Nhìn lại loạt bê bối của Tân Hiệp Phát
Trước khi, ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích bị bắt vì hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “Trốn thuế”, “Cưỡng đoạt tài sản” là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2020, Tân Hiệp Phát đã vướng không ít lùm xùm liên quan đến chất lượng sản phẩm và hoạt động làm ăn riêng.
Vụ án chai nước có ruồi
Lùm xùm lớn nhất của Tân Hiệp Phát có lẽ là câu chuyện "chai nước có ruồi giá 500 triệu đồng" năm 2015. Cụ thể, ngày 3/12/2014, ông Võ Văn Minh, chủ một quán bún tại huyện Cái Bè, Tiền Giang khi lấy chai nước ngọt Number One (sản phẩm của Tân Hiệp Phát) bán cho khách thì phát hiện chai nước ngọt có ruồi.
Nảy sinh ý định tống tiền, ông Minh gọi đến Tân Hiệp Phát yêu cầu chi 1 tỷ đồng, nếu không sẽ khiếu nại lên Ban bảo vệ người tiêu dùng. Phía công ty nhiều lần gặp ông để trao đổi và cho biết không giải quyết bằng tiền đối với sản phẩm lỗi mà chỉ đổi bằng một số sản phẩm. Ông MInh không đồng ý và sau nhiều lần thương lượng, ông hạ mức tiền xuống 500 triệu đồng.
Ngày 27/1/2015, các nhân viên của Tân Hiệp Phát đến quán giao tiền cho ông Minh. Tuy nhiên, khi viết xong giấy biên nhận và bỏ tiền vào cốp xe thì ông Minh bị Công an tỉnh Tiền Giang bắt giữ. Kết quả, ông Võ Văn Minh bị phạt 7 năm tù về hành vi "cưỡng đoạt tài sản".
Kết thúc vụ việc "chai nước có ruồi giá 500 triệu đồng", người dùng là ông Minh bị tòa tuyên án phạt 7 năm tù. Còn Tân Hiệp Phát, đại diện bên bị hại, cho biết đã thiệt hại 2.000 tỷ đồng.
Đây cũng không phải lần đầu Tân Hiệp Phát vướng phải nghi vấn về chất lượng sản phẩm. Trước đó, hồi tháng 3/2009, bà Nguyễn Thị Thu Hà (Biên Hòa, Đồng Nai) đã phát hiện chai nước tăng lực Number One còn đậy nắp có ống hút bên trong.
Thời điểm đó, Đại diện Tân Hiệp Phát thừa nhận đó là những sản phẩm lỗi, nhưng khi đưa tiền bồi thường cho bà Hà thì Tân Hiệp Phát lại gọi công an đến bắt bà vì tội tống tiền. Do có đầy đủ giấy tờ nên công an đã trả tự do cho bà Hà.
Ba tháng sau đó, cơ quan điều tra phát hiện 26 tấn hương liệu chế biến nước giải khát do nước ngoài sản xuất đã hết hạn sử dụng. Hàng gắn nhãn gửi đến Công ty Tân Hiệp Phát. Tại kho hàng của Tân Hiệp Phát chi nhánh Bình Dương, cơ quan chức năng phát hiện khoảng 60 thùng hương liệu có thời hạn sử dụng ngày 3/11/2008, quá hạn 6 tháng so với ngày phát hiện.
Hay cuối năm 2010, ông Trương Ngọc Tuấn (TP.HCM) cũng phát hiện 6 chai sữa đậu nành Number One Soya đã gợn đục có lớp kết tủa màu trắng. Lô hàng này được ghi trên chai là sản xuất vào tháng 9/2010, hạn sử dụng ngày 25/6/2011.
Lùm xùm về mảng đất đai
Là một đại gia trong ngành đồ uống nhưng năm 2018, ông Trần Quí Thanh gây bất ngờ với cương vị Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản TPHCM. Trả lời báo chí thời điểm đó, ông Thanh cho biết mọi người, mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề đều liên quan tới bất động sản. Bất động sản cũng là ngành thú vị, nhất là trong giai đoạn đất nước đang phát triển, nhu cầu mở rộng thành phố, mở rộng kinh doanh rất lớn.
Nói đến vai trò của ngành này trong tập đoàn Tân Hiệp Phát, ông Thanh khẳng định "là ngành được quan tâm đặc biệt". Đồng thời, ông nhấn mạnh tập đoàn tham gia bất động sản không phải vì "nó đang lên, mà cảm thấy đang ở điểm rơi phù hợp với bản thân và thời cơ chín muồi để lấn sân sang mảng khác".
Sau đó, Tân Hiệp Phát đã nhanh chóng thành lập hơn 20 doanh nghiệp có tổng vốn điều lệ gần 20.000 tỷ đồng để hiện thực tham vọng này.
Ông Thanh ít khi đứng tên sở hữu phần vốn góp trong các công ty thuộc hệ thống Tân Hiệp Phát, mà hầu hết do vợ là bà Phạm Thị Nụ và 2 con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đứng tên.
Bên cạnh những công ty có vốn tương đối lớn được thành lập gần đây, từ đầu năm 2018 đến nay gia đình ông Thanh cũng thành lập cả chục công ty khác. Một số cái tên đáng chú ý như Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Quang Vinh có vốn 1.200 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Century Bay Đà Nẵng (772 tỷ đồng), Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản TQT (50 tỷ đồng)...
Tuy nhiên điều bất ngờ là chỉ vài tháng sau khi thành lập, vào tháng 8-9/2019, hầu hết các công ty trong số này đã đột ngột công bố giải thể với cùng lý do là "Không có dự án để đầu tư, phát triển và về việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp không có hiệu quả".
Sau khi cho ngưng hoạt động loạt doanh nghiệp thành lập năm 2019 thì sang năm 2021-2022, Tân Hiệp Phát lại cho thành lập khoảng chục công ty mới với vốn điều lệ vài trăm tỷ đồng mỗi đơn vị, tất cả đều hoạt động ngành nghề bất động sản. Các doanh nghiệp này đều do các thành viên trong gia đình ông Thanh nắm vốn và làm đại diện pháp luật, trong đó phần lớn là do bà Trần Uyên Phương đứng tên.
Quỹ đất của gia đình ông Thanh trải rộng khắp cả nước và sở hữu nhiều lô "đất vàng" tại Đà Nẵng, TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu.../.
Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Đế chế tỷ USD của ông "trùm" đồ uống Tân Hiệp Phát
17:28' - 11/04/2023
Trước khi dàn lãnh đạo vướng vòng lao lý, Tân Hiệp Phát được xem là một trong những "ông lớn" ngành đồ uống trong nước.
-
Chuyển động DN
Tân Hiệp Phát kinh doanh những mảng gì?
16:38' - 11/04/2023
Tân Hiệp Phát là một trong những doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát lớn tại Việt Nam, hiện doanh nghiệp đang kinh doanh những mảng nào ngoài lĩnh vực đồ uống?
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố ba cha con ông Trần Quí Thanh thuộc công ty Tân Hiệp Phát
18:13' - 10/04/2023
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Nestlé Việt Nam khởi động chương trình “Biến Tấu Vạn Nguyên Liệu, Nấu Triệu Món Việt”
17:11' - 30/04/2025
Nestlé Việt Nam và Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vừa khởi động Chương trình hợp tác năm 2025 của đề án “Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt”
-
Chuyển động DN
Boeing và các hãng hàng không “gánh” hậu quả do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
14:20' - 30/04/2025
Boeing cho biết một số khách hàng tại Trung Quốc đã thông báo không nhận máy bay mới do ảnh hưởng của thuế quan.
-
Chuyển động DN
Meta phát hành ứng dụng AI cạnh tranh với ChatGPT
10:08' - 30/04/2025
Ứng dụng mới này cũng thay thế Meta View làm ứng dụng đồng hành cho kính thông minh Ray-Ban Meta, cho phép các cuộc trò chuyện diễn ra trên nhiều thiết bị khác nhau.
-
Chuyển động DN
Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
10:07' - 30/04/2025
Thép dự ứng lực Hòa Phát chính thức được sử dụng làm vật liệu thi công trong gói thầu EPC thuộc giai đoạn 1 dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh (Lạng Sơn – Cao Bằng).
-
Chuyển động DN
WinMart/WinMart+ chạm mốc 4.000 cửa hàng, tiếp tục phủ sóng thị trường bán lẻ nông thôn
10:48' - 29/04/2025
Với mục tiêu phục vụ gần 65 triệu dân số tại nông thôn, WinMart/WinMart+ đã chính thức khai trương cửa hàng thứ 4.000 tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội).
-
Chuyển động DN
Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ
07:47' - 29/04/2025
Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.
-
Chuyển động DN
Nâng cao năng lực lãnh đạo, xây dựng Đảng bộ EVNNPT trong sạch, vững mạnh
15:24' - 28/04/2025
Trong hai ngày 27-28/4, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Chuyển động DN
Wake-Up 247 hợp tác chiến lược với Manchester City tại Việt Nam
14:35' - 28/04/2025
Wake-Up 247 trở thành đối tác nước tăng lực chính thức của Câu lạc bộ (CLB) Manchester City tại Việt Nam trong giai đoạn 2025-2027.
-
Chuyển động DN
Đảm bảo điện phục vụ khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025
11:36' - 28/04/2025
Công ty Điện lực Tuyên Quang đã triển khai phương án cấp điện chi tiết, không thực hiện cắt điện trên địa bàn trong thời gian diễn ra các hoạt động lễ hội (trừ trường hợp xử lý sự cố).