Nhật Bản thặng dư thương mại 3 tháng liên tiếp
Theo báo cáo được Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 23/5, thặng dư thương mại của nước này trong tháng 4 vừa qua đạt 823,47 tỷ yen (7,5 tỷ USD), mức lớn nhất kể từ tháng 3/2010. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp Nhật Bản thặng dư thương mại.
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 4 giảm 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 5.890 tỷ yen (53,6 tỷ USD), tháng thứ 7 giảm liên tiếp, một phần do xuất khẩu ô tô giảm sau khi các nhà sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau trận động đất tại Tây Nam Nhật Bản tháng trước đó.
Ngoài ra, xuất khẩu thép giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xuất khẩu hợp chất hữu cơ giảm 25,1% trong bối cảnh tăng trưởng của Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác đang bị chững lại.
Kim ngạch nhập khẩu trong tháng 4 giảm 23,3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 5.070 tỷ yen (46,1 tỷ USD). Đây là tháng thứ 16 liên tiếp nhập khẩu của Nhật Bản giảm do giá trị nhập khẩu dầu thô giảm tới 51,8% và nhập khẩu khí đốt hóa lỏng giảm 44,5%.
Chuyên gia kinh tế Yuichiro Nagai tại Công ty chứng khoán Barclays Nhật Bản cho biết việc xuất khẩu giảm mạnh phản ánh những ảnh hưởng của trận động đất tại tỉnh Kumamoto, cũng như sự suy yếu của nhu cầu mặt hàng thép và hợp chất hữu tại châu Á.
Chuyên gia này dự báo xuất khẩu của Nhật Bản sẽ không tăng mạnh trong tương lai, song giá dầu thô rẻ sẽ giúp thặng dư thương mại duy trì trong một khoảng thời gian nữa.
Tính theo thị trường, xuất nhập khẩu sang Trung Quốc trong tháng 4 đều lần lượt giảm 7,6% và 16,8% xuống 1.040 tỷ yen (9,5 tỷ USD) và 1.330 tỷ yen (12,1 tỷ USD). Xuất khẩu sang Mỹ giảm 11,8% xuống 1.200 tỷ yen (10,9 tỷ USD), trong khi nhập khẩu giảm 18,1% xuống 585.69 tỷ yen (5,3 tỷ USD).
Đây là tháng thứ 2 liên tiếp xuất khẩu sang các thị trường này giảm. Trong khi đó, đối với thị trường Liên minh châu Âu (EU), xuất khẩu của Nhật Bản tăng 9,9% lên 702,52 tỷ yen (6,4 tỷ USD) và nhập khẩu giảm 8,4% xuống 617,45 tỷ yen (5,6 tỷ USD).
Kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, các kế hoạch tăng trưởng của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bao gồm tăng chi tiêu công, nới lỏng chính sách tiền tệ và cải cách ban đầu đã đem lại những kết quả tích cực.
Tuy nhiên, việc đồng yen tăng giá trong thời gian qua khiến ông Abe gặp khó khăn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong quý I vừa qua, kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng ở mức 0,4% sau khi bị giảm trong 3 tháng cuối năm 2015./.
Tin liên quan
-
Tài chính
IMF: Chương trình QQE của Nhật Bản có lợi cho các nền kinh tế châu Á
10:06' - 23/05/2016
Chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản trong những năm qua đã tác động tích cực đến các nền kinh tế mới nổi ở châu Á.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản tránh được suy thoái kinh tế trong quý I/2016
14:02' - 18/05/2016
Kinh tế Nhật Bản trong quý I/2016 đạt mức tăng trưởng hàng năm 1,7%, nhờ đó tránh rơi vào tình trạng suy thoái sau khi đã giảm trong quý trước đó.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lợi nhuận các ngân hàng Nhật Bản sa sút
09:39' - 18/05/2016
Báo cáo ngày 16/5 của Mitsubishi UFJ cho biết chính sách lãi suất âm của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đã tác động tiêu cực tới lợi nhuận của các ngân hàng lớn tại nước này.
-
Tài chính
Nhật Bản thông qua ngân sách bổ sung khắc phục hậu quả động đất
17:53' - 16/05/2016
Hạ viện Nhật Bản ngày 16/5 đã thông qua dự thảo ngân sách bổ sung 778 tỷ yên (tương đương 7,2 tỷ USD) cho tài khóa 2016 để khắc phục hậu quả các trận động đất hồi tháng 4 vừa qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.