Nhìn lại thế giới 2017: Năm nhiều biến động trong quan hệ EU-Mỹ
Tỷ phú Donald Trump, một ứng cử viên được coi là "người ngoại đạo" có tư tưởng dân túy, với nhiều quan điểm đối ngoại phi truyền thống đắc cử tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử đầy kịch tính diễn ra cuối năm 2016.
Chiến thắng của ông Trump từng khiến nhiều chính khách châu Âu đi từ bất ngờ đến lo ngại sâu sắc cho tương lai mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, trong bối cảnh khẩu hiệu tranh cử "Nước Mỹ trước tiên" của tỷ phú Donald Trump chi phối hầu hết các quyết sách quan trọng của Nhà Trắng trong các mối quan hệ quốc tế.
Ngay từ những ngày ông Trump mới bước chân vào Nhà Trắng, các nhà lãnh đạo EU đã phải nhiều phen "đứng ngồi không yên" trước những phát ngôn của tân Tổng thống Mỹ. Đơn cử như trước sự kiện Anh rời khỏi EU (Brexit), ông Trump đã có nhiều phát ngôn gây sốc cho châu Âu kiểu như “Tôi tin rằng sẽ có nhiều nước châu Âu khác ra khỏi EU theo gương của Anh" hay “Tôi nghĩ rằng Brexit sẽ thành công”.
Những tuyên bố của ông Donald Trump không khỏi gây căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và EU, nhất là khi những tháng đầu năm nay cũng là thời điểm tại châu Âu diễn ra nhiều cuộc bầu cử quan trọng, như tại Hà Lan hay Pháp, được xem là "phép thử" đối với tương lai hội nhập EU, trong bối cảnh chủ nghĩa dân túy và làn sóng hoài nghi châu Âu đang dâng cao trên "Lục địa già".
Thêm vào đó, phía Mỹ lại tiếp tục có một loạt động thái như những "gáo nước lạnh" dội vào châu Âu, như đe dọa xem xét lại mối quan hệ với EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Donald Trump cũng đình chỉ cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP), một thỏa thuận về tự do thương mại giữa EU và Mỹ, và áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch.
Với lý do muốn lấy lại việc làm cho nước Mỹ, ông Donald Trump đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế tối xuất khẩu hàng hóa của các nước EU vào thị trường Mỹ. Trên trường quốc tế, hàng loạt chính sách của Mỹ được coi là đi ngược lại lợi ích của EU, khiến đồng minh lâu năm này của Washington phản ứng mạnh mẽ.
Như việc tháng 6/2017, Tổng thống Mỹ tuyên bố Washington sẽ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, bước đi mà Brussels chỉ trích là "không thể chấp nhận được". Ông Trump cũng phản đối và để ngỏ khả năng Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà nhóm P5+1, gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức ký kết với Iran năm 2015, trong khi EU kiên quyết bảo vệ thỏa thuận mà liên minh này cũng là một bên tham gia đàm phán tích cực và phải rất nỗ lực mới đạt được.
Sau những tuyên bố và hành động "gây sốc" như vậy từ Nhà Trắng, trong mắt EU, Mỹ dường như không còn là đối tác tin cậy và những tuyên bố về “tình đoàn kết xuyên Đại Tây Dương” hóa ra chỉ là những "lời nói đầu môi". EU hết lo ngại lại nối tiếp hoài nghi về việc ông Donald Trump có thể tiếp tục có những bước đi bất ngờ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đồng minh và đối tác bên kia bờ Đại Tây Dương.
Đó là chưa kể mối bất hòa giữa Mỹ và EU càng bị khoét sâu bởi những khác biệt sâu sắc về quan điểm trong hàng loạt vấn đề chủ chốt giữa Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Đức Angela Merkel, hai nhà lãnh đạo được giới phân tích ví như "lửa và nước".
Không những công khai chỉ trích chính sách của tân Tổng thống Mỹ, đích thân nữ Thủ tướng Đức, quốc gia đầu tàu EU, từng cảnh báo rằng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đã suy yếu do việc ông Trump trở thành tổng thống, và châu Âu thực sự phải "tự mình nắm lấy vận mệnh của chính mình" chứ không thể trông cậy vào đồng minh lịch sử Mỹ nữa.
Điều đó cho thấy mối quan hệ đồng minh hai bờ Đại Tây Dương năm 2017 đã thực sự lạnh nhạt, xa cách, thậm chí có nguy cơ tan vỡ bởi những hố sâu ngăn cách quá lớn.
Tuy nhiên, người ta cũng nhận thấy Tổng thống Mỹ đã có sự thay đổi thái độ theo thời gian trong hai chuyến công du châu Âu năm nay.
