Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp chủ động tham gia phát triển nhà ở xã hội
Với loạt giải pháp cải cách đang được triển khai, tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội sẽ được rút ngắn đáng kể so với quy định hiện hành. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp chủ động tham gia vào phân khúc nhà ở xã hội.
Đây là chia sẻ của bà Tống Thị Hạnh - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) tại "Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và gặp mặt Hội viên năm 2025" - chức sự kiện thường niên do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức ngày 9/5 tại Hà Nội.Bà Tống Thị Hạnh đánh giá cao vai trò của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bao gồm các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, khai thác và kinh doanh bất động sản. Hiệp hội cũng là nơi tập hợp các lực lượng có liên quan trực tiếp đến thị trường nhà đất, đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa cơ quan quản lý Nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp.
“Đặc biệt, hiệp hội đã phát huy vai trò chủ động trong việc tham gia góp ý, đề xuất xây dựng chính sách, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật về nhà ở và bất động sản. Không chỉ dừng lại ở tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, hiệp hội còn tích cực tổng hợp, phản ánh các khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn thi hành, từ đó kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý theo hướng khả thi, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững", Cục trưởng Tống Thị Hạnh ghi nhận.Liên quan đến phát triển nhà ở xã hội, bà Hạnh cho biết thêm, trong bối cảnh nhu cầu nhà ở ngày càng cấp thiết, đặc biệt đối với người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp, Đảng và Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc phát triển phân khúc này.Bộ Xây dựng cũng đã trình Quốc hội Nghị quyết thí điểm về phát triển nhà ở xã hội; trong đó có đề xuất hàng loạt giải pháp đột phá nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án và sớm đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu nhà ở bức thiết của nhân dân.Loạt cải cách toàn diện đã được đề xuất và triển khai, từ khâu quy hoạch, thiết kế, lựa chọn nhà thầu đến xác định giá bán, giá thuê. Nhiều thủ tục hành chính rườm rà đã được cắt giảm đáng kể; trong đó, các thủ tục về đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà thầu, phòng cháy chữa cháy… được lồng ghép và đơn giản hóa theo hướng tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chất lượng.Tuy nhiên, theo bà Hạnh, để phân khúc này thực sự bứt phá, các doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa năng lực quản trị, năng lực tài chính cũng như chất lượng sản phẩm. Không chỉ đáp ứng tiến độ mà còn đảm bảo mục tiêu về chất lượng, giá thành hợp lý, phù hợp với nhu cầu của người dân có thu nhập trung bình, thấp.Tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi – Chủ tịch VNREA nhận định, trong bối cảnh đất nước đang bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, từ tư duy cho đến những hành động cụ thể đã có nhiều đổi mới mạnh mẽ, như ban hành Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân…
Liên quan đến thị trường bất động sản, 3 bộ luật quan trọng của thị trường gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đã được thông qua và có hiệu lực, hỗ trợ rất lớn cho thị trường trong bối cảnh hiện tại và thời gian tới. Bởi 2025 là năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2021 - 2025 và chuẩn bị bước sang nhiệm kỳ mới 2026 - 2030 - nhiệm kỳ để bước vào Kỷ nguyên mới của dân tộc; trong đó, bất động sản là lĩnh vực quan trọng, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.Đánh giá về triển vọng thị trường bất động sản trong kỷ nguyên mới, Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, đang từng bước phục hồi, tuy nhiên tốc độ còn chậm.Nguồn vốn chảy vào thị trường đã ghi nhận những diễn biến đáng chú ý. Dư nợ cho vay bất động sản tính đến cuối năm 2024 ước đạt khoảng 3,2 triệu tỷ đồng, chiếm gần 21% tổng dư nợ toàn nền kinh tế; trong đó, tín dụng cho hoạt động kinh doanh bất động sản tăng mạnh 18%, còn tín dụng cho nhà ở tăng khoảng 6,5%, đưa tổng mức tăng tín dụng bất động sản lên khoảng 12%.Đáng chú ý, trong 4 tháng đầu năm 2025, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 15,1% đạt 1.580 doanh nghiệp, số doanh nghiệp quay lại hoạt động tiếp tục tăng 42% lên 1.858 đơn vị, trong khi số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã bắt đầu giảm nhẹ 1%. Tuy nhiên, vốn đăng ký của doanh nghiệp mới trong giai đoạn này lại sụt giảm 10,8% - ông Lực dẫn chứng.