Những ảnh hưởng của việc tàu thuyền Nga bị “cấm cửa” ở châu Âu
Kể từ ngày Lễ Phục sinh 17/4, các tàu thuyền của Nga không còn được chào đón tại châu Âu do lệnh cấm tàu thuyền Nga cập cảng châu Âu bắt đầu có hiệu lực.
Biện pháp này đã được các nguyên thủ quốc gia và đại diện Liên minh châu Âu (EU) quyết định hôm 7/4, và là một phần của gói trừng phạt thứ 5 được áp dụng đối với Nga kể từ khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24/2.Biện pháp được áp dụng cho tất cả các tàu đăng ký dưới cờ Nga, bao gồm cả du thuyền và thuyền buồm. Để đề phòng trường hợp thay đổi cờ hiệu, EU đã quyết định biện pháp này cũng có hiệu lực đối với "các tàu đã thay đổi cờ Nga hoặc số đăng ký của Nga sau ngày 24/2/2022”.Một lộ trình đã sẵn sàngLệnh cấm cập cảng này không áp dụng đối với một số trường hợp ngoại lệ, bao gồm các tàu chở dược phẩm, y tế, nông sản và thực phẩm Nga. Tương tự đối với các tàu chở dầu và tàu chở khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) hay các tàu vận chuyển nhiên liệu hạt nhân, châu Âu đều không đề cập đến các lệnh cấm. Đối với than, lệnh cấm sẽ không có hiệu lực đến ngày 10/8, thời điểm mà gói trừng phạt thứ 5 bắt đầu được thực thi.Trên thực tế, điều này sẽ xảy ra thế nào? Việc triển khai các bước cần thiết để thực hiện biện pháp này là tùy thuộc vào mỗi quốc gia thành viên. Tại Bỉ, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tư pháp và Biển Bắc Vincent Van Quickenborne là người điều phối những biện pháp này, phối hợp với Tổng cục điều hướng Sở giao thông vận tải liên bang.Theo Văn phòng ông Vincent Van Quickenborne, một lộ trình đã sẵn sàng để các cảng ở Bỉ cấm tàu mang cờ Nga từ ngày 17/4: “Tất cả các dịch vụ liên quan của chính phủ (Ngoại giao, Cảnh sát hàng hải, Quốc phòng, Hải quan, Cục Cơ động và Công chính của Chính phủ vùng nói tiếng Hà Lan) đều có liên hệ chặt chẽ với các cảng, đặc biệt là các nhân viên an ninh cảng và tất cả các bên trong lĩnh vực hàng hải để đảm bảo các lệnh trừng phạt có hiệu lực”.Các tàu bị xử phạt và tất cả vấn đề từ các cảng sẽ được theo dõi tại Trung tâm thông tin hàng hải (MIK), đơn vị trực thuộc An ninh hàng hải (CMB). CMB lập danh sách các tàu bị xử phạt và gửi cho các cảng vụ. Khi MIK được thông báo, thông qua các cảng hoặc các nguồn thông tin khác, rằng một tàu Nga đang đến một cảng của Bỉ, tàu đó sẽ được chú ý và theo dõi chặt chẽ.Các tàu Nga chở hàng hóa được hưởng lợi từ các trường hợp ngoại lệ sẽ chỉ được phép cập cảng sau khi MIK chấp thuận rõ ràng. Cần lưu ý rằng trong vấn đề này, Bỉ đang phối hợp chặt chẽ với Hà Lan để điều phối danh sách các tàu bị trừng phạt.Lệnh cấm này sẽ có những tác động khác nhau đối với các cảng của Bỉ, trong đó cảng Ghent - đã hợp nhất với Terneuzen và Vlissingen ở Hà Lan thành các Cảng Biển Bắc - sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, vì Nga là khách hàng chính của họ. Năm 2021 các cảng này nhập khẩu 6,2 triệu tấn, trong đó 1/3 là than cho nhà sản xuất thép Arcelor, ngoài ra cũng có hạt và gỗ viên nén.Tại cảng Antwerp, năm 2021, cảng này đã đón 51 tàu Nga thực hiện 108 lượt ghé cảng trong tổng số 14.200 lượt. Ông Sabine Rys, người phát ngôn của cảng