Nhật Bản và Pháp hợp tác phát triển chip 1 nm nhỏ nhất thế giới
Mục tiêu của LSTC và LETI là thiết lập công nghệ cơ bản cần thiết cho việc thiết kế và phát triển chip có độ rộng đường truyền 1-1,4 nm. Các sản phẩm 1 nm yêu cầu cấu trúc bóng bán dẫn khác với cấu trúc thông thường và LETI vượt trội về các công nghệ phân tử trong lĩnh vực này, đồng thời cũng đi đầu trong nghiên cứu về cấu trúc thiết bị mới.
Trong khi đó, LSTC sẽ hợp tác đánh giá và xác minh nguyên mẫu. Bằng công nghệ của LETI, liên minh này sẽ xây dựng hệ thống cung cấp các sản phẩm chip 1 nm cần thiết để cải thiện hiệu suất của xe tự lái và trí tuệ nhân tạo. Theo kế hoạch, hai bên sẽ bắt đầu trao đổi nhân sự và chia sẻ công nghệ toàn diện vào năm 2024.
Với cấu trúc phân tử thông thường, khi kích thước thu nhỏ vượt quá một mức nhất định, điện năng tiêu thụ sẽ giảm và hiệu suất sẽ được cải thiện mức ổn định. Nhật Bản hiện không có công nghệ để phát triển chip 1 nm. Vì vậy, LSTC chủ trương hợp tác với các viện và trung tâm nghiên cứu nước ngoài cũng như nhập khẩu công nghệ thiết kế cho các sản phẩm 1 nm. Theo đánh giá, các sản phẩm 1 nm dự kiến sẽ phổ biến từ những năm 2030, có hiệu suất năng lượng và hiệu suất tính toán cao hơn 10-20% so với các sản phẩm 2 nm. Theo McKinsey & Company, thị trường chip toàn cầu dự kiến sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, tăng khoảng 70% so với khoảng 600 tỷ USD năm 2021. Các nước đang cạnh tranh gay gắt để sản xuất hàng loạt chip tiên tiến. Các công ty hàng đầu như Samsung Electronics của Hàn Quốc và TSMC của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) sẽ sản xuất hàng loạt chip 2 nm vào năm 2025. Intel của Mỹ hiện chỉ sản xuất chip 4 nm và có kế hoạch sản xuất chip 1,8 nm vào năm 2024. Trong khi đó, Rapidus của Nhật Bản sẽ sản xuất nguyên mẫu cho chip 2 nm vào tháng 4/2025 và bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2027. Tháng 8/2022, dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, liên doanh 8 công ty hàng đầu nước này, bao gồm cả Toyota và Sony, đã thành lập Rapidus với số vốn hàng tỷ USD với kỳ vọng đưa Nhật Bản trở lại thời hoàng kim những năm 1980, khi nước này là nơi tập trung các nhà máy sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới. Tháng 12/2023, Rapidus đã thành lập LSTC với sự tham gia của các trường đại học lớn và Viện Nghiên cứu lý hóa Nhật Bản - RIKEN. Ngoài hợp tác dưới danh nghĩa LSTC, Rapidus đang xem xét việc hợp tác với IBM để sản xuất chip 1 nm. Mới đây, công ty này cũng đang hợp tác với công ty khởi nghiệp về thiết kế chip AI Tenstorrent của Canada (Ca-na-đa). Hiện Tenstorrent muốn thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Nhật Bản sớm nhất là vào năm 2024, cũng như hợp tác với một công ty Nhật Bản chuyên về xử lý số học cao cấp. Công ty cũng đặt mục tiêu hợp tác với các công ty sản xuất ô tô và đồ điện tử của Nhật Bản liên quan đến các hệ thống xe tự hành.Tin liên quan
-
DN cần biết
Nhật Bản dành 13 tỷ USD để thúc đẩy ngành sản xuất chip
08:02' - 17/11/2023
Nhật Bản là nhà cung cấp hàng đầu các công cụ, vật liệu sản xuất chip đã mất đi lợi thế trong những thập kỷ gần đây, và đang hỗ trợ cho các nhà sản xuất chip để xây dựng năng lực.
