Những “lá bài chủ” trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân
Trong khi đó, Pháp ở vị thế lạc quan hơn một chút nhờ các nhà máy điện hạt nhân vẫn hoạt động và điện hạt nhân vẫn bảo đảm đến 53% nhu cầu tiêu thụ của cả nước, theo thống kê của Bộ Môi trường nước này.
Thế nhưng, hiện tại, gần một nửa các lò phản ứng của Pháp (29 trong số 56) đã ngừng hoạt động để bảo dưỡng hay kiểm tra về mức độ an toàn.
Thách thức tiếp theo đó là để một nhà máy điện hạt nhân hoạt động, uranium không chỉ là nhiên liệu cần thiết duy nhất.
Trong một hội thảo qua video do Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) tổ chức hồi tháng 4/2022, chuyên gia về nguyên tử, Giáo sư địa lý - địa chính trị thuộc trường đại học Haute Alsace, Teva Meyer, giải thích, ngoài uranium, ngành điện hạt nhân còn cần đến những “kim loại thiết yếu” khác như là hafnium, indium, niobium hay zirconium ở các công đoạn khác nhau.
Yếu tố quan trọng thứ hai là các thanh điều khiển cho phép kiểm soát tốc độ phân hạch của uranium. Các thanh điều khiển này được làm ra từ ba thứ, gồm khoáng chất boron, hợp kim bạc có độ dẫn nhiệt cao và kim loại hafnium, hay còn gọi là hafni.
Hafni hấp thụ neutron và được tìm thấy trong các khoáng vật zirconium. Do vậy, để một lò phản ứng có thể hoạt động cần một số kim loại để làm ra thanh kiểm soát tốc độ phân hạch hay các ống kim loại bọc uranium. Các kim loại đó mang tính chiến lược”.
Thêm một điểm quan trọng khác, đó là các chất từ zirconium đến indium hay niobium, hafnium sử dụng trong công nghiệp điện hạt nhân cần có độ lọc rất cao. Giáo sự Meyer nhấn mạnh đó là một công nghệ mà chỉ có một số ít quốc gia đang làm chủ.
Ông nói: “Đặc điểm của ngành năng lượng hạt nhân là đòi hỏi các kim loại vừa nêu phải được sàng lọc ở một mức độ rất tinh vi. Vấn đề địa chính trị đặt ra ngay lập tức đối với hai câu hỏi: Quốc gia nào có khả năng lọc các kim loại nói trên. Và các nhà máy lọc đó được đặt ở đâu?”.
Trong trường hợp của hafni, chỉ có hai nước trên thế giới là Pháp và Mỹ có nguồn kim loại này. Hai quốc gia này gần như trong thế độc quyền, kiểm soát 100% thị trường xuất khẩu hafni. Rủi ro sau cùng là áp lực xã hội và môi trường.
Ngoài Nam Phi và Australia còn có nhiều quốc gia trên thế giới cũng có zirconium, nhưng từ chối khai thác, vì những áp lực trong xã hội, vì không muốn gây ô nhiễm môi trường. Tất cả những rủi ro này đều có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Trung Quốc, Hàn Quốc giàu về indium cần thiết cho ngành công nghiệp chế tạo các ống kim loại bao quanh các thanh nhiên liệu uranium trong các lò phản ứng. Cả hai quốc gia châu Á này cùng khai thác indium, chiếm chưa đầy 25% thị phần quốc tế.
Trong khi đó, Canada và Đức, cả hai cùng làm chủ nhiều mỏ indium, nhưng lại không phát triển công nghiệp khai thác kim loại này, dưới tác động của các hội đoàn bảo vệ môi trường.
David Amsellem, chuyên gia về địa lý và cũng là đồ họa viên, đồng sáng lập văn phòng tư vấn Cassini Conseil, Paris, căn cứ vào các bản đồ, đã chỉ ra rằng Pháp không làm chủ các mỏ kim loại thiết yếu cho điện hạt nhân, nhưng lại có một “lá chủ bài” rất lớn để kiểm soát thị phần thế giới trong một số lĩnh vực.
Chuyên gia David Amsellem lưu ý thêm Ấn Độ, Nga có nhiều nhà máy lọc kim loại thiết yếu, song lại hoàn toàn vắng mặt trong số các quốc gia cung cấp cho thế giới. Phải chăng hai quốc gia này theo đuổi chiến lược chỉ sản xuất để đáp ứng nhu cầu nội địa? Nga, Pháp và Ấn Độ, mỗi quốc gia có một nhà máy lọc hafnium, nhưng trong khi Pháp chiếm hơn 50% thị phần quốc tế, xuất khẩu của Nga và Ấn Độ gần như ở mức 0.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh phê duyệt dự án nhà máy điện hạt nhân lên tới 3,2 GW ở Suffolk
10:38' - 21/07/2022
Chính phủ Anh vừa phê duyệt dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới trên bờ biển phía Đông vùng England nhằm tăng cường an ninh năng lượng sau cuộc khủng hoảng Ukraine.
-
Kinh tế và pháp luật
Các cựu lãnh đạo TEPCO phải bồi thường 95 tỉ USD với thảm họa hạt nhân Fukushima
19:46' - 13/07/2022
Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) sẽ phải trả khoảng 13.000 tỉ yen (95 tỉ USD) bồi thưởng toàn bộ thiệt hại do không ngăn chặn được cuộc khủng hoảng năm 2011 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc: Điện hạt nhân sẽ chiếm 30% tổng sản lượng điện vào năm 2030
16:25' - 05/07/2022
Hàn Quốc sẽ tăng sản xuất điện hạt nhân lên mức 30% tổng năng lượng sản xuất vào năm 2030 nhằm góp phần tăng cường an ninh năng lượng và đáp ứng tốt hơn mục tiêu trung hòa khí thải CO2.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan chức EU: Đức nên duy trì các nhà máy điện hạt nhân
09:57' - 05/07/2022
Ủy viên Thị trường nội khối EU Thierry Breton kêu gọi Đức duy trì vận hành các nhà máy điện hạt nhân của nước này thêm một thời gian nữa, trong bối cảnh khó khăn về nguồn cung năng lượng hiện nay.
-
DN cần biết
Nhật Bản lên kế hoạch tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân
10:58' - 04/07/2022
Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.