Antwerp cho biết Nga là đối tác thương mại quan trọng thứ 5 vào năm 2021, với lượng hàng trung chuyển 3,16 triệu tấn xuất khẩu và 8,5 triệu tấn nhập khẩu.Hàng hóa chủ yếu là các container nhựa, gỗ, hóa chất, phụ tùng xe hơi và giấy, các sản phẩm dầu mỏ, phân bón, than và thép. Điều này có nghĩa là, ngoại trừ dầu, các mặt hàng khác đều nằm trong lệnh cấm vận. Như vậy, tại cảng Zeebrugge, các hãng vận tải LNG của Nga sẽ có thể tiếp tục vận chuyển khí đốt của họ từ bán đảo Yamal ở Bắc Cực vào mùa Đông, khí đốt được lưu trữ tại cầu cảng trước khi tái xuất sang châu Á.Các hãng vận tải của Nga cũng bị cấm trên các tuyến đường EULiệu lệnh cấm cập cảng châu Âu áp dụng đối với các tàu của Nga có ảnh hưởng đến hoạt động của một số công ty Bỉ, vốn phụ thuộc vào các sản phẩm này?Liên đoàn trong lĩnh vực công nghệ Agoria cho rằng một phần giao thông - đối với hàng hóa không bị cấm vận - có thể được tiếp quản bởi các tàu thuyền treo cờ các quốc gia khác. Kevin Verbelen, chuyên gia thương mại quốc tế tại Agoria cho biết từ vài tuần nay, nhiều công ty vận tải biển, chẳng hạn như những gã khổng lồ Maersk hay MSC, đã không muốn đến các cảng của Nga.Tuy nhiên, ông Kevin Verbelen lo lắng hơn về lệnh cấm các phương tiện giao thông đường bộ của Nga lưu thông trên lãnh thổ EU từ hôm 17/4, cũng được quy định trong gói lệnh trừng phạt thứ 5 của châu Âu.“Chúng tôi đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm vận chuyển đường bộ để đến Nga với các sản phẩm vẫn có thể xuất khẩu. Nhiều tài xế từ các nước Đông Âu không còn muốn đến đó. Vì vậy, chúng tôi đã làm việc với các tài xế Nga. Hiện tại, chúng tôi vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng, cụ thể là về câu hỏi của các nhà thầu phụ. Nhiều công ty nói rằng họ sẽ từ bỏ xuất khẩu sang Nga một lần nữa để tránh hàng hóa bị chặn ở một quốc gia thành viên khác”, ông Kevin Verbelen giải thích./.- Từ khóa :
- nga
- châu âu
- tàu thuyền nga
- cấm tàu nga cập cảng châu âu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Áo tái khẳng định không ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu khí đốt Nga
12:32' - 23/04/2022
Ngoại trưởng Áo Magnus Brunner cho biết nước này sẽ không ủng hộ khả năng áp đặt lệnh nhập khẩu khí đốt của Nga vì điều đó sẽ gây hại cho Vienna nhiều hơn là Moskva.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Kinh tế châu Âu có thể chịu tác động lớn nếu mất nguồn cung năng lượng từ Nga
12:32' - 23/04/2022
Châu Âu có thể cầm cự trong sáu tháng nếu không có khí đốt của Nga, nhưng những tác động kinh tế sau đó sẽ nghiêm trọng.
-
Công nghệ
Nga phạt hãng công nghệ Google gần 138.000 USD vì không xóa tin giả
07:42' - 23/04/2022
Tòa án quận Tagansky ở Moskva, LB Nga thông báo đã phạt hãng công nghệ Google 11 triệu ruble (137.763 USD) vì không xóa những nội dung mà Moskva cho là thông tin "giả" về cuộc xung đột ở Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Ukraine đã đình trệ
07:39' - 23/04/2022
Ngày 22/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhận định các cuộc đàm phán giữa Moskva và Kiev liên quan tới cuộc xung đột hiện nay đã đình trệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.