Những lưu ý khi cúng vía Thần Tài năm 2023

10:26' - 30/01/2023
BNEWS Vía Thần Tài mùng 10 tháng Giang (Al) là phong tục lâu đời của dân tộc Việt. Vào những ngày này các gia chủ bắt đầu chuẩn bị mâm cỗ, văn khấn, và tham khảo những lưu ý trong quá trình cúng Thần Tài.

Đầu năm, hầu hết các gia đình người Việt đều có lễ đón Thần Tài theo phong tục dân gian cho rằng đầu năm cần chào đón Thần Tài từ thiên đình về hạ giới.

Lịch trình cụ thể là mùng 2 làm lễ đón Hỷ thần (thần may mắn, hạnh phúc), mùng 3 đón Tài thần (thần tài lộc), mùng 4 là đón tiếp các vị thần khác từ thiên đình về hạ giới, mùng 5 là ngày phá trừ, dỡ bỏ đồ cúng. Riêng với các cửa hàng kinh doanh thì cúng Thần Tài hàng ngày.

 

Ngoài ngày vía chính của Thần Tài là ngày mùng 10 Tết (năm 2023 rơi vào Thứ Ba ngày 31/1), thì vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch, cùng với bàn thờ Tổ tiên và các bàn thờ khác trong nhà, hoặc vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng, mọi người thường cúng Thần Tài để trả lễ khi gặp vận hên tài lộc.

Việc cầu xin tài lộc ngày vía Thần tài gia chủ lưu ý thêm yếu tố sau đây:

Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.

Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.

Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.

Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài.

Vàng, bạc đại đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.

Việc làm lễ vía Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm được cho là rất quan trọng bởi theo quan niệm dân gian, có đón Thần Tài mới bổ sung thêm được tài lộc trong năm./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục