Nhật Bản đối mặt với cú sốc tăng giá hàng hóa
Người tiêu dùng và các doanh nghiệp Nhật Bản đang phải đối mặt với cú sốc tăng giá đối với mọi thứ, từ cà phê, thịt bò và hàng loạt mặt hàng, vốn giá cả hầu như không "nhúc nhích" trong nhiều thập kỷ giảm phát của nước này.
Lạm phát tiêu dùng lõi của Nhật Bản - không bao gồm giá thực phẩm tươi sống - chỉ ngừng suy giảm vào tháng Tám vừa qua, kết thúc đợt giảm phát kéo dài 12 tháng qua. Các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản dự kiến đà tăng giá gần đây sẽ được phản ánh trong dữ liệu chính thức về lạm phát trong những tháng tới. Mặc dù lạm phát của Nhật Bản vẫn đang ở mức khiêm tốn so với tiêu chuẩn toàn cầu, nhưng chi phí nguyên liệu thô tăng cao đã khiến các doanh nghiệp nước này gần như không thể cưỡng lại được việc tăng giá bán buôn, điều mà họ thường hạn chế thực hiện do sợ thua lỗ.Đối với những người Nhật Bản trẻ tuổi, việc giá cả hàng hóa tăng đột biến là một bất ngờ lớn, đặc biệt là khi các hộ gia đình, người lao động và doanh nghiệp phải "vật lộn" để thoát khỏi ảnh hưởng kinh tế từ đại dịch.
Nhà sản xuất các sản phẩm sữa Meiji Holdings đã tăng giá bơ thực vật lên tới 12,8%, lần tăng đầu tiên kể từ năm 2008, trong khi những công ty thực phẩm khác cũng đã tăng giá các dòng sản phẩm chính của họ lần đầu tiên sau nhiều năm.Mặc dù không được người tiêu dùng hoan nghênh, nhưng xu hướng này có thể bắt đầu thúc đẩy cách người Nhật nhận thức về giá mà họ phải trả cho các mặt hàng chủ lực. Nozomi Yuasa, 28 tuổi, cho biết: “Có vẻ như giá của một số mặt hàng thiết yếu tại Nhật Bản đã ở mức thấp quá lâu so với các nước khác”.
Cuộc khảo sát kinh doanh Tankan hàng quý của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) trong tháng này cho thấy, nhiều công ty Nhật Bản đang phải đối mặt với chi phí đầu vào cao hơn, nhưng cũng chứng kiến sự tăng giá mà họ tính sang cho khách hàng.Mặc dù thúc đẩy giá tiêu dùng trì trệ là mục tiêu chính của BoJ trong nhiều năm qua, với chiến lược là nhằm kích thích nhu cầu, song lạm phát gây ra bởi nguồn cung hạn chế lại không được BoJ chờ đón, đặc biệt nếu không phù hợp với tiến trình tăng lương cơ bản cho người lao động.
Nhận thức được mức độ nhạy cảm của các hộ gia đình đối với việc tăng giá, một số doanh nghiệp đã thận trọng hơn. Aeon Co Ltd, nhà bán lẻ lớn nhất Nhật Bản tính theo doanh số, cho biết họ sẽ không tăng giá khoảng 3.000 sản phẩm thuộc thương hiệu Topvalu của riêng mình trong năm nay, thay vào đó tìm cách giữ giá thấp một phần bằng cách mua số lượng lớn./.>>Doanh nghiệp Nhật Bản kêu gọi ngân sách bổ sung lớn để kích thích kinh tế
Tin liên quan
-
Thị trường
Nhật Bản: Giá xăng chạm mức cao nhất trong bảy năm qua
14:59' - 13/10/2021
Tại thời điểm ngày 11/10, giá xăng thường trung bình trên toàn Nhật Bản là 162,1 yen/lít (tương đương khoảng 1,43 USD/lít), tăng 2,1 yen so với tuần trước đó.
-
Hàng hoá
Giá thịt bò tại Nhật Bản tăng mạnh do nguồn cung nhập khẩu khan hiếm
08:08' - 11/10/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, hiện giá thực phẩm nói chung và thịt bò nói riêng tại Nhật Bản đang tăng chóng mặt, ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu hộ gia đình tại quốc gia này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc lập chiến lược thương mại – an ninh trong đàm phán
09:58' - 11/07/2025
Sau khi nhận được thư về thuế quan của Tổng thống Mỹ, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc bắt đầu xem xét "gói an ninh" toàn diện để tìm bước đột phá trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ.