Nhiều nước EU chuẩn bị kế hoạch ứng phó kịch bản Brexit cứng
Các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) đang chi hàng triệu USD, tuyển hàng nghìn công nhân và ban hành các quy định khẩn cấp nhằm ứng phó với kịch bản nước Anh sẽ rời khối liên minh này (sự kiện được gọi tắt là Brexit) vào ngày 29/3 tới mà không có thỏa thuận.
Một "Brexit cứng" có thể gây chấn động phần còn lại của châu lục ở nhiều phương diện mà nhiều người dân EU chưa ý thức được, từ giao thông hàng không hỗn loạn tới các cảng biển bị tê liệt và số phận bấp bênh của hàng triệu công nhân.
Trước viễn cảnh không mấy sáng sủa này, Pháp đã kích hoạt kế hoạch chi 50 triệu euro đầu tư vào các cảng biển và sân bay "bị ảnh hưởng nhiều nhất".
Theo Thủ tướng Edouard Philippe, một số cảng sẽ được xây dựng thêm nơi đỗ ô tô, một số cảng khác sẽ được trang bị các hạ tầng để phục vụ công tác kiểm tra hải quan. Ngoài ra, nước này cũng lên kế hoạch tuyển dụng hàng trăm nhân viên hải quan và thanh tra thú y.
Bồ Đào Nha cũng dự định mở các làn xếp hàng đặc biệt tại các sân bay dành cho du khách Anh, nguồn khách du lịch chủ yếu của đất nước này. Theo Thủ tướng nước này Antonio Costa, 80% du khách Anh có thể đến các sân bay ở Faro, Algarve và Funchal ở quần đảo Madeira, nơi có các làn xếp hàng riêng cho các công dân Anh.
Trong khi đó, giới chức Hà Lan cho biết họ hy vọng điều tốt nhất song cũng chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất. Cơ quan hải quan đang lên kế hoạch tuyển dụng khoảng 900 nhân viên mới, cũng như đang tìm kiếm các bác sĩ thú y giỏi để phụ trách kiểm tra việc nhập khẩu động vật.
Tại Berlin, giới lập pháp Đức đang thảo luân dự luận giải quyết một số vấn đề hành chính nếu kịch bản Brexit không thỏa thuận xảy ra.
Về phần mình, các chính phủ từ vùng ven Đại Tây Dương của châu Âu tới Biển Đen cũng đang chuẩn bị các quy định dành cho công dân Anh sống và làm việc tại các nước này khi họ không còn được hưởng quyền cư trú EU, đồng thời hy vọng Chính phủ Anh cũng có hành động tương tự với công dân các nước này.
Giới lãnh đạo Romania đã tìm cách trấn an khoảng một nửa triệu công dân nước này đang sinh sống tại Anh rằng họ sẽ không bị bỏ rơi song vẫn chưa đưa ra được các kế hoạch cụ thể.
Cộng hòa Séc và Slovakia cũng đang tích cực xúc tiến đạo luật về các quyền ngắn hạn của các công dân Anh nếu kịch bản Brexit không thỏa thuận xảy ra. Trong khi đó, Hà Lan cũng sẽ cho phép các công dân Anh tiếp tục ở lại thêm 15 tháng và cho họ cơ hội nộp đơn xin cư trú.
Hiện nguy cơ Brexit không thỏa thuận không chỉ khiến người dân Anh mà ngay cả các doanh nghiệp ở châu Âu lo ngại khi việc lưu thông hàng hóa bị việc tái áp đặt các quy định và biên giới ngáng trở.
Người đứng đầu tổ chức BusinessEurope, Markus Beyrer khẳng định Brexit không thỏa thuận rõ ràng là "điều không thể chấp nhận" đối với cộng đồng doanh nghiệp châu Âu.
Theo ông, cần phải tránh kịch bản gây hỗn loạn và xáo trộn này. Trong khi đó, Liên đoàn Hiệp hội ngành dược phẩm châu Âu (EFPIA) cảnh báo mối đe dọa trực tiếp đối với sự an toàn của bệnh nhân và sức khỏe của người dân tại Anh cũng như trên khắp châu Âu nếu kịch bản Brexit "cứng" xảy ra.
Theo đó, những tranh cãi về vấn đề biên giới có thể làm cản trở việc cung ứng dược phẩm, trong khi các nhà sản xuất thuốc tại cả Anh và EU đều sẽ không còn được hưởng lợi từ các quy định chung hay cấp phép dược phẩm./.
- Từ khóa :
- brexit
- đám phán brexit
- anh
- eu
- anh rời eu
- thỏa thuận brexit
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kịch bản Brexit không thỏa thuận vẫn lơ lửng
13:30' - 18/01/2019
Thủ tướng Anh Theresa May ngày 17/1 khẳng định chưa thể loại trừ khả năng Brexit không thỏa thuận nếu các bên không cùng nhau ngăn chặn kịch bản này.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh phải gạt bỏ những giới hạn đỏ về Brexit
21:19' - 17/01/2019
Công đảng sẽ ủng hộ việc tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) nếu Thủ tướng Anh Theresa May không "gạt bỏ những giới hạn đỏ" của bà về Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit: Anh không thể ở lại liên minh thuế quan EU
18:37' - 17/01/2019
Vương quốc Anh không thể ở lại liên minh thuế quan hiện tại với Liên minh châu Âu (EU) bởi London đặt ưu tiên đạt được các thỏa thuận thương mại quốc tế hậu Brexit.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.