Những thách thức đón chờ Chủ tịch Fed trong bốn năm tới
Thị trường đang dồn nhiều sự chú ý vào việc liệu Tổng thống Mỹ Joe Biden có tái bổ nhiệm Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell sau khi nhiệm kỳ của ông hết hạn vào tháng 2/2022, hay sẽ giao vị trí này cho một người khác.
Các đảng viên Dân chủ cấp tiến muốn Fed đảm nhận một vai trò rộng lớn hơn trong nền kinh tế, bằng cách tăng cường nỗ lực thúc đẩy việc làm, tránh rủi ro khí hậu và giải quyết bất bình đẳng.Những đảng viên Cộng hòa bảo thủ lại muốn ngân hàng trung ương này bám sát đường lối chính sách tiền tệ của mình, chú ý nhiều hơn đến việc kiềm chế lạm phát và giảm tác động trên thị trường tài chính và cả hoạt động giám sát.
Nhưng dù ai là người được Tổng thống Biden lựa chọn, Chủ tịch tiếp theo của Fed sẽ cần giải quyết các câu hỏi lớn về chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương này. Dưới đây là những thử thách chính đối với Chủ tịch Fed trong bốn năm tới. Xác định đúng phương hướng chính sách Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát hồi tháng 3/2020, Fed đã giảm lãi suất chuẩn qua đêm xuống gần mức 0% và mua hàng nghìn tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ cùng chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản thế chấp. Giữa lúc nền kinh tế đang phục hồi nhanh chóng, các nhà hoạch định chính sách của Fed có thể sẽ bắt đầu thu hẹp chương trình mua tài sản vào cuối năm nay. Nhưng theo khung chính sách mới được thông qua vào tháng 8/2020, các quan chức Fed có kế hoạch chỉ tăng lãi suất khi nền kinh tế đạt mức toàn dụng lao động, lạm phát quanh khoảng 2% và trên đà vượt ngưỡng này ở mức vừa phải. Đó sẽ là một lời cam kết mà Chủ tịch mới của Fed có gặp khó khăn để duy trì. Hầu hết các nhà hoạch định chính sách của Fed tin rằng việc lạm phát vượt xa ngưỡng 2% hiện nay chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, nếu giá cả tăng trong thời gian dài hơn, bất kỳ ai đứng đầu ngân hàng trung ương có thể sẽ phải tăng lãi suất trước khi tất cả những người lao động Mỹ sẽ có thể kiếm được việc làm. Hiện số lao động được tuyển dụng tại Mỹ vẫn thấp hơn 5,7 triệu người so với thời kỳ trước đại dịch. Vai trò của Fed như cơ quan giám sát Các nhà phân tích cho rằng, nếu khuôn khổ chính sách mới của Fed khiến ngân hàng này duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng lâu hơn để đảm bảo thị trường lao động mạnh mẽ hơn, Fed có thể phải thắt chặt các quy định tài chính nhằm ngăn chặn các hành vi rủi ro có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng. Ông David Wilcox, cựu chuyên gia kinh tế hàng đầu của Fed và hiện là chuyên gia cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, đánh giá đây là vấn đề quan trọng số hai trong chương trình nghị sự của Fed.Ông đặc biệt lưu ý đến việc Fed cần tiếp tục giải quyết vấn đề kiểm soát rủi ro tài chính trong môi trường lãi suất thấp kỷ lục.
Theo ông Wilcox, bất cứ nhà lãnh đạo nào của Fed cũng cần phải nhìn nhận sự ổn định tài chính một cách rộng rãi hơn.Những điểm yếu mang tính hệ thống trong hoạt động giao dịch trái phiếu Kho bạc và tiền tệ đã bộc lộ vào tháng 3/2020, khi thị trường tài chính gần như sụp đổ do các lệnh phong tỏa liên quan đến đại dịch COVID-19.
Trong khi đó, Chủ tịch Fed chi nhánh Boston, ông Eric Rosengren, lập luận rằng sự phổ biến ngày càng tăng của "stablecoin", một dạng tiền điện tử được “gắn” theo giá trị của đồng USD nhưng phần lớn không được kiểm soát, cũng gây ra mối đe dọa đối với sự ổn định của hệ thống tài chính. Xu hướng tiền tệ kỹ thuật số Một câu hỏi lớn cũng được đưa lên bàn cân là liệu Fed có quyết định phát hành đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình hay không. Chủ tịch đương nhiệm Powell cho đến nay vẫn không đưa ra bất cứ cam kết cụ thể nào.Thống đốc Fed Lael Brainard, một ứng cử viên hàng đầu khác cho vị trí Chủ tịch Fed, cho biết sẽ “khó tưởng tượng nếu Fed không làm như vậy”.
Dự kiến, Fed sẽ xuất bản một tài liệu thảo luận về chủ đề này vào tháng Chín. Những người ủng hộ nói rằng một loại tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) được thiết kế tốt có thể giảm chi phí giao dịch, tăng khả năng tiếp cận hệ thống ngân hàng cho các nhóm yếu thế.Những người lo lắng lại cho rằng các ngân hàng có thể bị bỏ qua nếu các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ giao dịch thẳng qua Fed.
