Nhiều thay đổi trong sử dụng vốn ODA
Nguồn vốn ODA đã vay sẽ được chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5% từ tháng 7/2017.
Thông tin trên được ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết tại buổi họp báo chuyên đề về quản lý tài chính các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài diễn ra chiều 25/10.
Ông Hoàng Hải cho biết thêm, nếu Việt Nam không còn nằm trong nhóm những nước nhận được các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) thì khi “tốt nghiệp” IDA, Việt Nam sẽ phải cam kết trả nợ nhanh, cụ thể phải tăng gấp đôi tốc độ trả nợ gốc.Tuy nhiên, ông cũng cho biết, phía WB cho phép Việt Nam đưa ra các phương án xử lý linh hoạt.
Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt.Từ thời hạn vay bình quân khoảng từ 30-40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7-0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn (giai đoạn trước 2010) đến thời hạn vay bình quân chỉ còn từ 10-25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay; với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên (giai đoạn 2011-2015). Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp.
Đại diện Bộ tài chính cũng cho biết thêm, Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, trong đó, “Nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch”, “Tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp phát đối với các khoản Chính phủ vay về cho vay lại”. Đối với cho vay lại chính quyền địa phương, tỷ lệ cho vay lại được xác định theo điều kiện của nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi.Tỷ lệ cho vay lại vốn ODA dự kiến chia làm 5 nhóm bao gồm: 3 nhóm đối với các tỉnh nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương theo mức độ trợ cấp, và 2 nhóm đối với các tỉnh điều tiết về ngân sách Trung ương.
Về vốn vay ưu đãi, tỷ lệ cho vay lại chia làm 2 nhóm gồm: nhóm các tỉnh nhận trợ cấp và nhóm các tỉnh có điều tiết về Trung ương. Cơ chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ qua cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng, căn cứ tính chất nguồn vốn và mức độ ưu đãi về điều kiện cho vay lại hiện hành. Cũng xuất phát từ các vướng mắc trong quản lý tài chính các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài thời gian qua và yêu cầu về quản lý trong giai đoạn tới, ông Hoàng Hải cho biết, Bộ Tài chính đã quy định một số nội dung quy định mới trong Thông tư số 111/2016/TT-BTC tập trung vào các nội dung như:Hướng dẫn rõ nội dung và quy trình xác định cơ chế tài chính ngay từ khâu đề xuất chương trình, dự án; dẫn chiếu đến các quy định đã có tại Nghị định số 16 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và làm rõ thêm yêu cầu trình bày tại báo cáo của đơn vị đề xuất.
Về khâu lập kế hoạch và kiểm soát chi, quản lý giải ngân: Thông tư mới bỏ quy định của Thông tư 218 về việc được giải ngân vượt kế hoạch; cơ sở kiểm soát chi là kế hoạch được giao hoặc kế hoạch vốn bổ sung do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Về quy trình kiểm soát chi, đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi áp dụng quy trình chung về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp, thanh toán chi giải phóng mặt bằng. Ông Hoàng Hải cũng cho biết thêm, bình quân mỗi năm nguồn ngân sách nhà nước sẽ chi khoảng 1 tỷ USD để trả nợ gốc và lãi từ việc vay nợ nước ngoài. Với Việt Nam, nguồn vốn ODA trong thời gian qua đã phát huy nhiều tác dụng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Song hiệu quả thật sự của đồng vốn ODA được sử dụng đến đâu là câu chuyện lớn rất nhiều bộ ngành, quốc hội, dư luận quan tâm.Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang chuẩn bị một bản báo cáo trước Quốc hội về quản lý vay và sử vốn ODA. Về cơ bản nguồn vốn ODA thực chất là nợ quốc gia. Việt Nam hiện đã là một quốc gia thu nhập trung bình, mối quan hệ đối tác và các nguồn tài trợ đang thay đổi.
Nguồn vốn ODA cần được sử dụng một cách chiến lược hơn và cẩn trọng hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và huy động các nguồn vốn tư nhân bổ sung cho các nguồn lực công. /.
