Nhiều doanh nghiệp thủy sản khó khăn đã đến mức "báo động"
Chỉ nỗ lực duy trì
Sản xuất, chế biến thuỷ sản "3 tại chỗ" được các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện để có thể duy trì sản xuất trong giai đoạn ứng phó dịch bệnh COVID-19, cũng chính vì vậy, năng suất và chế biến thuỷ sản không thể hoạt động đúng như công suất thực của nhà máy để đáp ứng các đơn hàng nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam của các thị trường Mỹ, châu Âu,...Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường Mỹ, châu Âu trong tháng 8/2021 giảm từ 16% đến 50% so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc và Nhật Bản giảm 36%, sang thị trường châu Âu giảm 32%, riêng Hà Lan giảm rất mạnh, gần 50%, Đức giảm gần 42%.Với kim ngạch xuất khẩu đạt 588 triệu USD, xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 8/2021 giảm gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm ở hầu hết các sản phẩm chủ lực. Xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, cua ghẹ và cá biển khác đều giảm từ 20-33% so với cùng kỳ năm 2020.
Dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại khu vực trọng tâm của thủy sản Việt Nam, chiếm 90-95% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của toàn quốc cũng như lực lượng lao động của ngành hàng, gây khó khăn và áp lực đứt gãy ngày càng tăng đối với cộng đồng doanh nghiệp.So với tháng 7/2021 (là tháng vẫn duy trì kim ngạch tăng nhờ lượng hàng dự trữ), tháng 8 xuất khẩu giảm 31%, trong đó tôm giảm mạnh nhất (giảm 36%), cá tra giảm 31%, cá ngừ và cá biển khác giảm 25%, mực, bạch tuộc giảm 23%...
Sau một thời gian giãn cách đã đủ dài, nhiều doanh nghiệp cho biết, đã đến mức báo động nếu không thể phục hồi sản xuất sớm trước 15/9/2021. Trong trường hợp doanh nghiệp được trở lại sản xuất bình thường sau khi nới lỏng giãn cách sau 15/9, thì khả năng đáp ứng được các đơn hàng cho mùa lễ cuối năm cũng khá hạn chế, những đơn hàng mới hầu như khó thực hiện.Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Minh Phú, doanh nghiệp thực hiện sản xuất 3 tại chỗ chỉ là giải pháp cấp bách tạm thời để duy trì sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Trong khoảng thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp chỉ đáp ứng được yêu cầu làm việc 3 tại chỗ cho 1/4 tổng số lao động của doanh nghiệp. Trong khi đó, các đơn hàng nhập khẩu từ các thị trường vẫn đều đặn, điều này khiến cho kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8/2021 giảm so với cùng kỳ năm 2020.Cần nhiều hỗ trợ để vực dậyTác động của việc thực hiện giãn cách xác hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 đối với các doanh nghiệp sẽ còn dài, đặc biệt là đối với ngành chế biến, xuất khẩu thủy sản, một ngành đặc thù vùng nuôi và nhà máy chế biến cách xa nhau, gặp nhiều trở ngại trong vận chuyển vật tư nông nghiệp, chăm sóc và thu hoạch trong thời gian thực hiện giãn cách.Theo ông Võ Quan Huy, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, tỉnh Sóc Trăng, muốn thu hoạch tôm mà tránh thất thoát, giữ chất lượng con tôm trước khi đưa vào chế biến, ngành chế biến tôm cần một đội ngũ lao động chuyên nghiệp trong thu hoạch tôm, nhưng trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, lực lượng lao động này khó được tập trung để thu hoạch tôm, đó chỉ là ở một xã Mỹ Thanh, huyện Trần Đề, chưa tính tới đồng loạt người nuôi tôm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch tôm, thì khó khăn còn nhiều hơn do quản lý đi lại, chốt kiểm tra dịch bệnh đối với người di chuyển trên đường tại các địa phương này.Để có thể tháo gỡ được những khó khăn trong cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là giúp vực dậy khả năng đáp ứng đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản nói riêng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP nhằm hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch bệnh COVID-19.