Trung Quốc và các quốc gia khác đã phát hành các CBCD của riêng họ, cũng như các công ty tư nhân như Amazon.com Inc. Nếu được áp dụng rộng rãi, những đồng tiền như vậy có thể phân mảnh hệ thống thanh toán, đe dọa khả năng kiểm soát lãi suất của Fed và gây nguy hiểm cho sự thống trị toàn cầu của đồng USD. Giáo sư kinh tế Andrew Levin tại Đại học Dartmouth cho biết: “Fed cần phải nhanh chóng tìm ra cách giải quyết vấn đề này. Đây là một thách thức có thể sớm trở nên rõ ràng hơn trong vòng một hoặc hai năm tới." Giải quyết rủi ro khí hậu Người đứng đầu Fed cũng sẽ phải chịu áp lực để nghiên cứu và giải quyết các tác động kinh tế và tài chính từ các sự kiện khí hậu cực đoan, bao gồm vụ cháy rừng không kiểm soát được, các cơn bão siêu mạnh cùng nhiều tác động tàn phá khác của quá trình biến đổi khí hậu. Cả ông Powell và bà Brainard đều cho hay nhiệm vụ của Fed là đảm bảo các ngân hàng có khả năng chống chịu các tình huống khác nhau trong tương lai, như giá trị tài sản giảm do các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, hoặc chính sách hạn chế phát thải CO2 của các Chính phủ.Nhưng Fed không có bất kỳ khoản tài chính nào phục vụ công tác chống biến đổi khí hậu một cách trực tiếp, như trường hợp của một số ngân hàng trung ương khác.
Hồi năm 2020, Fed đã thành lập hai ban làm việc nội bộ, với một ban tập trung vào các rủi ro liên quan đến khí hậu tại các ngân hàng riêng lẻ. Ban còn lại chịu trách nhiệm nghiên cứu các mối đe dọa trên toàn hệ thống. Fed cũng trở thành ngân hàng trung ương lớn cuối cùng tham gia Mạng lưới xanh hóa hệ thống tài chính, tổ chức phát triển các khuyến nghị cho các ngân hàng trung ương để ứng phó với biến đổi khí hậu. Cả hai đều có thể là phương tiện để người đứng đầu Fed làm được nhiều việc hơn trên mặt trận chống biến đổi khí hậu, mặc dù khả năng đưa ra những biện pháp mạnh tay ngang hàng với các ngân hàng trung ương khác có thể sẽ khó khăn nếu không có các luật và quy định mới./. >>>Chủ tịch Fed: Kinh tế Mỹ đã hồi phục đủ để Fed giảm mua tài sảnTin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed sẽ bắt đầu thu hẹp các chính sách lãi suất cực thấp trong năm nay
10:21' - 30/08/2021
Chủ tịch Fed Jerome Powell mới đây cho biết ngân hàng trung ương này sẽ bắt đầu thu hẹp các chính sách lãi suất cực thấp trong năm nay, miễn là hoạt động tuyển dụng tiếp tục được cải thiện.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Các thị trường mới nổi sẽ không phản ứng mạnh trước động thái của Fed
09:13' - 30/08/2021
Theo Nhà kinh tế trưởng của IMF, các thị trường mới nổi sẽ không phản ứng mạnh trước động thái của Fed trong việc giảm mua tài sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB lo ngại tác động suy thoái từ chiến tranh thương mại toàn cầu
09:30'
Các ngân hàng trung ương cần chuẩn bị cho kịch bản dòng vốn bị dừng đột ngột, gián đoạn thanh toán và biến động trên thị trường tiền tệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nhật Bản có thể sẽ tạm dừng lộ trình tăng lãi suất
15:07' - 29/04/2025
Sau ba lần nâng lãi suất kể từ tháng 3/2024, BoJ hiện đối mặt với các biện pháp thuế quan quy mô lớn từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Nhật Bản.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người
10:47' - 29/04/2025
IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.
-
Tài chính & Ngân hàng
Czech có nguy cơ mất hàng tỷ USD do chính sách thuế quan của Mỹ
09:08' - 28/04/2025
Chuyên gia Marek ước tính cuộc chiến thương mại có thể gây thiệt hại khoảng 60 tỷ CZK (hơn 2,7 tỷ USD) cho kinh tế Czech trong năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
14:22' - 27/04/2025
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba "ông lớn" ngân hàng số Hàn Quốc tăng tốc mở rộng toàn cầu
07:40' - 27/04/2025
Hiện nay, các ngân hàng chỉ hoạt động trên Internet của Hàn Quốc đang chuyển hướng tập trung vượt ra ngoài sự tăng trưởng trong nước, hướng đến thị trường toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tuần tăng giá đầu tiên của đồng USD kể từ giữa tháng 3/2025
15:05' - 26/04/2025
Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 25/4), đồng USD tăng khoảng 0,07% so với rổ tiền tệ chủ chốt, hướng tới mức tăng nhẹ trong tuần – đà tăng lần đầu tiên sau hơn một tháng đi xuống.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK có thể cắt giảm 1 điểm % lãi suất để hỗ trợ tiêu dùng nội địa
08:22' - 26/04/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống mức 1,75%, tức giảm 1 điểm phần trăm từ mức 2,75% hiện nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ
12:17' - 25/04/2025
Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.