Nhìn lại thế giới năm 2016: Nền kinh tế Singapore đi qua sóng gió
Diễn đàn Đông Á số mới ra có bài viết tiêu đề “Nhìn lại thế giới năm 2016: Nền kinh tế Singapore đi qua sóng gió”. Dưới đây là nội dung chi tiết:
Nền kinh tế Singapore đang tăng trưởng chậm lại so với dự đoán. Ước tính mới nhất của Bộ Thương mại và Công nghiệp cho thấy tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong năm 2016 sẽ dao động trong khoảng từ 1% đến 1,5%, mức thấp nhất kể từ Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trước đó, Chính phủ Singapore đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu những “cơn gió ngược” từ bên ngoài và cơ cấu lại nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng.
Trong năm 2016, nền kinh tế mở và phụ thuộc thương mại của Singapore nhìn chung bị thiệt hại bởi sự suy thoái theo chu kỳ toàn cầu.
Sự sụt giảm liên tục của giá dầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành công nghiệp liên quan đến dầu mỏ và việc xây dựng các giàn khoan. Nhu cầu từ Trung Quốc cũng chậm lại khi Bắc Kinh tái cơ cấu nền kinh tế riêng của mình.
Những bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu xuất phát từ sự kiện cử tri Vương quốc Anh lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, trong khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng đã tạo ra những thách thức mới.
Giữa lúc nhiều nền kinh tế phát triển và đang phát triển đang chuyển hướng sang bảo hộ, thì nền kinh tế của Singapore vẫn phải để mở.
Tự do hóa đơn phương trước đây đã không bảo đảm Singapore có thể tiếp cận thị trường không phân biệt đối xử trong một thị trường toàn cầu bị đứt gãy do các hiệp định thương mại ưu đãi và bảo hộ mậu dịch gia tăng. Singapore đã trở nên khao khát tham gia các hiệp định thương mại ưu đãi.
Singapore là thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, được hình thành vào cuối năm 2015. Nước này cũng đã ký hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà Tổng thống Mỹ mới đắc cử không ủng hộ.
Nhưng hậu quả đối với Singapore sẽ không lớn vì nước này đã có các hiệp định thương mại với tất cả các bên ký kết TPP, trừ Canada và Mexico.
Giờ đây, việc hoàn thành Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), bao gồm 10 nước ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand, là một ưu tiên cao.
Tuy nhiên, các ngành dịch vụ của Singapore vẫn đang bị đe dọa. Ngành hàng không và vận chuyển quốc gia đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng hàng không ở Trung Đông cũng như những khu vực cạnh tranh mới nổi từ Đông và Đông Nam Á.
Vị trí của Singapore như một trung tâm trung chuyển trong khu vực, vận tải đường biển và dịch vụ hậu cần cũng đang bị ảnh hưởng bởi các tuyến đường thương mại mới và cơ sở hạ tầng ở Bắc Băng Dương, khu vực xuyên Á và các nước ASEAN.
Ở trong nước, các doanh nghiệp Singapore đang chịu gánh nặng bởi nhu cầu tái cơ cấu trong bối cảnh suy thoái theo chu kỳ toàn cầu, chi phí vận hành cao, các chính sách hạn chế tiếp cận lao động nước ngoài và hiệu suất yếu. Xuất khẩu của Singapore cũng giảm, sản xuất đang đối mặt với chi phí cao, thiếu lao động, đất đai.
Thị trường chứng khoán đối mặt với hiệu suất thu nhập doanh nghiệp yếu kém dù thị trường bất động sản vẫn còn ấm. Chương trình Chuyển đổi Công nghiệp của Singapore cung cấp các ưu đãi tài chính và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thúc đẩy sự đổi mới và mở rộng ra nước ngoài, nhưng chỉ có thể tạo ra kết quả đáng kể trong dài hạn.
Sự suy thoái theo chu kỳ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng tác động tiêu cực đến thị trường lao động, nhất là trong lĩnh vực khai thác dầu và khí đốt ở ngoài khơi, ngành điện tử, ngân hàng, xây dựng và bất động sản.
Các chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và nhân viên kỹ thuật chiếm hơn một nửa lực lượng lao động nhưng phải đối mặt với rủi ro cao hơn khi bị thôi việc và khó khăn hơn trong xin việc làm trở lại do những kỹ năng không phù hợp.
Việc làm có sẵn chủ yếu là ở trong những lĩnh vực như công nghệ thông tin, y tế, cơ sở hạ tầng công cộng và giáo dục, trong đó chi tiêu chính phủ tăng đang hỗ trợ một số tăng trưởng.
Chính phủ Singapore đã kêu gọi công nhân tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết thông qua chương trình “Kỹ năng tương lai” để giúp họ tiếp nhận những kỹ năng mới và lấp đầy chỗ trống hiện tại cũng như chuẩn bị cho công việc trong tương lai.
Một dân số và lực lượng lao động già đi nhanh chóng cũng ảnh hưởng đến chi phí y tế và an sinh xã hội. Việc cung cấp chăm sóc sức khỏe đã tăng lên với “Gói chăm sóc thế hệ tiên phong” và nhiều cơ sở y tế công. Quỹ dự phòng trung ương cung cấp mạng lưới an toàn xã hội cơ bản cho hầu hết người Singapore.
Nhưng đó là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nghỉ hưu đối với nhiều người có thu nhập thấp và các hộ gia đình tự làm chủ. Điều này đã dẫn đến các chương trình khác nhau của chính phủ như chương trình phúc lợi lao động cho những công nhân có tay nghề thấp.
Bước vào năm 2017, Singapore sẽ phải tiếp tục đối mặt với một môi trường bên ngoài hỗn loạn và không chắc chắn, do đó triển vọng tăng trưởng ảm đạm.
Trong bối cảnh kinh tế u ám như vậy, Chính phủ Singapore đang hối thúc các doanh nghiệp và hộ gia đình duy trì sự lạc quan về kinh tế và gắn kết xã hội. Chính phủ Singapore có khả năng sẽ tăng chi tiêu tài chính để khắc phục khó khăn.
Chiến lược kinh tế của chính phủ là để chuẩn bị cho những thách thức trước mắt và lâu dài thông qua đổi mới, kinh doanh và kỹ năng cũng như nâng cao hiệu suất năng suất.
Ủy ban Kinh tế tương lai (CFE) được thành lập vào đầu năm 2016 nhằm xác định những lĩnh vực tăng trưởng chính cũng như phát triển các chiến lược để thúc đẩy sự đổi mới, kinh doanh và phù hợp với những kỹ năng tương lai của Singapore. Những khuyến nghị của CFE sẽ được đưa ra xem xét vào đầu năm 2017.
- Từ khóa :
- kinh tế singapore
- singapore
- kinh tế toàn cầu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch xuất khẩu của Singapore lấy lại đà phục hồi
14:19' - 18/12/2016
Kim ngạch xuất khẩu nội địa phi dầu mỏ (NODX) của Singapore đã lấy lại đà hồi phục và tăng trở lại ở mức 11,5% trong tháng 11/2016, sau khi đã giảm tới 12% trong tháng trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia bi quan về sức tăng trưởng của kinh tế Singapore
06:01' - 15/12/2016
Cuộc khảo sát mới nhất của MAS chỉ ra rằng hầu hết các nhà kinh tế cảm thấy bi quan hơn về hoạt động bán buôn, bán lẻ, xây dựng, cũng như sức tăng trưởng của khu vực tài chính và bảo hiểm.
-
Kinh tế Thế giới
Số người mất việc làm tại Singapore cao nhất trong vòng 7 năm qua
13:09' - 14/12/2016
Ngày 13/12, số liệu mới nhất của Bộ Nhân lực Singapore (MOM) cho biết số người bị mất việc làm tại nước này đã lên mức cao nhất trong vòng 7 năm qua, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2009.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Singapore được bầu làm Chủ tịch G30
13:49' - 01/12/2016
Phó Thủ tướng Singapore Tharman Shanmugaratnam đã chính thức được bầu làm Chủ tịch G30, một diễn đàn quốc tế gồm các nhà lãnh đạo tài chính của cả lĩnh vực công và tư.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore mạnh tay trong cuộc chiến chống rửa tiền và tài trợ khủng bố
06:44' - 30/11/2016
Singapore cho biết sẽ đẩy mạnh cuộc chiến chống các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố trước những khuyến cáo mới đây của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).
-
Kinh tế Thế giới
Singapore đối mặt với sức ép về lương cao và môi trường không thuận lợi
07:28' - 31/10/2016
Kinh tế Singapore dự kiến tăng trưởng 1-2% trong năm nay với môi trường thương mại không thuận lợi, giới phân tích cho rằng sức ép lương cao là dấu hiệu cho thấy nước này đối mặt nguy cơ suy thoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fitch hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009
19:51'
Trong một bản cập nhật đặc biệt cho báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu hàng quý, Fitch dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng chậm lại ở mức dưới 2% trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ làm tăng nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá
19:21'
Những tuyên bố thiếu nhất quán về chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến thị trường ngoại hối toàn cầu biến động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc duy trì liên lạc ở cấp chuyên viên với Mỹ
18:35'
Ngày 17/4, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết bộ này vẫn duy trì liên lạc với đối tác Mỹ ở cấp chuyên viên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đàm phán thương mại với Nhật Bản có tiến triển
16:16'
Đối thoại với ông Trump hôm thứ Tư là Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Ryosei Akazawa, một người thân tín của Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba.
-
Kinh tế Thế giới
ASML cảnh báo tình trạng bất ổn thuế quan mới của Mỹ ngày càng tăng
13:46'
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Hà Lan ASML cảnh báo về tình trạng bất ổn ngày càng tăng liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 sụt giảm so với quý trước.
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
13:28'
Toàn quyền New Zealand Cindy Kiro mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được thiết lập, hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Bang California đệ đơn kiện Tổng thống Mỹ D.Trump
12:55'
Ngày 16/4, bang California của Mỹ đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với các đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung
12:43'
Phát biểu tại cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung và hợp tác trên tinh thần cởi mở.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đẩy Fed vào thế khó
12:27'
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell, vừa đưa ra cảnh báo mạnh mẽ nhất từ trước đến nay về nguy cơ suy giảm kinh tế do các chính sách thuế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.