Nhiệt độ Trái đất có thể tăng hơn 2,4 độ C
Theo nghiên cứu công bố ngày 9/11 của Climate Action Tracker (CAT), tổ chức phân tích về khí hậu uy tín nhất thế giới, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng thêm 2,4 độ C vào cuối thế kỷ này bất chấp các cam kết giảm phát thải của các quốc gia tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, dự báo của CAT, được đưa ra trên cơ sở các mục tiêu ngắn hạn trong thập kỷ tới mà các quốc gia đã cam kết, vượt xa giới hạn 2 độ C đề ra theo Hiệp định Paris và mức an toàn 1,5 độ C mà các cuộc đàm phán tại COP26 đang hướng tới.
Với mức gia tăng nhiệt độ trên, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt, sóng nhiệt và bão lớn, sẽ diễn ra trên diện rộng, gây nên tác động tàn phá trên toàn cầu.
Dự báo trên cũng hoàn toàn trái ngược với những ước tính lạc quan được công bố vào tuần trước rằng mức tăng nhiệt độ Trái đất có thể giữ ở ngưỡng 1,9 độ C hoặc 1,8 độ C, nhờ các cam kết được công bố tại các cuộc đàm phán ở Hội nghị COP26, hiện đã bước sang tuần thứ hai và dự kiến kết thúc vào cuối tuần này.
Tuy nhiên, những ước tính này dựa vào các mục tiêu dài hạn của các quốc gia, gồm Ấn Độ, quốc gia phát thải lớn thứ ba trên thế giới, đang hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070.
Tờ The Guardian dẫn lời ông Bill Hare, Giám đốc điều hành Climate Analytics, một trong những tổ chức đằng sau CAT, cho biết ông lo ngại một số quốc gia đang cố gắng miêu tả mục tiêu 1,5 độ C tại COP26 đang gần trong tầm tay, trong khi thực tế còn rất xa mới đạt được mục tiêu này.
Nghiên cứu của CAT cho thấy dựa vào những cam kết tại COP26, lượng phát thải sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030, đồng thời chỉ ra khoảng cách giữa cam kết của các quốc gia về phát thải khí nhà kính và kế hoạch thực hiện trong thực tế. Theo phân tích của CAT, nếu xem xét các chính sách và biện pháp hiện nay, thay vì chỉ tính đến các mục tiêu đã cam kết, thì Trái đất sẽ nóng lên 2,7 độ C.
Ông Niklas Höhne, một trong các tác giả của nghiên cứu, cho biết những phát hiện mới sẽ là “kiểm chứng thực tế” cho các cuộc đàm phán, và nhấn mạnh các mục tiêu dài hạn là tốt, song việc thực hiện trong ngắn hạn của các quốc gia là chưa đủ.
197 quốc gia tham gia Hiệp định Paris năm 2015 được yêu cầu đưa ra 2 mục tiêu tại Glasgow: mục tiêu dài hạn đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào khoảng giữa thế kỷ; và các kế hoạch quốc gia ngắn hạn, được gọi là đóng góp do quốc gia tự xác định (NDC), đưa ra cam kết giảm phát thải đến năm 2030.
Các nhà khoa học cho biết phải giảm 45% lượng phát thải khí nhà kính trong thập kỷ này để khống chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Các quốc gia chịu trách nhiệm đối với khoảng 90% lượng khí thải toàn cầu hiện đã cam kết mục tiêu trung hòa khí thải vào khoảng năm 2050, trong khi thời hạn này là năm 2060 đối với Trung Quốc và 2070 đối với Ấn Độ.
Tuy nhiên, NDC của các quốc gia để hành động trong thập kỷ tới chưa tương thích với mục tiêu dài hạn. Nếu lượng phát thải trong 2 thập kỷ tới đủ cao, nhiệt độ Trái đất có thể sẽ tăng hơn 1,5 độ C ngay cả khi sau đó, các quốc gia đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
Ông Hare cho rằng các quốc gia cần thực hiện các biện pháp ngắn hạn để thu hẹp khoảng cách với mục tiêu dài hạn trung hòa khí thải. Ông cũng lưu ý không có mâu thuẫn giữa các đánh giá khác nhau, được công bố vào tuần trước bởi Đại học Melbourne (Australia) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), khi đưa ra kết luận tương tự dựa trên các mục tiêu dài hạn./.
- Từ khóa :
- nhiệt độ trái đất
- trái đất
- hạn hán
- biến đổi khí hậu
- cop26
Tin liên quan
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Bắc Bộ trời trở lạnh, nhiệt độ vùng núi có nơi dưới 17 độ C
08:20' - 01/11/2021
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 1/11, nhiều khu vực trong cả nước có mưa, có nơi mưa to, riêng Bắc Bộ trời trở lạnh với nhiệt độ vùng núi có nơi dưới 17 độ C.
-
Ý kiến và Bình luận
Thế giới cần đầu tư 5.000 tỷ USD/năm để hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất
07:55' - 30/10/2021
Các nhà nghiên cứu cho rằng từ nay đến năm 2030, thế giới cần đến 5.000 tỷ USD/năm để triển khai các biện pháp chống biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế tổng hợp
Khám phá về nhiệt độ và xúc giác đoạt giải Nobel Y sinh 2021
18:18' - 04/10/2021
Hai nhà khoa học người Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian đã đoạt giải Nobel Y sinh 2021 “vì những khám phá của họ về các thụ thể đối với nhiệt độ và xúc giác”.
-
Kinh tế tổng hợp
Nhiệt độ tại Nam Cực tăng cao kỷ lục
14:19' - 02/07/2021
Ngày 1/7, Tổ chức Khí tượng thế giới của Liên hợp quốc (WMO) thông báo mức nhiệt cao kỷ lục mới tại châu Nam Cực - tới 18,3 độ C trong năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09'
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.
-
Ý kiến và Bình luận
Croatia đánh giá vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế
08:25' - 29/06/2025
Cố vấn đối ngoại của Tổng thống và 2 Quốc vụ khanh đều đánh giá cao những thành tựu phát triển năng động cũng như uy tín, vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.