Nhiều sai phạm nghiêm trọng việc cổ phần hóa tại Công ty IPC
Liên quan đến sai phạm và xử lý sai phạm tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên công nghiệp Tân Thuận (gọi tắt là Công ty IPC), sau việc khởi tố, bắt tạm giam lãnh đạo Công ty IPC và Công ty Cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (công ty liên kết của Công ty IPC), mới đây Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất bản Kết luận số 14/KL-TTTP-P6, chỉ rõ nhiều sai phạm nghiêm trọng trong việc cổ phần hóa tại Công ty IPC và các công ty có vốn góp của Công ty IPC.
Đáng chú ý, bên cạnh việc gửi bản Kết luận nói trên đến UBND thành phố và các sở ngành liên quan, Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh cũng đồng chuyển gửi đến Thanh tra Chính phủ.
* Làm trái chỉ đạo của Thủ tướng Theo Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty IPC chưa tuân thủ đúng các quy định pháp luật liên quan đến các hoạt động của công ty.Trong quá trình hoạt động có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong tổ chức, hoạt động, công tác quản lý, vốn tài sản chính, việc xác định giá bán nền đất, việc thực hiện công tác cổ phần hóa, góp vốn liên doanh liên kết, việc thực hiện các dự án đầu tư chưa đúng quy định của pháp luật, dự án chậm tiến độ, kéo dài thời gian gây thiệt hại tài sản Nhà nước và của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến phát triển của công ty trong thời gian tới.
Công ty IPC thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động theo mô hình “công ty mẹ - công ty con”. Tính đến ngày 31/12/2018, Công ty IPC có 9 công ty con, trong đó có Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên phát triển Khu Công nghiệp Sài Gòn (gọi tắt là Công ty IPD) về sau cổ phần hóa thành Công ty Cổ phần Tiếp vận Đông Sài Gòn (gọi tắt là Công ty ESL). Tháng 3/2014, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, Công ty IPD cổ phần hóa và chuyển thành Công ty ESL với vốn vốn điều lệ 652 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước là 489 tỷ đồng (chiếm 75% vốn điều lệ).Hoạt động của Công ty ESL là logictics, kinh doanh kho bãi và lưu giữ hàng hóa…Người đại diện pháp luật hiện nay là ông Nguyễn Văn Đậm, giữ chức vụ Tổng Giám đốc.
Ngày 25/10/2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước của Thành phố Hồ Chí Minh (Văn bản số 1754/TTg-ĐMDN), trong đó Công ty IPD thực hiện cổ phần hóa nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ trong giai đoạn 2012 – 2015. Trên cơ sở đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành các quyết định (Quyết định số 568/QĐ-UBND và Quyết định số 569/QĐ-UBND) thực hiện cổ phần hóa, xác định tại Công ty IPD, nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Thế nhưng, trên cơ sở đề xuất của Công ty IPC và Công ty IPD, ông Tất Thành Cang, lúc này đang là Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (về sau bị kỷ luật, cách chức trong Đảng liên quan đến sai phạm bán rẻ 32 ha đất Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho doanh nghiệp) lại kết luận và chấp thuận tỷ lệ vốn nhà nước nắm tại Công ty IPD là 65%. Đến ngày 30/12/2015, UBND Thành phố Hồ Chí Minh lại có Quyết định số 7116/QĐ-UBND về chấp thuận phương án cổ phần hóa tại IPD, nhà nước nắm giữ tới 75% vốn điều lệ. Theo Thanh tra thành phố, việc xây dựng lộ trình cổ phần hóa, xác định tỷ lệ vốn Nhà nước tạm thời và sau cổ phần hóa tại Công ty IPD được UBND thành phố phê duyệt là trái với phương án phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và của chính UBND thành phố.Trong quá trình cổ phần hóa, Công ty IPD không xây dựng phương án sử dụng đất theo quy định đối với các khu đất được giao để thực hiện dự án trước khi xác định giá trị doanh nghiệp là không đúng với Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ.
