Nhật Bản linh hoạt các biện pháp khống chế sự lây lan của biến thể Omicron
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực tăng cường các biện pháp khống chế sự lây lan biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng nhưng vẫn linh hoạt một số giải pháp để không ảnh hưởng quá lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh số địa phương phát hiện các ca nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng ngày càng gia tăng, Chính phủ Nhật Bản đã đẩy mạnh biện pháp tầm soát để sớm phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của biến thể này.
Ngày 27/12, Bộ trưởng Phục hồi kinh tế Nhật Bản Daishiro Yamagiwa cho biết chính phủ đã cấp phép xét nghiệm miễn phí tại khu vực lân cận với các địa phương đã xác định có ca nhiễm biến thể Omircon trong cộng đồng.
Theo đó, người dân tại các tỉnh giáp với Tokyo, Osaka, Kyoto, Fukuoka, Okinawa nếu cảm thấy nghi ngờ mắc COVID-19, sẽ được khuyến khích đến các cơ sở y tế để xét nghiệm PCR và toàn bộ chi phí xét nghiệm được nhà nước chi trả.
Theo Bộ trưởng Yamagiwa, trong khi thông tin về biến thể này còn quá ít thì việc thận trọng là hết sức cần thiết để tránh tối đa những rủi ro có thể xảy đến đối với cộng đồng.
Riêng tại thủ đô Tokyo, chính quyền thành phố cho biết người dân có thể đến bất cứ địa điểm nào trong số hơn 160 hiệu thuốc để được xét nghiệm miễn phí bằng phương pháp PCR hoặc phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên mà không cần đặt chỗ trước.
Chủ trương của thành phố là cố gắng phát hiện các ca nhiễm biến thể Omicon ở giai đoạn sớm nhất bằng cách tăng cường xét nghiệm miễn phí cho người dân với công suất mỗi ngày có thể lên tới 30.000 trường hợp.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Shigeyuki Goto cho biết từ ngày 28/12, chính sách kiểm soát những người tiếp xúc gần với ca nhiễm biến thể Omicron sẽ được nới lỏng một phần.
Theo đó, các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm biến thể này trên chuyến bay sẽ được xác định là những hành khách ngồi cùng và ở hai hàng ghế ngay phía trước, phía sau, thay vì toàn bộ hành khách trên cùng chuyến bay đó.
Quy định này giúp giảm bớt áp lực tâm lý cho người dân Nhật Bản trở về từ nước ngoài cũng như giảm gánh nặng tiếp nhận của các cơ sở cách ly tập trung. Trước đó, toàn bộ trường hợp đi cùng chuyến bay có người nhiễm biến thể Omicron đều bị coi là tiếp xúc gần và phải cách ly 14 ngày tại cơ sở cách ly nhà nước chỉ định, thay vì cách ly tại nhà.
Cũng liên quan đến việc linh hoạt các giải pháp chống dịch, Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao và Khoa học - công nghệ Nhật Bản Shinsuke Suematsu cho biết bộ này đang cân nhắc điều chỉnh quy chế phòng dịch tại kỳ thi đại học sắp tới.
Về nguyên tắc, các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm biến thể Omircon sẽ phải cách ly 14 ngày tại cơ sở cách ly chỉ định, đồng nghĩa với việc sẽ có thí sinh không thể tham dự kỳ thi đại học sắp tới.
Tuy nhiên, quy chế mới có thể được bổ sung với điều kiện cụ thể đối với thí sinh tiếp xúc gần với ca nhiễm biến thể Omicron là có xét nghiệm PCR âm tính với virus SARS-CoV-2, không có triệu chứng gì vào ngày thi, không sử dụng phương tiện công cộng để di chuyển đến địa điểm thi và sẽ được làm bài thi trong phòng riêng.
Trước đó, Thủ tướng Kishida Fumio đã chỉ đạo bộ này cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho nhiều thi sinh nhất có thể tham gia kỳ thi quan trọng này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Tuyết rơi dày kỷ lục bao trùm các khu vực gần biển Nhật Bản
18:00' - 27/12/2021
Ngày 27/12, tuyết rơi dày tại Nhật Bản đã gây ách tắc giao thông, khiến nhiều chuyến bay bị hủy và làm gián đoạn dịch vụ đường sắt tại miền Trung nước này.
-
Tài chính
Nhật Bản: Hơn một nửa số hộ gia đình đơn thân gặp khó khăn về tài chính
10:39' - 27/12/2021
Báo cáo của một cuộc khảo sát cho biết đại dịch COVID-19 cùng các đợt lây nhiễm mới cũng có thể làm trầm trọng thêm tình hình khó khăn đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp và cha mẹ đơn thân.
-
Thị trường
Doanh số bán lẻ của Nhật Bản tăng tháng thứ hai liên tiếp
10:36' - 27/12/2021
Doanh số bán lẻ của Nhật Bản đã tăng nhanh hơn dự kiến trong tháng 11/2021 nhờ số ca mắc COVID-19 giảm đã khích lệ những người mua hàng tăng cường chi tiêu vào các dịch vụ và hàng hóa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.