Nhìn lại thế giới 2015: Năm nhiều khó khăn với kinh tế Nga
Thêm vào đó, kinh tế Nga còn chịu sức ép từ các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt đối với nước này gần 2 năm nay liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.
Những áp lực ở trong và ngoài nước khiến bức tranh kinh tế của Nga năm 2015 khá u ám.
Do năng lượng lâu nay vẫn được coi là "trái tim" của nền kinh tế Nga nên khi giá dầu toàn cầu tuột dốc, từ 100 USD/thùng hồi đầu năm 2014 xuống còn khoảng 35 USD/thùng thời điểm cuối năm 2015, nền kinh tế Nga vốn quá phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu dầu đã bị thiệt hại nghiêm trọng.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva càng khiến cho tình hình thêm trầm trọng khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính những biện pháp này có thể khiến Nga bị thiệt hại khoảng 9% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong trung hạn.
Trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh, Bộ Phát triển Kinh tế Nga dự báo GDP của Nga sẽ giảm 5% trong năm, như vậy, doanh thu của chính phủ sẽ giảm 3 nghìn tỷ ruble (tương đương 42,8 tỷ USD). Cuộc khủng hoảng kinh tế cũng khiến đồng nội tệ của Nga mất giá tới 72,2% so với đồng USD tính từ tháng 3/2014 đến tháng 12/2015.
Nga buộc phải giảm nhập khẩu các mặt hàng và tìm kiếm các mặt hàng khác để thay thế trong chương trình quốc gia thay thế hàng nhập khẩu.
Đối mặt với bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi cải thiện cơ cấu kinh tế, nâng cao công tác quản lý và thu hút đầu tư nước ngoài.Hưởng ứng lời kêu gọi này, tháng 1/2015, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã ký "gói chống khủng hoảng" có hiệu lực 1 năm trị giá 2,3 nghìn tỷ ruble (30 tỷ USD) để bình ổn nền kinh tế trong nước.
"Gói chống khủng hoảng" đã đạt được những hiệu quả đầu tiên khi các chỉ số kinh tế của nước này tiếp tục được cải thiện trong quý IV/2015 và nền kinh tế Nga đã có dấu hiệu phục hồi.
Bên cạnh việc đa dạng hóa cơ cấu nền kinh tế, từng bước thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào xuất khẩu dầu, năm 2015, Chính phủ Nga tiếp tục đẩy mạnh "chính sách hướng Đông", tích cực hợp tác với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi hiện chiếm tới 1/4 tỷ trọng kinh tế thế giới.
Nga triển khai và mở rộng các dự án hợp tác kinh tế giữa các nước Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như đề xuất thiết lập đối tác kinh tế thương mại giữa ba tổ chức này.
Mặc dù tình hình hiện nay vẫn khá phức tạp, đặc biệt là thị trường dầu toàn cầu đang biến động mạnh mẽ, song Tổng thống Putin vẫn tỏ ra tin tưởng vào triển vọng nền kinh tế của nước Nga.
Trong Thông điệp Liên bang hồi đầu tháng này, ông Putin đã nêu ra một số "điểm sáng" trong bức tranh kinh tế, đồng thời kêu gọi đất nước sẵn sàng đối mặt với một giai đoạn giá dầu tiếp tục thấp và các biện pháp trừng phạt tăng cường./.
- Từ khóa :
- kinh tế Nga
- khó khăn
- năm 2015
- giá dầu
- trừng phạt
- phương Tây
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga cấm nhập khẩu nông sản từ Ukraine
06:18' - 23/12/2015
Moskva vừa ban hành lệnh cấm nhập khẩu nông sản từ nước láng giềng Ukraine trong một động thái đáp trả việc Kiev ký Thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế khó khắn, Nga tinh giản bộ máy chính phủ
11:11' - 22/12/2015
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 21/12 đã ký nghị định cắt giảm 10% số nhân viên chính phủ từ ngày 1/1/2016.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chỉ trích việc EU gia hạn lệnh trừng phạt
09:08' - 22/12/2015
Nga cho rằng việc EU gắn các biện pháp trừng phạt Moskva với việc giải quyết cuộc xung đột ở Đông nam Ukraine là gượng ép, không có cơ sở và thiếu logic.
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẵn sàng ứng phó với bất kỳ kịch bản kinh tế nào
20:44' - 17/12/2015
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/12 cho biết "xứ sở Bạch dương" chuẩn bị và sẵn sàng đối mặt với bất kỳ kịch bản kinh tế nào.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.