Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm đầu tư đến Việt Nam
Theo trang tiếng Anh của tờ Bưu điện Hoa Nam, hội chợ thường niên của các doanh nghiệp Đông Nam Á và Trung Quốc diễn ra mới đây tại khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây cho thấy, các nhà sản xuất Trung Quốc ngày càng quan tâm đến việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và Việt Nam vượt trội hẳn so với các nước khác về số lượng các nhà sản xuất Trung Quốc chờ đợi để được tham vấn về việc dịch chuyển nhà máy.
Bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Kinh doanh của Khu công nghiệp Deep C của Việt Nam, cho biết vẫn còn hơn chục khách hàng Trung Quốc đang chờ đợi để được hỏi đáp sau buổi kết nối kinh doanh kéo dài một giờ đồng hồ với hơn 300 khách vào ngày 17/9: “Số lượng doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm đến Việt Nam đặc biệt tăng cao trong năm 2023, sau đại dịch COVID-19”.
Hơn 2.000 doanh nghiệp ASEAN và Trung Quốc đã tham dự hội chợ lần này, trong đó nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. Tuy Việt Nam là điểm đến ưa thích của các nhà sản xuất dịch chuyển khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan kể từ khi nổ ra chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vào năm 2018, nhưng sự cạnh tranh thu hút đầu tư từ Trung Quốc sẽ ngày càng gay gắt trong khu vực. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang tìm kiếm địa điểm khác ngoài Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 4 vào Việt Nam trong năm 2022 và Mỹ vẫn là nhà đầu tư lớn nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và chuyên gia thương mại dự báo các nước nhập khẩu phương Tây, đặc biệt là Mỹ, sẽ siết chặt quy định về xuất xứ. Theo đó, các công ty “nhập linh kiện từ Trung Quốc nhưng lắp ráp ở những nơi như Việt Nam để tránh thuế” sẽ bị giám sát chặt hơn.
Dù quy định này có thể áp dụng với nhiều nước, không chỉ Việt Nam, nhưng một giám đốc kinh doanh từ Malaysia cho biết Việt Nam có cơ hội từ thực tế này với tư cách là điểm đến hấp dẫn hơn đối với đầu tư của Trung Quốc.
Tuy nhiên, đối với nhiều công ty Trung Quốc đang muốn chuyển dịch sang Đông Nam Á, chi phí vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Ông Pan Junxian, chủ sở hữu công ty cung cấp vật liệu xây dựng ở Giang Tô cho biết bản thân ông cảm thấy sốc khi biết rằng ông chỉ có thể tiết kiệm được khoảng 20% chi phí lao động khi chuyển đến Việt Nam, so với số tiền ông trả cho nhân công Trung Quốc. Ông Pan cũng nhận ra rằng Thái Lan là một điểm đến hấp dẫn với nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên tương đối rẻ: “Nhà máy của tôi sẽ sử dụng nhiều điện nên tôi cần tính toán kỹ xem địa điểm nào giúp giảm chi phí”./.
- Từ khóa :
- trung quốc
- doanh nghiệp
- việt nam
- hợp tác đầu tư
Tin liên quan
-
Thị trường
Xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc giảm mạnh
08:42' - 23/09/2023
Nhật Bản đã ghi nhận thâm hụt thương mại ở mức 930,48 tỷ yen (6,3 tỷ USD) trong tháng 8/2023.
-
Tài chính
Phối hợp chống buôn lậu giữa hải quan Việt Nam và hải quan Hong Kong (Trung Quốc)
21:11' - 22/09/2023
Hai bên thống nhất các hoạt động hợp tác nghiệp vụ, xác định các định hướng trọng tâm hợp tác trong thời gian tới, tập trung nâng cao hiệu quả hợp tác phòng chống ma tuý.
-
DN cần biết
Mỹ tăng cường nhập khẩu dầu ăn đã qua sử dụng của Trung Quốc
16:18' - 22/09/2023
Việc Mỹ áp dụng các biện pháp khuyến khích tiêu thụ nhiên liệu thân thiện với môi trường đã tạo ra một thị trường mới cho dầu ăn đã qua sử dụng (UCO) của Trung Quốc.
-
Tài chính & Ngân hàng
Doanh nghiệp Thái Lan và Trung Quốc hợp tác thanh toán xuyên biên giới
12:52' - 22/09/2023
TrueMoney, Công ty công nghệ tài chính Thái Lan đã hợp tác với tập đoàn Ant Group của Trung Quốc để triển khai thanh toán xuyên biên giới trên nền tảng di động giữa hai nước.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Hàn Quốc muốn đóng tàu chở hydro hóa lỏng lớn nhất thế giới
08:21'
Hàn Quốc có kế hoạch đóng tàu chở hydro hóa lỏng (LHC) lớn nhất thế giới để ra mắt vào năm 2027 như một phần trong nỗ lực thúc đẩy động cơ tăng trưởng trong tương lai cho ngành đóng tàu.
-
DN cần biết
Từ 8/5, Lạng Sơn thu phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới
19:34' - 08/05/2025
Từ ngày 8/5, tỉnh Lạng Sơn sẽ áp dụng mức thu phí hạ tầng cửa khẩu mới theo Nghị quyết số 09/2025/NQ-HĐND, ngày 28/4/2025 của HĐND tỉnh Lạng Sơn.
-
DN cần biết
Hà Nội cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
20:39' - 07/05/2025
Các đơn vị phải bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may thận trọng với mục tiêu kinh doanh 2025
15:58' - 07/05/2025
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
-
DN cần biết
Nam Phi áp thuế tự vệ đối với thép cán nóng
11:56' - 06/05/2025
Bộ Thương mại, Công nghiệp và cạnh tranh Nam Phi (DTIC) vừa công bố quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu sản phẩm thép cán nóng, có hiệu lực từ ngày 5/5.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sửa quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O
16:52' - 05/05/2025
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
-
DN cần biết
Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam
16:09' - 05/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.
-
DN cần biết
Từ 5/5, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp
08:22' - 05/05/2025
Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
-
DN cần biết
Dệt may Việt Nam trước áp lực chuyển mạnh sang số hóa
09:00' - 03/05/2025
Sự chuyển đổi của các công nghệ số và sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải chuyển hướng, thay đổi chiến lược kinh doanh và đổi mới công nghệ để phát triển bền vững.