-
Công nghệ
Nhà sản xuất chip Micron làm gì với cuộc đua chip nhớ AI toàn cầu?
08:22' - 13/11/2023
Nhà sản xuất chip nhớ Micron của Mỹ đang muốn đưa vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản thành cơ sở sản xuất chính những sản phẩm của mình để cạnh tranh với các đối thủ Hàn Quốc về AI.
-
Công nghệ
Nhà sáng lập TSMC: Căng thẳng Mỹ-Trung sẽ kìm hãm ngành chip toàn cầu
10:04' - 27/10/2023
Người sáng lập nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới Taiwan Semiconductor Manufacturing Co nhận định, sự căng thẳng về công nghệ ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kìm hãm ngành chip toàn cầu.
-
Chuyển động DN
Nvidia thách thức vị trí của Intel trên thị trường chip PC
09:03' - 27/10/2023
Nvidia và AMD có thể cung cấp chip PC ngay từ năm 2025. Nvidia và AMD sẽ hợp tác với Qualcomm, tập đoàn đang sản xuất chip dùng công nghệ Arm cho máy tính xách tay từ năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Thái Bình: Trang bị “lá chắn số” cho người dân nông thôn
08:23'
Tỉnh Thái Bình đang nỗ lực trang bị "lá chắn số" cho người dân ở khu vực này, đặc biệt là những người cao tuổi.
-
Công nghệ
Gánh nặng năng lượng từ công nghệ AI ngày càng tăng
14:42' - 23/05/2025
Một phân tích mới đây đã tiết lộ rằng các hệ thống Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể chiếm gần một nửa mức tiêu thụ điện của các trung tâm dữ liệu vào cuối năm nay.
-
Công nghệ
Telegram sẽ bị chặn tại Việt Nam vì có dấu hiệu vi phạm pháp luật
14:14' - 23/05/2025
Cục Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương thực hiện các biện pháp ngăn chặn Telegram, báo cáo phương án và kết quả thực hiện về Cục trước ngày 02/6/2025.
-
Công nghệ
Anthropic “trình làng” các mô hình Claude AI cải tiến
10:47' - 23/05/2025
Ngày 22/5, công ty công nghệ Anthropic đã công bố các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) Claude thế hệ mới và tuyên bố sẽ thiết lập các tiêu chuẩn mới cho khả năng suy luận, mã hóa và tác nhân kỹ thuật số.
-
Công nghệ
Phát triển văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số
08:31' - 23/05/2025
Ngày 22/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam phối hợp tổ chức lễ trao giải Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2025.
-
Công nghệ
“Phù thủy thiết kế” của Apple gia nhập OpenAI
18:18' - 22/05/2025
Mặc dù không tiết lộ chi tiết về thiết bị mới nhưng Giám đốc điều hành (CEO) Sam Altman hào hứng cho biết nguyên mẫu mà ông Jony Ive đang ấp ủ “chính là công nghệ tuyệt vời nhất.
-
Công nghệ
Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI
18:15' - 22/05/2025
Thông báo trên đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hai gã khổng lồ công nghệ, với mục tiêu giành quyền thống trị trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo tạo sinh.
-
Công nghệ
Phổ cập tri thức về chuyển đổi số cho mọi tầng lớp nhân dân
13:30' - 22/05/2025
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ đã giới thiệu khung kiến thức, kỹ năng số, nền tảng bình dân học vụ số đến 4 nhóm đối tượng, trong đó có người dân, học sinh, sinh viên.
-
Công nghệ
Chuyển đổi số là cơ hội để Lào Cai bứt phá, vươn lên
07:30' - 22/05/2025
Tỉnh Lào Cai xác định rõ muốn khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của địa phương phải lấy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm đòn bẩy chiến lược