Những gặt hái của Trung Quốc khi tăng cường đầu tư vào châu Phi (Phần 2)
Ông PLO Lumumba - Giám đốc của trường Luật Kenya đánh giá rằng, Trung Quốc cho biết họ muốn gì nhưng châu Phi lại không biết điều đó. Trung Quốc muốn đạt được ảnh hưởng, muốn trở thành một cường quốc thế giới.
Theo ông, chính phủ các nước châu Phi phải bảo lãnh bằng sự độc lập chính sách và kinh tế của mình để đổi lấy các khoản cho vay đến từ Trung Quốc. Godfrey Mwampembwa là một hoạ sỹ vẽ tranh biếm hoạ nổi tiếng châu Phi cũng chia sẻ ý nghĩ trên.
Một trong số những bức tranh của ông miêu tả các nhà lãnh đạo châu Phi trong hình hài của những người tí hon, đang bắt tay trước một khuôn mặt khổng lồ của Trung Quốc, với lời nói: “Chúng ta là những đối tác bình đẳng”.
Kenya đã được hưởng lợi từ sự giúp đỡ của Trung Quốc, với khoản tiền lên đến nhiều tỷ USD cũng như chuyên môn, kỹ thuật để cải thiện cơ sở hạ tầng. Nhưng trong một bài phỏng vấn được Financial Times thực hiện gần đây, Tổng thống Uhuru Kenyatta đã bày tỏ sự lo lắng về vấn đề thâm hụt thương mại của châu Phi đối với Trung Quốc.
Theo ông, Bắc Kinh đã bắt đầu hiểu được rằng, để chiến lược cùng thắng có thể vận hành, Trung Quốc phải cởi mở với châu Phi, như chính châu Phi cởi mở với Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự chống đối của châu Phi đối với Trung Quốc đang dần hình thành phát triển. Nếu như hạ tầng được đón nhận nhiệt tình, dư luận nhấn mạnh sự cần thiết yêu cầu các công ty Trung Quốc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn và phải đối xử tốt với họ.
Theo các chuyên gia, người dân cũng bày tỏ sự không hài lòng khi chứng kiến các dự án bị đội giá để cho phép một vài thành viên trong chính phủ nhận được các khoản lại quả. Những nghi ngờ hiện nay đang đặt ra đối với dự án đường sắt Mombasa - Nairobi, với số tiền lên đến 4 tỷ USD, mới được khánh thành vào tháng 6/2017.
Về phần mình, các công Trung Quốc hiện nay đã nhận ra được vấn đề. Trong thập niên vừa qua, họ đã cho rằng chỉ cần quan hệ với các chính phủ là đủ. Cho đến nay, họ hiểu rằng cần thiết phải trao đổi với xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ quốc tế về các vấn đề liên quan đến môi trường hoặc về chuyển giao công nghệ.
Ngày càng có nhiều công ty phải tiết lộ những bí quyết công nghệ của họ cho châu Phi. Ví dụ, tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei đã thu được 15% lợi nhuận từ châu Phi, mỗi năm đã phải đào tạo 12.000 sinh viên về công nghệ thông tin tại các nước Angola, Congo, Ai Cập, Kenya, Morocco, Nigeria và Nam Phi.
Theo các nhà nghiên cứu của Johns-Hopkins, 80% người làm thuê cho các dự án của Trung Quốc tại châu Phi là người địa phương, mặc dù rất nhiều trong số họ giữ những vị trí có trình độ chuyên môn thấp. Theo bà Jing Gu, điều quan trọng đối với Trung Quốc là quan hệ với châu Phi hiện nay phải dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược công nghiệp hoá. Trong vòng 10 năm tới, Trung Quốc hy vọng sẽ chuyển các cơ sở sản xuất của mình sang châu lục này. Do đó, chính phủ các nước châu Phi phải kiểm soát được quan hệ với các đối tác nước ngoài, cho dù đó là phương Tây hay Trung Quốc.
Điều đó có nghĩa là thiết lập các ưu tiên, chú trọng chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm và đàm phán theo các điều kiện riêng của mình. Châu Phi phải nắm rõ và xác định vai trò của từng bên. Họ phải là người quyết định, chứ không phải là người nước ngoài.
Trong một báo cáo công bố ngày 28/6, Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey dự đoán một tương lai tốt đẹp cho quan hệ Trung Quốc - châu Phi. Viện này đã đưa ra hai kịch bản. Thứ nhất, nếu các khoản đầu tư Trung Quốc vào châu Phi được tiếp tục theo nhịp độ này, lợi nhuận của các tập đoàn Trung Quốc thu được từ châu Phi sẽ vượt mức 180 tỷ USD hiện nay lên 250 tỷ USD vào năm 2025.
Thứ hai, theo McKinsey, các doanh nghiệp Trung Quốc có thể tăng một cách đáng kể các hoạt động tại châu Phi, trong các lĩnh vực mà họ ưu tiên hiện nay như khai khoáng và cơ sở hạ tầng, hoặc trong một số lĩnh vực khác như nông nghiệp, ngân hàng cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, viễn thông, vận tải. Trong trường hợp này, thu nhập của họ có thể đạt đến 440 tỷ USD vào năm 2025.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi đối mặt với những vấn đề nan giải
07:30' - 24/07/2017
Trang tin Allafrica có bài phân tích của nhà báo Philipp Sandner về vấn đề tăng dân số - một trong những chủ đề chính tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) lần thứ 29.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản và Ấn Độ thách thức Trung Quốc tại châu Phi
06:03' - 09/07/2017
Nhật Bản và Ấn Độ đang tích cực can dự cả về mặt kinh tế, chính trị và chiến lược ở châu Phi nhằm ngăn chặn ảnh hưởng ngày một gia tăng của Trung Quốc tại khu vực này.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi sẽ triển khai thị trường vận tải hàng không chung vào năm 2018
15:31' - 04/07/2017
Thị trường vận tải hàng không chung châu Phi sẽ được triển khai vào tháng 1/2018, với 40 nước dự kiến tham gia vào thời điểm đó.
-
Kinh tế Thế giới
Đằng sau các khoản đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi
06:30' - 29/06/2017
Với hàng loạt khoản đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi, câu hỏi ở đây là làm thế nào các chính phủ nhiều nước châu Phi có thể trả nợ cho Bắc Kinh chi phí của các dự án cơ sở hạ tầng này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13'
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06'
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34'
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12'
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24'
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15'
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.