Phó Chủ tịch UBND thành phố chấp thuận tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tạm thời tại IPD là 65%, sau đó tăng lên 75% là không đúng với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1754/TTg-ĐMDN ngày 25/10/2012 và Quyết định số 568/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc trình, thẩm định, đề xuất, cơ cấu, quy mô, vốn điều lệ là 652 tỷ đồng của IPD, việc Công ty IPC bổ sung thêm tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần Công ty IPD là không có cơ sở, không phù hợp với Nghị định 59/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ. Trách nhiệm thuộc về Tổng Giám đốc Công ty IPC Tề Trí Dũng và Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với đó việc xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá không phù hợp, dẫn tới giảm giá trị tài sản giao cho Công ty IPD để cổ phần hoá. Việc Công ty IPD góp vốn bằng quyền sử dụng đất 1.850m2 cùng với công ty khác nhưng không xác định theo giá thị trường là chưa tuân thủ nguyên tắc thị trường. Tương tự, việc xác định giá tị các dự án mà Công ty IPC đang thực hiện như dự án khu nhà ở cán bộ, công nhân viên và chuyên gia Khu chế xuất Linh Trung, Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi là không nhất quán, bất hợp lý, không đánh giá lại giá trị khoản đầu tư vào dự án … làm giảm giá trị tài sản nhà nước.Ngoài ra Thanh tra thành phố cũng chỉ rõ các khuyết điểm về thoái vốn của Công ty ESL tại Công ty Cổ phần xây dựng Thương mại Thái Dương, Công ty Cổ phần Tiếp vận Hồng Ngọc, Công ty Cổ phần Cơ khí và Đúc kim loại Sài Gòn, dẫn tới các khoản nợ khó có khả năng thu hồi.
Mặt khác, việc thực hiện dự án bất động sản khác cũng để xảy ra vi phạm như tại dự án tái định cư An Phú Tây, huyện Bình Chánh, khu dân cư Hiệp Phước 1, khu dân cư Hiệp Phước 2, Khu dân cư Long Thới. Đặc điểm chung của các dự án này khi IPC và các công ty liên kết thực hiện là không tổ chức bán đấu giá, lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định giá vốn góp, giá trị chuyển nhượng chưa đầy đủ cơ sở, không phù hợp, áp dụng đơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng với giá thị trường, chuyển nhượng nền đất không đúng đối tượng, có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước. Đặc biệt là Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi (Quận 2), theo Thanh tra thành phố, sau cổ phần hóa Công ty ESL không tiếp tục đầu tư vào dự án đã tìm đốc tác thực hiện nhưng thực chất là để chuyển nhượng dự án khi đủ thủ tục pháp lý. * Mất quyền chi phối khai thác cảng Cát Lái Bản Kết luận số 14/KL-TTTP-P6 của Thanh tra thành phố nêu rõ, sau khi Công ty IPD chuyển thành Công ty ESL, Công ty ESL sẽ đầu tư xây dựng, khai thác cảng Cát Lái nhưng thực tế Công ty ESL lại ký hợp đồng góp vốn thành lập pháp nhân mới là Công ty Cổ phần Cát Lái Đông Sài Gòn, trong đó ESL chỉ góp vốn 20% vốn điều lệ của pháp nhân mới, để khai thác toàn bộ khu vực cảng Cát Lái.Như vậy, công ty ESL trước và sau cổ phần hóa thể hiện không có năng lực phát triển cảng độc lập. Với tỷ lệ góp vốn 20% thì Công ty ESL không còn quyền chi phối, dẫn tới kết quả là đối tác khác nắm quyền chi phối, quyết định việc kinh doanh khai thác cảng.
Dự án Cảng Khu công nghiệp Cát Lái thực hiện chậm so với dự kiến, mặc dù được chấp thuận đầu tư từ năm 2002 nhưng đến nay chỉ mới hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Công ty ESL đang làm việc với UBND quận 2 để xác nhận, bổ sung hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính và ký hợp đồng thuê đất nhà nước.Giai đoạn 2 của dự án chưa thực hiện được do chưa xác định được vị trí và diện tích khu đất để hoán đổi cho Quân khu 7.
Sau cổ phần hoá, Công ty ESL đã thực hiện không đúng phương án cổ phần hoá được duyệt, có dấu hiệu cố ý làm trái pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, phục vụ cho nhóm lợi ích trong việc thu gom các dự án cảng biển quốc gia có tầm quan trọng về chiến lược, địa lý, kinh tế và an ninh quốc phòng. Từ những sai phạm, khuyết điểm nêu trên, Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao Hội đồng thành viên Công ty IPC tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức, người đại diện vốn có liên quan trong việc cổ phần hoá tại Công ty ESL và một số công ty liên kết; chấn chỉnh công tác quản lý tài sản, tài chính, quản lý mặt bằng đảm bảo quyền lợi Công ty IPC của nhà nước. Các cơ quan đơn vị liên quan xử lý dứt điểm các công nợ còn tồn đọng tại Công ty IPC, Công ty ESL; xác định lại giá trị doanh nghiệp theo đúng quy định, bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho nhà nước, lập lại phương án cổ phần hóa theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Kiểm tra, rà soát lại việc sử dụng đất của Công ty IPD để thực hiện sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo đúng quy định.
