Nhật Bản sử dụng siêu công nghệ máy tính và AI để cảnh báo sóng thần
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, siêu máy tính này được đặt tại Đại học Tohoku và Đại học Osaka, có thể đưa ra cảnh báo nguy cơ sóng thần trong phạm vi 13.000 km bờ biển của Nhật Bản trong vòng khoảng 20-30 phút sau khi xảy ra động đất và ngay lập tức thông báo tới các cơ quan chức năng của nước này.
Khi xảy ra động đất, siêu máy tính sẽ dựa trên các dữ liệu do Cơ quan Khí tượng và Viện Địa lý Nhật Bản cung cấp về tình hình đô thị hóa, địa hình, biến động địa chất, quy mô trận động đất để đánh giá nguy cơ xảy ra sóng thần, theo đó ước tính độ sâu, phạm vi ngập nước, số lượng các tòa nhà bị cuốn trôi trong phạm vi 30m2.
Hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ sóng thần của Nhật Bản đã chính thức hoạt động từ năm 2018 với phạm vi cảnh báo trong khoảng 6.000 km bờ biển từ tỉnh Kagoshima đến tỉnh Shizuoku của Nhật Bản. Năm 2020, phạm vi cảnh báo tăng lên 8.000 km, kéo dài tới tỉnh Ibaraki.
Kể từ tháng 4/2021, hệ thống này sẽ bắt đầu ứng dụng các siêu máy tính thế hệ mới có khả năng xử lý lượng thông tin gấp 4 lần và phạm vi cảnh báo tăng gấp 1,6 lần. Trong tương lai, phạm vi cảnh báo có thể mở rộng ra toàn bộ bờ biển Nhật Bản.
Trong khi đó, nhóm nghiên cứu khác thuộc Công ty Fujitsu và Đại học Tokyo cũng đang phát triển hệ thống sử dụng AI để đưa ra cảnh báo sớm nguy cơ sóng thần tại các địa phương giáp biển trong vòng vài giây sau khi cảnh báo động đất được đưa ra. Hệ thống này có thể sử dụng các máy tính thương mại thông thường và dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động trong 2 năm tới.
Trong trận động đất kèm theo sóng thần tại phía Đông Nhật Bản năm 2011, hệ thống giao thông, liên lạc bị gián đoạn nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá mức độ thiệt hại và triển khai cứu hộ cứu nạn.
Hệ thống cảnh báo sử dụng các siêu máy tính thế hệ mới và AI được kỳ vọng sẽ giúp các cơ quan chức năng của Nhật Bản kịp thời triển khai cứu trợ cứu nạn tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần trong tương lai./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Trí tuệ nhân tạo dự đoán những vấn đề sinh trưởng của các loại cây trồng
08:18' - 09/02/2021
Viện Công nghệ Israel (Technion) cho biết các nhà khoa học nước này vừa phát triển phương pháp sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tự động, giúp dự đoán những vấn đề sinh trưởng của các loại cây trồng.
-
Công nghệ
Nhật Bản sử dụng trí tuệ nhân tạo trong phòng chống rửa tiền
08:16' - 08/02/2021
Cơ quan giám sát tài chính Nhật Bản (FSA) sẽ sử dụng hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm soát giao dịch bất hợp pháp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa hành vi rửa tiền tại Nhật Bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Thái Bình thí điểm ứng dụng công dân số
07:30'
Với 16 tính năng, ứng dụng “Công dân số tỉnh Thái Bình” giúp người dân cập nhật tin tức chính thống, thông báo kịp thời các chủ trương, chính sách của tỉnh.
-
Công nghệ
OpenAI hỗ trợ các nước phát triển hạ tầng AI riêng biệt
13:40' - 08/05/2025
OpenAI đã công bố sáng kiến OpenAI for Countries (tạm dịch OpenAI cho các quốc gia) nhằm hỗ trợ các nước xây dựng hạ tầng AI riêng biệt.
-
Công nghệ
Triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng cho đầu tư phát triển hạ tầng và công nghệ số
07:30' - 08/05/2025
Hạ tầng số có vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu, được coi là “trái tim” của quá trình chuyển đổi số.
-
Công nghệ
Bắc Giang đảm bảo dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” phục vụ chuyển đổi số quốc gia
14:00' - 07/05/2025
Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Giang đã thu thập được 2.057.356 dữ liệu công dân, các nội dung công tác làm sạch như thu thập, cập nhật, chỉnh sửa dữ liệu dân cư được thực hiện hàng ngày.
-
Công nghệ
Instacart trình làng ứng dụng hướng đến người dùng Gen Z
07:30' - 07/05/2025
Ứng dụng mới Fizz cho phép nhiều người dùng tham gia vào một đơn hàng, tự trả tiền cho các mặt hàng của họ và giao chúng cùng nhau với mức phí cố định là 5 USD.
-
Công nghệ
Trung Quốc công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp đột phá ScienceOne
14:47' - 06/05/2025
Ngày 6/5, CAS đã công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp AI mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
-
Công nghệ
Tuổi trẻ An Giang xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”
14:00' - 06/05/2025
Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” tại An Giang được triển khai rộng khắp, thu hút hơn 140 đội hình thanh niên tình nguyện với gần 1.300 thành viên.
-
Công nghệ
Tiếp sức mùa thi 2025: Hỗ trợ sĩ tử toàn diện với nền tảng số thông minh
07:30' - 06/05/2025
Tâm điểm của chương trình năm nay là nền tảng trực tuyến toàn diện với website tiepsucmuathi.vn.
-
Công nghệ
Kiên Giang đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch
14:30' - 05/05/2025
Theo Sở Du lịch Kiên Giang, du khách đến địa phương tham quan, du lịch dịp lễ 30/5-1/5 (từ ngày 30/4 đến ngày 4/5) khoảng 323.754 lượt (tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước).