Nhìn lại những bài học lạm phát trong thập niên 1970
Giá cả tăng nhanh là kết quả không thể tránh khỏi của đại dịch, họ đã nói như vậy trước khi nói thêm rằng ít nhất tình hình không giống như thảm họa lạm phát của những năm 1970.
Tuy nhiên, theo tờ Financial Times của Anh, các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách cần xem xét kỹ hơn các bằng chứng. Lạm phát giá tiêu dùng trong tháng 3/2022 đã đạt mức cao mới trong 40 năm là 8,5% ở Mỹ và mức cao nhất trong 30 năm là 7% ở Anh.Có hai nguyên nhân chính và mang nhiều điểm tương đồng với cú sốc dầu mỏ đầu tiên vào cuối năm 1973, khi các quốc gia Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thực thi lệnh cấm vận dầu mỏ đối với các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến Yom Kippur.
Giai đoạn đó cũng có yếu tố giống như hiện nay: Cả thị trường lao động Mỹ và Anh đều có dấu hiệu cầu vượt cung. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng Ba đã giảm xuống mức 3,6%, chỉ cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với tỷ lệ thấp nhất trong hơn 50 năm. Tiền lương của người lao động Mỹ cũng tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.Tại Vương quốc Anh, số liệu thị trường lao động mới nhất cho thấy tỷ lệ thất nghiệp là 3,8%, mức thấp nhất kể từ năm 1973 trong khi cũng ghi nhận một kỷ lục về số lượng vị trí công việc cần tuyển dụng. Tổng tiền lương của lao động Anh tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Kết hợp với nhu cầu nội địa quá mức trên thị trường lao động là một cú sốc toàn cầu về nguồn cung khiến giá nhiên liệu và năng lượng tăng mạnh. Vào giữa những năm 1970, nguyên nhân giá năng lượng tăng là do một nhóm các nhà sản xuất dầu mỏ hùng mạnh tìm cách trừng phạt phương Tây. Lần này, thủ phạm là việc các chuỗi cung ứng bị kéo căng do những tác động lâu dài của đại dịch, cùng với mong muốn hạn chế mua khí đốt từ Nga.Bổ sung cho những hạn chế về nguồn cung toàn cầu là những dấu hiệu cho thấy những tàn tích lâu dài không có lợi của COVID-19 ở trong nước đối với thị trường lao động, làm giảm số lượng người có sẵn và sẵn sàng làm việc ở cả Mỹ và Vương quốc Anh.Do đó, lạm phát ở Mỹ và Anh vừa là hiện tượng do cầu kéo căng, vừa là hiện tượng chi phí tăng mạnh. Những diễn biến này giống như giai đoạn những năm 1970, đòi hỏi tất cả chúng ta phải nghiên cứu lại những bài học của thập kỷ đó.Đầu tiên, có thể có những hậu quả kinh tế và chính trị tồi tệ khi điều hành một nền kinh tế chịu áp lực cao.Kích cầu được cho là một chính sách có ít nhược điểm vì nó sẽ tăng việc làm, tái thu hút những người bị thiệt thòi vào thị trường lao động và tăng lương thực tế. Nhưng chúng ta phải hiểu lại rằng kích thích tài chính và tiền tệ quá mức, kết hợp cùng với việc làm và mức lương danh nghĩa tăng nhanh không đồng nghĩa là giúp tầng lớp trung lưu Mỹ trở nên khá giả hơn, nếu giá cả tăng nhanh hơn thu nhập.Khi những người đó trở nên nghèo hơn, họ không có lòng tin trong việc giúp đỡ người khác có việc làm nếu tình hình càng thêm khó khăn. Dù thị trường lao động của Vương quốc Anh vẫn mạnh, nhưng thu nhập khả dụng thực tế của các hộ gia đình đang trên đà giảm mạnh nhất trong năm nay kể từ khi các số liệu này được bắt đầu ghi nhận vào năm 1956.Bài học thứ hai đã được nhắc lại bởi một trong những cha đẻ của đồng tiền chung châu Âu trong tuần này. Khi chỉ trích Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vì đã quá chậm chạp trong việc tăng lãi suất, ông Otmar Issing lưu ý rằng Ngân hàng trung ương Đức - Bundesbank - cho đến nay là thành công nhất trong những năm 1970 khi hành động quyết đoán nhằm làm giảm lạm phát và Tây Đức chỉ bị suy thoái nhẹ. Ông cũng nói rằng Fed đã đợi quá lâu, dẫn đến lạm phát hai con số và suy thoái sâu, rất sâu. Các nhà chức trách Vương quốc Anh đã mắc sai lầm thậm chí còn lớn hơn.Với lịch sử và tình trạng cầu quá mức hiện tại, rõ ràng là Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương Anh cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ một cách đáng kể, loại bỏ phần lớn các biện pháp kích thích hiện đang tồn tại. Khó khăn, như ông Otmar Issing tự nhận thấy, là phải biết cần loại bỏ bao nhiêu và nhanh như thế nào.Yếu tố gây sốc nguồn cung toàn cầu do giá năng lượng, nhiên liệu và lương thực tăng cao. Chúng đương nhiên sẽ làm giảm nhu cầu trong nước, đặc biệt là ở các nước nhập khẩu ròng các sản phẩm này như Vương quốc Anh.Điều này đưa chúng ta đến bài học thứ ba và cũng là bài học cuối cùng của những năm 1970: Việc điều chỉnh chính sách thành công như Bundesbank đã làm khi đó là vô cùng khó khăn và đòi hỏi nhiều may mắn trong phán đoán.Nguy cơ suy thoái ở cả hai bờ Đại Tây Dương hiện nay là rất cao. Có lẽ đã quá muộn, lạm phát đã tăng mạnh và chính sách tiền tệ cần tạo ra một cuộc suy thoái để đẩy tiền ra khỏi hệ thống. Hoặc là các nhà hoạch định chính sách sẽ quá thận trọng, quá chậm chạp và cho phép lạm phát kéo dài rồi lan sâu rộng vào nền kinh tế với những hậu quả khó lường.Con đường mà tất cả chúng ta mong muốn rất hẹp và nằm giữa những thảm họa kinh tế này. Có thể chúng ta sẽ xóa bỏ được tình trạng lạm phát cao mà không rơi vào suy thoái kinh tế sâu sắc, nhưng tỷ lệ cược cho kết quả tốt đẹp này là thực sự thấp./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Singapore thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm đối phó với lạm phát
07:49' - 16/04/2022
Ngày 14/4, Cơ quan tiền tệ Singapore, tức ngân hàng trung ương – MAS đã thắt chặt chính sách tiền tệ lần thứ ba kể từ tháng 10/2021 trong một động thái kép nhằm đối phó với tình trạng lạm phát.
-
Tài chính
Người tiêu dùng Mỹ bắt đầu cảm nhận áp lực lạm phát
10:51' - 15/04/2022
Tháng 3 vừa qua, lạm phát hằng năm của Mỹ tăng cao nhất trong 40 năm nhưng cũng có những dấu hiệu cho thấy áp lực giá cả đã đạt đỉnh và sẽ bắt đầu giảm dần.
-
Tài chính
Eurozone: Lạm phát kỳ vọng trung bình 5 năm cao kỷ lục
08:30' - 14/04/2022
Lạm phát kỳ vọng trung bình 5 năm tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) ở mức trên 2,4% vào ngày 13/4, mức cao kỷ lục trong 10 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42'
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39'
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.