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng rất tích cực cho thị trường bất động sản. Riêng trong 4 tháng qua, FDI đăng ký vào bất động sản đạt 1,5 tỷ USD (chiếm 26,9%), với mức giải ngân đạt 533 triệu USD (chiếm 7,9%).Quý I/2025, thị trường ghi nhận chưa có doanh nghiệp bất động sản nào phát hành trái phiếu mới. Có thể thấy, sự phục hồi của thị trường trái phiếu đã tích cực trong năm ngoái nhưng chậm lại vào đầu năm nay. Nhưng tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2025 ước tính khoảng 173.000 tỷ đồng; trong đó bất động sản chiếm khoảng 62.000 tỷ đồng được gia hạn từ các năm trước.Riêng nhóm doanh nghiệp bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng áp đảo với khoảng 93.500 tỷ đồng đáo hạn, tương đương 59% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, theo thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA).Cho dù nguồn cung nhà ở thương mại mới trong quý I/2025 tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2024 nhưng vẫn chỉ bằng 50% so với quý liền trước. Giao dịch chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền cũng ghi nhận khởi sắc khi số lượng giao dịch tăng gấp đôi cùng kỳ, song quy mô giao dịch chỉ bằng một nửa quý IV/2024… Đặc biệt, dù nguồn cung có xu hướng cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.Các động lực mới từ Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, cùng với việc đầu tư hạ tầng được đẩy mạnh, đang mở ra kỳ vọng mới cho thị trường. Bên cạnh các thuận lợi thì thị trường bất động sản cũng đang phải đối diện với không ít thách thức – chuyên gia này cảnh báo./.Tin liên quan
-
Bất động sản
Phân quyền mạnh, giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
19:30' - 07/05/2025
Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội được Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Bất động sản
Nhiều doanh nghiệp tìm cơ hội đầu tư nhà ở xã hội
16:11' - 07/05/2025
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Hoàng Giang cho biết, tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều chủ trương, chính sách để thu hút nhà đầu tư triển khai các dự án xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội: Tỷ lệ cấp phép cao, tiến độ thực hiện chậm
15:06' - 07/05/2025
Hiện Thanh Hóa đứng thứ 2 cả nước về tỷ lệ dự án nhà ở xã hội đã cấp phép và khởi công so với mục tiêu được giao. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các dự án ở Thanh Hóa vẫn còn rất chậm.
-
Bất động sản
Kích hoạt nhà ở xã hội, khơi thông tăng trưởng
09:47' - 14/04/2025
Không chỉ dừng lại ở mục tiêu an cư cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội còn là chính sách kinh tế mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần mở rộng dư địa tăng trưởng, kích hoạt dòng vốn đầu tư.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Doanh nghiệp bất động sản đặt kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW
14:50'
Các doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng Nghị quyết 68 mở ra cơ hội thay đổi toàn diện cơ chế định giá. Khi triển khai đồng bộ, minh bạch sẽ là cải tổ toàn diện cơ chế định giá đất trong thời gian tới.
-
Bất động sản
Bố trí đủ kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá đất đai ở địa phương
12:47'
Các địa phương cần sử dụng kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất, chất lượng đất và tiềm năng đất đai làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất các cấp.
-
Bất động sản
Cần Thơ sớm ban hành giá đất làm cơ sở cho thu ngân sách
21:48' - 07/05/2025
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương tham mưu cho UBND thành phố sớm có bảng giá đất.
-
Bất động sản
Phân quyền mạnh, giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
19:30' - 07/05/2025
Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội được Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Bất động sản
Nhiều doanh nghiệp tìm cơ hội đầu tư nhà ở xã hội
16:11' - 07/05/2025
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Hoàng Giang cho biết, tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều chủ trương, chính sách để thu hút nhà đầu tư triển khai các dự án xã hội.
-
Bất động sản
Hải Dương sẽ hoàn thành 576 căn nhà ở xã hội trong năm 2025
10:42' - 07/05/2025
Theo UBND tỉnh Hải Dương, từ năm 2025 đến năm 2030, Hải Dương phấn đấu xây dựng được 15.281 căn nhà ở xã hội với tổng diện tích sàn khoảng trên 1,1 triệu m2.
-
Bất động sản
Không tạo khoảng trống pháp lý, ảnh hưởng đến người sử dụng đất
19:22' - 06/05/2025
Sau khi sáp nhập các tỉnh, thành phố theo Đề án, sẽ xuất hiện tình trạng trong phạm vi của tỉnh, thành phố sau thực hiện sáp nhập có sự không thống nhất đối với một số quy định cụ thể.
-
Bất động sản
Dòng tiền đầu tư có xu hướng vào bất động sản
15:32' - 05/05/2025
Một số chủ đầu tư tập trung phát triển sản phẩm liền kề, nhà phố với tổng thành thấp hơn so với biệt thự nhằm thu hút nhiều nguồn cầu hơn.
-
Bất động sản
Gian nan chuẩn hóa môi giới bất động sản
08:03' - 05/05/2025
Theo khảo sát từ Viện Nghiên cứu Đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam (VARS IRE), có đến 89% lực lượng môi giới bất động sản hiện nay chưa có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ đã hết hiệu lực.