Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ thông qua sàn thương mại điện tử Amazon
Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ thông qua sàn thương mại điện tử Amazon” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng với Amazon Global Selling tổ chức ngày 21/10.
Ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc ITPC cho biết, Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trên toàn cầu. Ở chiều ngược lại, Việt Nam hiện đứng thứ 16 trong số các đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ và là quốc gia cung ứng hàng hóa lớn thứ 7 cho Hoa Kỳ.Tăng trưởng thương mại giữa hai nước hàng năm đạt hơn 20%. Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2019, trao đổi thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đạt hơn 75,7 tỷ USD.
Tính riêng 9 tháng năm 2020, bất chấp ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, kim ngạch thương mại hai chiều vẫn tăng trưởng tới 17,7% so với cùng kỳ năm 2019, đạt hơn 65,1 tỷ USD.Đáng lưu ý là trong khi nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ giảm 3%, thì xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ vẫn tăng trưởng 22,7%, đạt hơn 54,7 tỷ USD.
Theo ông Trần Phú Lữ, Hoa Kỳ là một thị trường lớn với hơn 328 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người cao hàng đầu thế giới đạt 65.760 USD/người/năm cùng với văn hóa tiêu dùng, đã tạo nên một thị trường với sức mua lớn nhất thế giới. Do đó, thị trường Hoa Kỳ vẫn còn rất nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác. Tuy nhiên, với một thị trường lớn và nhiều cạnh tranh, việc bán hàng thông qua các kênh trung gian và phân phối truyền thống thường chịu chi phí cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.Với sự bùng nổ của internet và thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt Nam giờ đây có thể bán sản phẩm của mình trực tiếp tới người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Theo Statista (trang web nổi tiếng về thống kê và tổng hợp thông tin), thị trường thương mại điện tử của Hoa Kỳ không ngừng phát triển trong một thập kỷ qua.Doanh số bán lẻ thương mại điện tử ở Hoa Kỳ dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh trong thời gian tới, từ mức hơn 343 tỷ USD năm 2019 lên hơn 476 tỷ USD vào năm 2024.
Một xu hướng đang phát triển trong thị trường thương mại điện tử ở Hoa Kỳ là sự hiện diện ngày càng nhiều của mua sắm trên thiết bị di động ở tất cả các nhóm tuổi.
Doanh thu bán lẻ trên thiết bị di động ở Hoa Kỳ dự kiến sẽ đạt khoảng 420 tỷ USD vào năm 2021. Số lượng người mua sắm trực tuyến sử dụng thiết bị di động truy cập vào các website hàng đầu ngày càng gia tăng và người tiêu dùng kỳ vọng vào những trải nghiệm mua sắm tiện lợi.
Ông Trần Xuân Thủy, Giám đốc Amazon Global Selling thông tin, cho đến nay Amazon đang là nhà bán lẻ thông qua thương mại điện tử phổ biến nhất tại Hoa Kỳ.Tính đến tháng 2/2020, Amazon đang đứng đầu về doanh số, chiếm tới 38,7% tổng doanh số bán lẻ thương mại điện tử tại Hoa Kỳ.
Công ty cũng có nền tảng mua sắm trên thiết bị di động phổ biến nhất tại Hoa Kỳ về phạm vi tiếp cận và số lượng người dùng hàng tháng.Amazon là một trong những sàn thương mại điện tử cung cấp đa dạng các loại dịch vụ: ngoài bán hàng điện tử và các sản phẩm khác, nhà bán lẻ trực tuyến còn tạo ra doanh thu từ những người bán hàng là bên thứ ba, dịch vụ đăng ký và các hoạt động dịch vụ điện toán đám mây…
“Hiện nay, Amazon có 18 website trên thế giới, sử dụng 27 ngôn ngữ khác nhau, tiếp cận khách hàng ở 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, có hơn 300 triệu khách hàng và hơn 100 triệu thành viên Prime trên toàn cầu, 175 trung tâm kho bãi, 40 máy bay chở hàng và 100.000 đơn vị Amazon Robotic. Vì vậy, tiếp cận được với sàn thương mại điện tử Amazon sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ một cách dễ dàng hơn, tiết kiệm được cả thời gian và chi phí, qua đó mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu và phát triển sản xuất kinh doanh.”, ông Trần Xuân Thủy nhấn mạnh. Thông tin chi tiết về nhu cầu thị trường Hoa Kỳ, bà Nguyễn Phương Trinh, quản lý tài khoản cấp cao của Amazon Global Selling Vietnam chia sẻ, khách hàng có thể bán tất cả các ngành hàng tiêu dùng (trừ thực phẩm tươi sống) qua Amazon nhưng một số sản phẩm có doanh số bán lẻ lớn và tăng nhanh là đồ dùng mẹ và bé, mỹ phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe gia đình và thiết bị chăm sóc cá nhân, thực phẩm - đồ uống, đồ trang trí nội thất… Dự kiến đến năm 2022, doanh số ngành hàng mỹ phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe gia đình và thiết bị chăm sóc cá nhân sẽ đạt 85,52 tỷ USD; doanh số bán hàng thực phẩm và đồ uống sẽ đạt 40 tỷ USD vào năm 2022. Ước tính đến năm 2026, doanh số đồ mẹ và bé sẽ đạt 11 tỷ USD. Đối với đồ trang trí và nội thất, doanh số bán hàng trực tuyến ở Hoa Kỳ năm 2020 dự kiến đạt gần 76,8 tỷ USD, chiếm 25,5% tổng doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ đối với mặt hàng này.Ước tính đến năm 2024, doanh số bán hàng trực tuyến đồ trang trí và nội thất sẽ đạt 126 tỷ USD, chiếm 37,4% tổng doanh số bán lẻ.