Chuyến thăm lần đầu tiên của ông Trump vào tháng 5/2017 đến châu Âu, vốn được kỳ vọng là để trấn an các đồng minh, đã khiến EU thất vọng và bất an khi tại Brussels, Tổng thống Mỹ "trách móc" lãnh đạo các nước châu Âu không đóng góp tài chính và né tránh việc khẳng định cam kết về phòng vệ tập thể với NATO, hành động mà tất cả những người tiền nhiệm của ông đều thực hiện khi lên cầm quyền.
Song 2 tháng sau, trong chuyến công du tới châu Âu lần thứ 2 với chặng dừng chân tại Ba Lan và tiếp đó là tham dự Hội nghị Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu (G20) tại Đức, ông Trump đã không chỉ trích EU, mà ca ngợi mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu "đang phát triển mạnh mẽ", đồng thời cam kết giữ quy ước phòng thủ chung với NATO. Tuy nhiên, ông vẫn “nhắc khéo” các nước châu Âu cần tăng cường đầu tư hơn nữa trong lĩnh vực quốc phòng để có thể tự "bảo vệ chính mình".
Thực tế cho thấy EU vẫn luôn nghi ngờ về khả năng của Tổng thống Trump trong việc đảm bảo cam kết của Mỹ về tăng cường quan hệ thương mại cũng như tiếp tục là chiếc ô an ninh cho châu Âu.
Nhưng mặt khác, trong bối cảnh thế giới ngày càng biến động và diễn biến phức tạp với những thách thức to lớn, EU có lợi ích quan trọng khi nhận được sự hậu thuẫn của Mỹ trong nhiều vấn đề, đặc biệt là an ninh quốc phòng.
Bên cạnh đó, trong mối quan hệ kinh tế xuyên Đại Tây Dương thì cả EU và Mỹ đều là đối tác quan trọng bậc nhất của nhau. Mỹ có nhiều lợi thế về công nghệ trong khi châu Âu rất mạnh về xuất khẩu.
Nước Mỹ cũng cần EU như một đồng minh, một đối tác không dễ có được và không thể thay thế. Hai bên có sự tương đồng trong hầu hết các giá trị về hệ tư tưởng, kinh tế, an ninh và có nhiều lợi ích chung.
Xét tới lợi ích an ninh, kinh tế hay địa chiến lược, giữa Mỹ và EU vẫn có quá nhiều điểm song trùng. Việc duy trì mối quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương giữ một vai trò rất quan trọng cả về mặt cấu trúc, tính chất cũng như tầm ảnh hưởng của nó đối với cả Mỹ và EU.
Nhìn lại một năm qua, mối quan hệ giữa EU và Mỹ có những thời điểm đã trở nên khá căng thẳng mà nguyên do chủ yếu là những thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với các đối tác. Tuy nhiên, phải thừa nhận là trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vẫn là hòn đá tảng cho việc duy trì an ninh và ổn định cả về chính trị và kinh tế tại châu Âu cũng như Mỹ, kể cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Để cho mối quan hệ liên minh đã tồn tại từ nhiều thập kỷ qua đi đến đổ vỡ là điều mà chắc chắn cả hai phía EU và Mỹ đều không cho phép xảy ra./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Báo Nga nhận xét về mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Đức
06:30' - 15/12/2017
Báo Độc lập (Nga) số ra ngày 6/12 đăng bài viết cho biết Diễn đàn Chính sách Đối ngoại do Quỹ Korber tổ chức đã diễn ra tại Berlin, Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ muốn ngân sách của LHQ cắt giảm thêm
14:35' - 13/12/2017
Theo các nhà ngoại giao, Mỹ đang tìm cách cắt giảm thêm ngân sách chủ chốt của Liên hợp quốc trong giai đoạn 2018-2019.
-
Kinh tế Thế giới
Danh sách đen của EU về các "thiên đường thuế" bị nhiều nước phản đối
20:24' - 07/12/2017
Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Hàn Quốc và Tunisia đã lên tiếng phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) liệt các nước này vào danh sách đen các "thiên đường trốn thuế".
-
Kinh tế Thế giới
EU siết chặt kiểm soát các nội dung cực đoan trên trang mạng xã hội
14:36' - 07/12/2017
Các công ty công nghệ Internet như Facebook, Youtube của Google và Twitter cần nỗ lực hơn để ngăn chặn việc đăng tải những thông tin tuyên truyền có nội dung cực đoan trên những trang mạng này.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận khung EU - Mercosur có thể sẽ được ký kết vào năm tới
20:30' - 06/12/2017
Một quan chức thuộc Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) mới đây tỏ ý tin trường rằng Mercosur sẽ đạt được với châu Âu một thỏa thuận khung và cơ hội đạt được thỏa thuận là trên 70%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này