Tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa đạt yêu cầu
Chiều 4/5, họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2019 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng.
Tại họp báo, đại diện các bộ, ngành đã cung cấp cho báo chí nhiều thông tin về những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa đạt yêu cầuVề tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, 4 tháng đầu năm 2019 mới có 2 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp 295 tỷ đồng.
Lũy kế từ giai đoạn 2016 hết tháng 4/2019, có 161 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 442.000 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn Nhà nước là 206.000 tỷ đồng.
Thứ trưởng nhận định, tiến độ cổ phần hóa của các doanh nghiệp là chậm, chưa đạt tiến độ đề ra theo chỉ đạo của Thủ tướng. Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin số lượng doanh nghiệp phải cổ phần hóa còn lại là 97 doanh nghiệp, chiếm 76% kế hoạch được giao. "Về nguyên nhân của vấn đề này, có cả lý do chủ quan và khách quan. Trong nguyên nhân chủ quan có việc một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước chưa thực sự tích cực và nghiêm túc trong triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Nguyên nhân khách quan là việc cổ phần hóa còn có vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động nên bị kéo dài thời gian so với kế hoạch" - Thứ trưởng lý giải. Về giải pháp, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho rằng để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, Thủ tướng, Chính phủ đã có nhiều nghị quyết, chỉ đạo chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và tập đoàn kinh tế tập trung một số nhiệm vụ. Về thể chế, các bộ như Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư phải khẩn trương sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật, cụ thể là nghị định liên quan cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng để thúc đẩy nhanh hơn tiến trình cổ phần hóa. Thủ trưởng và người đứng đầu địa phương, lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đôn đốc, triển khai thực hiện các mục tiêu, tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp có vốn Nhà nước, thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn theo đúng kế hoạch.Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa cần rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng, để lập phương án sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai để trình UBND cấp tỉnh có ý kiến về phương án và giá đất để cấp có thẩm quyền xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo đúng quy định.
Hạn chế tình trạng bán chênh giá nhà ở xã hội Về tình trạng bán nhà ở xã hội chênh giá, hoặc không đúng đối tương được báo chí phản ánh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết tiêu chuẩn và quy trình nhà nhà ở xã hội đã quy định rất rõ trong pháp luật.Theo đó, chủ đầu tư nắm rõ các chính sách ưu đãi, đối tượng đã có quy định tiêu chuẩn. Khi người mua nhà nộp hồ sơ, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, báo cáo cơ quan thẩm quyền thẩm định.
Tuy nhiên, Thứ trưởng thừa nhận một số dự án có khách hàng không đúng đối tượng được mua và có hiện tượng bán lại nhà ở xã hội để kinh doanh. “Về giải pháp, chúng tôi đã giao Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản làm việc với địa phương yêu cầu chấn chỉnh và làm đúng quy định. Về lâu dài cần mở rộng đối tượng được mua và phạm vi quỹ được mua nhà ở xã hội” - Thứ trưởng Hùng cho biết. Phối hợp xử lý tình trạng hàng hóa đội lốt xuất xứ Việt Nam Liên quan đến câu hỏi về việc một số doanh nghiệp sản xuất gỗ và nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc, sau đó xuất sang nước khác để trốn thuế, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết các cơ quan chức năng đã có kế hoạch hiện ráo riết giải quyết tình trạng này. Theo Thứ trưởng, thực tế một số doanh nghiệp Việt Nam phối hợp doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu một số sản phẩm, trong đó có nhôm, gỗ. "Nếu nhập khẩu chính ngạch, đúng quy định thì được phép, nhưng nhập lậu bất hợp pháp thì hiện nay, lực lượng chức năng như Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã có kế hoạch hiện ráo riết giải quyết tình trạng này" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, việc hàng hóa đã vào Việt Nam nhưng “đội lốt” hoặc giả xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ ba nhằm trốn thuế đã được đặt ra trước đây. Đó là hệ quả khi chúng ta ký kết các hiệp định thương mại tự do. "Trách nhiệm trong việc này là phải phối hợp của rất nhiều đơn vị. Chúng tôi đang phối hợp để giảm thiểu tình trạng này” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói. Thứ trưởng cũng lưu ý, đây là việc phải kiểm soát chặt chẽ vì có thể một số doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc này nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến toàn thể cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng. Cần giải pháp căn cơ xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch Về câu hỏi liên quan đến thí điểm giải pháp xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch sử dụng công nghệ của Nhật Bản, tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Lê Công Thành cho biết, trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ ngày 11/4 vừa qua, Tiến sĩ Tadashi Yamamura, chuyên gia Liên hợp quốc về môi trường đã đề xuất tài trợ Việt Nam trong xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch bằng công nghệ mới của Nhật Bản. Ông Tadashi Yamamura đề xuất sử dụng công nghệ nano đã được cấp bằng sáng chế ở Nhật Bản để giải quyết ô nhiễm ở sông Tô Lịch. Tuy nhiên, Thứ trưởng Thành cho rằng giải pháp này vẫn mới chỉ là tạm thời. Đây mới là đề xuất thử nghiệm nên cần chờ kết quả, mức độ hiệu quả, sau đó mới quyết định. "Hiện, mọi giải pháp xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch mới là tạm thời, chúng ta vẫn cần phải có giải pháp căn cơ cho việc ô nhiễm ở con sông này", ông Thành cho biết, đồng thời nhấn mạnh, vấn đề xử lý ô nhiễm ở sông Tô Lịch căn cốt nhất vẫn là nguồn nước thải trực tiếp ra sông./.>>> Thành phố Hồ Chí Minh lập phương án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Lạm dụng xuất xứ "made in Vietnam" để hưởng lợi “miễn phí” từ các FTA
14:44' - 29/04/2019
Nhiều chuyên gia cho rằng, các đơn vị chức năng cần hoàn thiện cơ chế phối hợp, tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, nhất là việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam cho hàng hóa xuất khẩu.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện cổ phần hóa rà soát quỹ đất đang quản lý
12:07' - 28/03/2019
Các doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện cổ phần hóa cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử phạt những doanh nghiệp sau cổ phần hóa chậm niêm yết
18:36' - 01/03/2019
Bộ và các cơ quan liên quan sẽ có giải pháp xử lý các doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chậm niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.