Các chuyên gia lưu ý, người tiêu dùng Hoa Kỳ thường có xu hướng quan tâm đến chất liệu, thương hiệu khi chọn mua sản phẩm liên quan tới sức khỏe; còn các sản phẩm liên quan đến thẩm mỹ, cá tính thì họ thường quan tâm đến thiết kế, chất liệu. Các sản phẩm thuộc nhóm hàng này phải tuân thủ các tiêu chuẩn FCC, DOE, FDA của Hoa Kỳ.Do đó, khi lựa chọn sản phẩm để bán hàng trực tuyến, người bán hàng cần phải xem xét các yếu tố như: sự tăng trưởng, tính thời vụ, thương hiệu, đặc tính/thuộc tính, yêu cầu về chất lượng…của sản phẩm và phân khúc người tiêu dùng mà doanh nghiệp hướng tới.
Chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu hàng thông qua thương mại điện tử, ông Lê Quyết Tâm, Giám đốc chiến lược Anni Coffee cho biết, việc tham gia các sàn thương mại điện tử toàn cầu như Amazon mở ra cơ hội rất lớn để hàng hóa Việt Nam tiếp cận được thị trường xuất khẩu trong thời gian ngắn với chi phí thấp.Các doanh nghiệp bán hàng còn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các dịch vụ của sàn thương mại điện tử, sau khi đăng ký tài khoản bán hàng, chuẩn bị thông tin, hình ảnh sản phẩm và đưa hàng đến kho thì hệ thống dịch vụ của sàn thương mại điện tử sẽ tự động vận hành khi có đơn hàng.
Tuy nhiên, khi gia nhập sân chơi lớn doanh nghiệp cũng phải thích nghi với áp lực cạnh tranh lớn hơn từ các thương hiệu khác cùng ngành hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường, người tiêu dùng quốc tế.Vì vậy, doanh nghiệp phải liên tục nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, đồng thời có chiến lược xây dựng thương hiệu, vận dụng hiệu quả các công cụ marketing để tăng khả năng nhận diện sản phẩm, thu hút sự quan tâm của khách hàng./.
Xuân AnhTin liên quan
-
DN cần biết
Nhà máy điện là một trong những mục tiêu ưa thích của tin tặc
08:13' - 21/10/2020
Theo Cục An toàn công nghệ thông tin của Đức (BSI), mỗi ngày có khoảng 350.000 chương trình độc hại được tạo ra trong môi trường Internet trên thế giới.
-
DN cần biết
Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 5 Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông
07:00' - 21/10/2020
Tại Công văn số 8709/VPCP-CN, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có ý kiến về tình hình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 5 dự án thành phần PPP thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông.
-
DN cần biết
Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Cảng hàng không Sa Pa
22:02' - 20/10/2020
Tại Công văn số 8708/VPCP-CN, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thành lập Nghiệp đoàn cơ sở Hướng dẫn viên du lịch thành phố Đà Nẵng
14:17'
Ngày 15/11, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban Chấp hành Nghiệp đoàn cơ sở Hướng dẫn viên du lịch thành phố Đà Nẵng, gồm 111 đoàn viên.
-
DN cần biết
EC đơn giản hóa thủ tục cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động
15:52' - 14/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố bước tiến mới trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang các quốc gia thành viên khác.
-
DN cần biết
Khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024
14:25' - 13/11/2024
Sáng 13/11, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp cùng đối tác trong và ngoài nước tổ chức khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 - Vietnam Foodexpo 2024.
-
DN cần biết
Nâng chất cho sản phẩm tránh điều tra phòng vệ thương mại
11:12' - 13/11/2024
Doanh nghiệp cần trang bị kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, và cần tập trung cạnh tranh bằng chất lượng hơn là cạnh tranh bằng giá cả.
-
DN cần biết
Truyền thông chính sách thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm
10:56' - 13/11/2024
Nhà nước, báo chí, doanh nghiệp và người dân cần phối hợp chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm để đạt mục tiêu thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm.
-
DN cần biết
Bến Tre dự kiến có 66 dự án hoàn thành trong năm 2024
09:45' - 13/11/2024
Theo UBND tỉnh Bến Tre, địa phương đang tập trung các nguồn lực để đẩy tiến độ nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2024 với nhiều giải pháp đồng bộ, tích cực.
-
DN cần biết
Kết quả điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội
21:50' - 12/11/2024
Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3011⁄QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội.
-
DN cần biết
Thúc đẩy ngoại giao kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hội nhập
20:30' - 12/11/2024
Chiều ngày 12/11, tại trụ sở Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ở Hà Nội, diễn ra buổi tọa đàm giữa các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài với các doanh nghiệp, hiệp hội.
-
DN cần biết
Chia sẻ kinh nghiệm ứng phó biện pháp phòng vệ thương mại
11:58' - 12/11/2024
Trong các thị trường xuất khẩu, khu vực châu Á, châu Phi và châu Đại Dương luôn là thị trường quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Australia...