Theo đó, Bộ Y tế tiếp tục phân bổ hợp lý, hiệu quả nguồn vắc xin phòng COVID-19, bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm bao gồm: người lao động trong hợp tác xã, hộ kinh doanh tại các vùng kinh tế trọng điểm; người lao động trong các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản... nhằm sớm khôi phục sản xuất. Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất “luồng xanh” vận tải đường bộ và đường thuỷ toàn quốc, liên tỉnh, liên vùng để vận chuyển hàng hóa an toàn, liên thông, thông suốt trên nguyên tắc đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận lợi.Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết công khai, minh bạch về giá cước vận tải biển; tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp vận tải biển, chống tình trạng lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 để tăng giá cước vận tải bất hợp lý, tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi, thời gian được áp dụng chính sách cho phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh, hoàn thành trong tháng 9/2021.Bộ Ngoại giao đẩy nhanh việc đàm phán, công nhận lẫn nhau về “Hộ chiếu vắc xin” với các quốc gia, vùng lãnh thổ, đối tác nhằm mở cửa nền kinh tế khi điều kiện cho phép, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2021.
Đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chia sẻ, xuất khẩu thuỷ sản trong 8 tháng năm 2021 đạt hơn 5,6 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kì năm 2020. Chỉ cần các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản, các hợp tác xã sản xuất thủy sản có được các hướng giải quyết về lưu thông, nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi để vận hành đội ngũ lao động, thu mua nguyên liệu, duy trì việc thả nuôi con giống để tránh đứt gãy chuỗi sản xuất tiêu thụ, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản sẽ nhanh chóng vực dậy được hiệu quả sản xuất, xuất khẩu như trước thời gian giãn cách xã hội vừa qua./.>>>Phó Thủ tướng chỉ đạo gỡ khó trong sản xuất thủy sản do dịch bệnh
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tránh nguy cơ đứt gãy trong ngành hàng tôm
13:21' - 01/09/2021
Doanh nghiệp nhận định từ tháng 10-12 là thời điểm có nhu cầu tôm cao trên thị trường, khi hết giãn cách xã hội thì sẽ thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
Hộ nuôi tôm cần có phương án sản xuất thế nào trong bối cảnh dịch bệnh?
20:18' - 31/08/2021
Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng dự báo thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ tôm tăng, nên doanh nghiệp và hộ nuôi tôm cần có sự tính toán phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam
17:48' - 09/04/2025
Chiều 9/4, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) công bố chính thức chuyển đổi thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
-
Doanh nghiệp
Thương hiệu Mỹ lo ngại làn sóng tẩy chay
12:28' - 09/04/2025
Trong bối cảnh các công ty đang nỗ lực ứng phó với loạt thuế quan trả đũa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tâm lý chống Mỹ hướng vào các thương hiệu Mỹ đang nổi lên như một mối lo ngại mới.
-
Doanh nghiệp
Giảm thuế nhập khẩu LNG giúp đa dạng nguồn khí cho sản xuất điện “xanh”
10:24' - 09/04/2025
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Nguyễn Phúc Tuệ, Phó Tổng Giám đốc PV GAS xung quanh việc giảm thuế nhập khẩu LNG.
-
Doanh nghiệp
Thuế quan Mỹ: Các nhà bán lẻ dệt may trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển lao động
08:14' - 09/04/2025
Ngày 8/4, các nhà bán lẻ quần áo khắp nước Mỹ đang trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển dụng lao động trước khi biện pháp thuế quan của nước này có hiệu lực từ ngày 9/4 đối với các sản phẩm nhập khẩu.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh "lên tiếng" về tác động áp thuế mới của Hoa Kỳ
19:49' - 08/04/2025
Chiều 8/4, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi với các hội ngành nghề, doanh nghiệp về khó khăn, tác động khi Hoa Kỳ áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
PVEP - Động lực nền tảng của chuỗi giá trị Petrovietnam
12:53' - 08/04/2025
Vượt qua các thách thức trong nhiệm kỳ 2020-2025 đầy gian khó, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang thực hiện những giải pháp đột phá mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
-
Doanh nghiệp
PVFCCo và PTSC hợp tác chiến lược trong chuỗi cung ứng phân bón – hóa chất
12:21' - 08/04/2025
PVFCCo và PTSC vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực dịch vụ logistics trong ngành phân bón – hóa chất.
-
Doanh nghiệp
Nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam tăng 2 con số trong quý I/2025
11:33' - 08/04/2025
Trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều biến động khó lường, nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam vẫn tăng trưởng 2 con số nhờ việc hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Hà Giang thu hồi hơn 79.000 m² đất của Tập đoàn FLC tại núi Mỏ Neo
10:59' - 08/04/2025
UBND tỉnh Hà Giang giao diện tích đất thu hồi cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.