- Từ khóa :
- ODA
- IDA
- vay ưu đãi
- Bộ Tài Chính
- WB
- nợ công
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung kế hoạch vốn đối ứng cho một số dự án ODA
09:19' - 22/10/2016
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và tư thông báo cụ thể danh mục, mức vốn cho Bộ Giao thông vận tải và 9 địa phương, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, số liệu báo cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất điều chuyển vốn các dự án ODA chậm giải ngân
16:48' - 21/10/2016
Nhiều ý kiến từ các Bộ, ngành đề xuất nên điều chuyển vốn ODA từ những dự án giải ngân chậm cho những dự án giải ngân nhanh, nhất là dự án đang cần vốn mà gần hết thời gian hiệp định vay.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu đãi thuế đối với các dự án ODA
21:35' - 08/10/2016
Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và ưu đãi thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
-
DN cần biết
Dự án đường sắt sử dụng vốn vay ODA Hàn Quốc
19:54' - 04/10/2016
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về đề xuất dự án đường sắt sử dụng vốn vay ODA từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF).
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch JICA: Hiệu quả ODA giữa Nhật Bản và Việt Nam - thành công từ hai phía
11:43' - 11/09/2016
Nhật Bản hiện là nước có nguồn tài trợ vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam, sự hợp tác giữa hai quốc gia đã mang lại nhiều thành quả tích cực và đáng ghi nhận.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Cuộc chiến chống siêu lạm phát tại Argentina tiếp tục đạt kết quả
07:45'
Viện Thống kê và Điều tra dân số quốc gia Argentina (INDEC) cho biết lạm phát ở Argentina trong 4 tháng đầu năm 2025 tăng 11,6%, sau khi giá cả tăng 2,8% trong tháng 4.
-
Tài chính
Tổng thống Mỹ không cắt giảm ngân sách 1.000 tỷ USD dành cho quân đội
10:28' - 25/05/2025
Ngày 24/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nước này đang sản xuất hàng loạt tên lửa siêu vượt âm, đồng thời nhấn mạnh không cắt giảm ngân sách quốc phòng 1.000 tỷ USD dành cho quân đội Mỹ.
-
Tài chính
Long An hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế
22:05' - 24/05/2025
Đoàn Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) vừa có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Long An.
-
Tài chính
Đầu tư nước ngoài vào quốc gia thành viên OECD cao kỷ lục
08:02' - 24/05/2025
Bộ Kinh tế Mexico hôm 22/5 cho biết nước này đã thu hút kỷ lục gần 21,4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quý I/2025, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Thuế quan và rủi ro kinh tế: Góc nhìn từ các quan chức Fed
07:00' - 23/05/2025
Các quan chức cấp cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra những cảnh báo về tác động của chính sách thuế quan lên nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
-
Tài chính
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn
21:36' - 22/05/2025
Dự luật có tên "One Big, Beautiful Bill Act" sẽ được chuyển lên Thượng viện để thông qua.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới
09:33' - 22/05/2025
Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày 21/5, vượt qua đỉnh cũ hồi tháng 1/2025, trong bối cảnh tâm lý chấp nhận rủi ro tiếp tục cải thiện sau đợt bán tháo do căng thẳng thuế quan vào tháng trước.
-
Tài chính
EC chấp thuận kế hoạch ngân sách Bỉ nhằm ổn định tài chính công
09:01' - 22/05/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức phê duyệt kế hoạch ngân sách đa năm của Bỉ, cho phép Vương quốc này có 7 năm để ổn định tài chính công, thay vì thời hạn 4 năm theo quy định ban đầu.
-
Tài chính
Tài trợ nông nghiệp: Thế khó của EU
07:42' - 21/05/2025
Giới nông dân đã phản đối kế hoạch của EC nhằm hợp nhất các nguồn tài trợ khác nhau của EU, chẳng hạn như quỹ nông nghiệp, trợ cấp khu vực và nghiên cứu của khối, thành một quỹ ngân sách duy nhất.