức và triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các giải pháp công nghệ tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các cơ quan quản lý Mỹ đề xuất nới lỏng quy định vốn ngân hàng
08:14'
Hiện tại, những ngân hàng lớn và quan trọng nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America, Goldman Sachs Group và Morgan Stanley phải giữ tỷ lệ eSLR ở mức 5%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ bếp ăn đến tài khoản ngân hàng: Người Việt học cách làm chủ tài chính
17:00' - 30/06/2025
Từ góc bếp nhỏ đến những diễn đàn đầu tư lớn, mọi người đều đang chia sẻ về cách họ đang vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao, tìm kiếm những giải pháp tài chính thông minh hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Căng thẳng địa chính trị định hình lại dòng vốn toàn cầu
21:12' - 29/06/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt đến dòng chảy đầu tư toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc rút bớt đầu tư nước ngoài, FDI bất động sản lao dốc
07:26' - 29/06/2025
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc đạt tổng cộng 15,13 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1-3/2025, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hải quan dừng tiếp nhận tờ khai từ 22 giờ ngày 30/6 đến 5 giờ ngày 1/7
21:55' - 28/06/2025
Để chuẩn bị triển khai hệ thống mới, Cục Hải quan sẽ tạm dừng tiếp nhận khai hải quan trong thời gian nói trên.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed: Các ngân hàng lớn của Mỹ đủ sức trụ vững trước suy thoái
16:19' - 28/06/2025
Theo Fed, các ngân hàng đã vượt qua bài sát hạch với mức độ vốn vững chắc, kể cả khi chịu thiệt hại giả định lên tới hơn 550 tỷ USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
EU tăng cường vùng đệm tài chính cho các ngân hàng nhỏ
07:45' - 28/06/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được đồng thuận về quy định nhằm hỗ trợ các ngân hàng nhỏ đang gặp khó khăn. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm liên kết lĩnh vực ngân hàng của các quốc gia thành viên.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB có thể sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất
21:46' - 27/06/2025
Lạm phát tại Pháp và Tây Ban Nha tăng nhẹ trong tháng 6/2025, làm dấy lên đồn đoán Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất.