Nhu cầu từ Trung Quốc có thể đảo ngược đà giảm của thị trường kim loại?
Các nhà đầu tư hàng hóa đang kỳ vọng vào Trung Quốc để đảo ngược xu hướng tiêu cực trên thị trường kim loại toàn cầu, nhưng họ có thể sẽ thất vọng vì các biện pháp của nước này sẽ khó có thể kích thích đầu tư và thúc đẩy thị trường tăng giá như đã từng xảy ra.
Giá các kim loại cơ bản trong giai đoạn tháng 3-6/2022 đã ghi nhận quý tồi tệ nhất kể từ năm 2008, và xu hướng giảm tiếp tục duy trì trong tháng Bảy.
Giá kim loại đồng đã có thời điểm giảm xuống dưới 7.500 USD/tấn trong phiên giao dịch tuần trước; đây là mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020 và giảm khoảng 29% so với mức kỷ lục đạt được trong tháng 3/2022. Giá quặng sắt giảm khoảng 1/3 so với mức cao nhất trong năm nay và giá nhôm giảm khoảng 40%.
Hãng tin Bloomberg đưa tin Bộ Tài chính Trung Quốc đang cân nhắc cho phép chính quyền địa phương bán 1.500 tỷ nhân dân tệ (khoảng 220 tỷ USD) trái phiếu đặc biệt trong nửa cuối năm để tăng tốc cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế.
Hồi đầu năm nay, Chính phủ Trung Quốc đã chỉ đạo việc quyết tâm dồn toàn lực để thúc đẩy cơ sở hạ tầng. Triển vọng của kế hoạch mới công bố này đã giúp thị trường hàng hóa hồi phục nhẹ sau nhiều tuần giảm giá gần đây.
Các biện pháp kích thích trước đây của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc “giải cứu” các hàng hóa công nghiệp khi nhu cầu toàn cầu sụt giảm, ví dụ như thời điểm sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, cuối năm 2015 và năm 2020 khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Tuy vậy, lần này các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có vẻ thận trọng hơn. Khoản ngân sách bổ sung này có thể sẽ được sử dụng để bù đắp khoảng trống ngân sách thời COVID-19 và sẽ không giải quyết vấn đề có tác động lớn hơn đối với nhu cầu kim loại, đó là một thị trường bất động sản trầm lắng và lĩnh vực sản xuất vẫn đang khốn đốn.
Nhu cầu kim loại ở Trung Quốc đối mặt với rất nhiều thách thức. Thị trường bất động sản vẫn đang trong tình trạng suy thoái dài hạn, quy mô chi tiêu cho cơ sở hạ tầng không chắc chắn và nhu cầu xuất khẩu đang gặp khó khăn.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sẽ suy thoái trong quý II và các đợt bùng phát dịch COVID-19 sẽ khiến mục tiêu tăng trưởng 5,5% của Trung Quốc trong năm nay ngày càng khó hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã việc đề cử ông Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
06:30'
Bộ trưởng Tài chính tương lai của Mỹ là cố vấn thân cận nhất của ông Donald Trump, nhờ việc bổ sung chiều sâu cho các đề xuất kinh tế và bảo vệ chính sách thương mại bảo hộ hơn của Tổng thống đắc cử.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành hóa dầu Hàn Quốc bên bờ khủng hoảng
05:30'
Cạnh tranh từ Trung Quốc và Trung Đông đang khiến ngành hóa dầu Hàn Quốc lâm vào "thế khó", thể hiện qua hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hóa dầu lớn và giá cổ phiếu sụt giảm.
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức kinh tế đối với châu Âu
06:30' - 27/11/2024
Lạm phát của châu Âu vẫn ở mức cao, chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng vọt. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị cũng góp phần cản đà phục hồi tăng trưởng của khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên vàng của bitcoin đã bắt đầu?
05:30' - 27/11/2024
Giá bitcoin, vốn bắt đầu năm 2024 ở mức 38.000 USD, hiện đang tiệm cận ngưỡng 100.000 USD. Đồng bitcoin đã tăng vọt trong những tuần gần đây phần lớn nhờ "hiệu ứng Donald Trump".
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30' - 26/11/2024
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30' - 26/11/2024
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.