Những cải cách giúp Việt Nam tận dụng tối đa kết quả chống dịch COVID-19
Trang imf.org của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đã đăng báo cáo đánh giá thường niên về nền kinh tế Việt Nam, trong đó chỉ ra những cải cách trong các lĩnh vực sẽ giúp Việt Nam gặt hái được nhiều lợi ích hơn từ kết quả cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo báo cáo, bất chấp đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn trụ vững với mức tăng trưởng 2,9% trong năm 2020 (tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới) và dự kiến sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2021 nhờ thực hiện những bước đi quyết liệt để hạn chế suy thoái kinh tế và y tế.
Việc áp dụng nhanh chóng các biện pháp kiểm soát, kết hợp với truy vết tích cực, xét nghiệm đúng đối tượng và cách ly các ca nghi mắc COVID-19 đã giúp tỷ lệ lây nhiễm và tử vong ở mức rất thấp trên cơ sở bình quân đầu người.
Việc Việt Nam đứng trong danh sách các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới trong năm ngoái là nhờ các hoạt động trong nước sớm phục hồi và hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ, đặc biệt là xuất khẩu điện tử công nghệ cao khi mọi người trên thế giới làm việc tại nhà.
Báo cáo cũng nhận định Việt Nam đối mặt với đại dịch COVID-19 với các nền tảng kinh tế cơ bản và vùng đệm chính sách vững chắc dù vẫn còn một số thách thức về cơ cấu cần được giải quyết.
Kể từ khi thực hiện chính sách “Đổi mới” theo định hướng thị trường vào năm 1986, Việt Nam đi từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp.
Việc chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang nền kinh tế hiện đại dựa trên hoạt động sản xuất nhờ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và “không để ai bị bỏ lại phía sau” đã giúp cải thiện mức sống.
Đầu tư nước ngoài mạnh mẽ và thặng dư tài khoản vãng lai đã tăng cường khả năng chống chịu với nhân tố bên ngoài.
Hệ thống ngân hàng được cải thiện đáng kể với khả năng sinh lời, thanh khoản cao hơn và ít nợ xấu hơn trước đây dù vẫn còn nhiều điểm yếu.
Việt Nam cũng đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tăng cường khả năng tài chính công trước đại dịch COVID-19.
Việc xây dựng các vùng đệm tài khóa, đối ngoại và tài chính trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 cũng giúp Việt Nam có khả năng chống đỡ cú sốc tốt hơn.
Tuy nhiên, bất chấp những kết quả thuận lợi này và những cải cách cơ cấu hiện nay, IMF nhận định vẫn còn nhiều dư địa để thúc đẩy năng suất và nâng cao khả năng phục hồi kinh tế.
Báo cáo của IMF cho rằng các chính sách kinh tế vĩ mô cần được duy trì trong năm 2021 để đảm bảo phục hồi một cách bền vững và toàn diện.
Các chính sách trong ngắn hạn cần tập trung vào việc duy trì việc làm trong khi thúc đẩy sự phân bổ lại các nguồn lực.
Cụ thể, việc này có thể được hiện thực hóa nhờ sử dụng trợ cấp tuyển dụng và các chính sách thị trường lao động tích cực để khuyến khích đào tạo việc làm. Mạng lưới an sinh xã hội hiện nay cần được mở rộng phạm vi bao phủ và nâng cao hiệu quả.
Theo thời gian, các chính sách nên hướng tới mục tiêu giảm thiểu lao động phi chính thức bằng cách cải thiện kỹ năng lao động và giảm chi phí thuê/sa thải lao động chính thức, đồng thời khuyến khích hợp thức hóa doanh nghiệp.
Báo cáo cũng nhận định sự phục hồi bền vững cũng phụ thuộc vào việc đảm bảo ổn định tài chính. Các chính sách về tiền tệ, tài khóa và tài chính do chính phủ Việt Nam thực hiện đã giúp giảm thiểu nguy cơ gia tăng các vụ vỡ nợ và sa thải hàng loạt của các công ty trong thời gian trước mắt.
Những hỗ trợ như vậy cần nhằm đúng đối tượng hướng đến các doanh nghiệp kém thanh khoản nhưng khả thi cho đến khi khả năng phục hồi vững chắc hơn.
Ngoài ra, việc tiếp tục giám sát chặt chẽ song song với những nỗ lực giải quyết các khoản vay có vấn đề, cũng như tăng cường khuôn khổ quản lý và giám sát kịp thời sẽ giúp giải quyết các rủi ro của hệ thống tài chính cũng cần được đảm bảo.
Báo cáo cũng khuyến nghị cần tiến hành cải cách quyết liệt hơn để tận dụng tối đa tiềm năng tăng trưởng to lớn của Việt Nam. Điều này đòi hỏi phải giải quyết các nguyên nhân khiến năng suất thấp.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng lưu ý cần ưu tiên cải thiện môi trường kinh doanh và đảm bảo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua cải cách hướng tới giảm gánh nặng pháp lý cho các doanh nghiệp, cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn lực, tăng cường quản trị và tiếp cận công nghệ, đổi mới và giảm chênh lệch kỹ năng.
Những cải cách trong các lĩnh vực này cũng sẽ giúp Việt Nam gặt hái được nhiều lợi ích hơn từ việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong thế giới sau đại dịch COVID-19./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Fitch: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trung bình 6,5%/năm trong 10 năm tới
14:26' - 11/03/2021
Đây là dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Fitch Solutions, đưa ra trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu và cải thiện các cơ sở hạ tầng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch ECB: EU cần tránh chiến tranh thương mại với Mỹ
07:00'
Chủ tịch ECB cho biết hợp tác tốt hơn so với chiến lược trả đũa thuần túy, vốn có thể dẫn đến quá trình ăn miếng trả miếng mà không bên nào thực sự là người chiến thắng.
-
Ý kiến và Bình luận
JPMorgan: Các thị trường mới nổi đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2025
08:11' - 28/11/2024
Theo JPMorgan, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi bị kẹt giữa hai “gã khổng lồ” Trung Quốc và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Moody's hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico trong năm 2025
08:11' - 27/11/2024
Dự báo về sức tăng GDP năm 2025 được điều chỉnh giảm do Mexico sẽ phải đối mặt với các tác động kinh tế từ các chính sách thuế trên của Tổng thống đắc cử Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Tác động kéo dài của COVID-19 đối với tim mạch
06:00' - 27/11/2024
Một người từng mắc COVID-19 sẽ tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải các triệu chứng tim mạch nghiêm trọng trong vòng 3 năm sau khi khỏi bệnh.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19' - 26/11/2024
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30' - 26/11/2024
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.