Đáng chú ý, Thanh tra thành phố kiến nghị Chủ tịch UBND thành phố giao Thanh tra thành phố phối hợp với Công an thành phố chuyển hồ sơ tài liệu sang Cơ quan cảnh sát điều tra để điều tra và xử lý theo quy định đối với các vụ việc có dấu hiệu sai phạm gây bất lợi và thiệt hại cho vốn nhà nước do Công ty IPC làm đại diện chủ sở hữu, có dấu hiệu tội “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản nhà nước, cơ quan tổ chức, doanh nghiệp”. Cụ thể, vụ cổ phần hóa Công ty IPD thành Công ty ESL không tuân thủ quy định và các sai phạm sau cổ phần hóa tại Công ty ESL. Việc thực hiện dự án Long Thới và chuyển nhượng đất nền không đúng quy định, không phù hợp với giá thị trường dẫn tới khả năng gây thiệt hại cho Công ty IPC, vốn Nhà nước.Việc chuyển nhượng dự án Khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 2 và vụ Công ty IPC chuyển nhượng nền đất tại Khu định cư An Phú Tây không đúng quy định, không phù hợp với giá thị trường./.
- Từ khóa :
- cổ phần hóa
- công ty ipc
- Thành phố Hồ Chí Minh
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vicem lý giải việc “bỏ quên” nghìn tỷ đồng khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa
13:31' - 06/09/2019
Trước thông tin khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) đã “bỏ quên” hơn 1.000 tỷ đồng, ngày 6/9, Vicem đã chính thức lý giải về việc này.
-
Kinh tế Việt Nam
Cổ phần hóa ngành xây dựng chậm do đâu?
18:02' - 07/08/2019
Theo Bộ Xây dựng, kết quả cổ phần hóa và thoái vốn tại một số tổng công ty còn hạn chế do gặp khó trong đánh giá, định giá tài sản giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế quyền thuê đất
-
Kinh tế Việt Nam
Tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa đạt yêu cầu
20:21' - 04/05/2019
Lũy kế từ giai đoạn 2016 hết tháng 4/2019, có 161 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 442.000 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Các hãng bay Việt đón đà tăng trưởng du lịch và nhu cầu vận tải quốc tế
14:41'
Sau giai đoạn phục hồi mạnh, các hãng hàng không Việt Nam bước vào nửa cuối 2025 với chiến lược mở rộng mạng bay, tăng đội tàu và đầu tư toàn diện để nâng sức cạnh tranh, đón nhu cầu du lịch, vận tải.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên với Etihad Airways
17:53' - 03/07/2025
Vietnam Airlines và Etihad Airways chính thức triển khai hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên.
-
Doanh nghiệp
Sắp diễn ra hội thảo xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ
17:10' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 16/7 tới, Cục sẽ tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ dưới hình thức trực tuyến.
-
Doanh nghiệp
Bộ ba "vàng" của Phú Mỹ - PVFCCo cho sản xuất nông nghiệp bền vững
16:45' - 03/07/2025
Sự kết hợp giữa phân sinh học Sumagrow Inside với NPK Phú Mỹ và phân hữu cơ Phú Mỹ tạo nên bộ ba vàng giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, giảm sâu bệnh và làm chậm quá trình suy thoái đất.
-
Doanh nghiệp
Quản trị biến động xuyên suốt trong điều hành của Petrovietnam
15:36' - 03/07/2025
Trước một thế giới thay đổi ngày một nhanh và khó đoán định, Petrovietnam xác định “quản trị biến động” là phương thức quan trọng và xuyên suốt trong điều hành doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận nửa đầu năm của Lọc dầu Bình Sơn vượt 93% kế hoạch
12:44' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, lợi nhuận trước thuế của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR)-đơn vị thành viên của Petrovietnam ước đạt 800 tỷ đồng, vượt 93% kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
Giải ngân đầu tư của Petrovietnam tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm
11:51' - 03/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm 2025, giải ngân đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) ước đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, tăng 31,2% so với thực hiện năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Bưu điện Việt Nam triển khai nhiều giải pháp thích ứng với thay đổi địa giới hành chính
09:45' - 03/07/2025
Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí.
-
Doanh nghiệp
SCG cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero
09:29' - 03/07/2025
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025, Tập đoàn SCG (Thái Lan) đang hoạt động tại Việt Nam chia sẻ chiến lược và mô hình Thành phố Carbon thấp, cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero.