Những ưu tiên của Pháp khi làm Chủ tịch luân phiên G7
Theo kế hoạch, đến cuối tháng Tám năm nay, Tổng thống Emmanuel Macron sẽ đón các nguyên thủ G7 tại thành phố biển Biarritz, miền Tây Nam nước Pháp.
Mặc dù thời gian từ nay đến khi diễn ra các cuộc gặp trên còn dài và Pháp đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội nghiêm trọng, nhưng Tổng thống Macron dường như đã vạch ra những ưu tiên cần giải quyết trong Nhóm với vai trò là Chủ tịch luân phiên lần này.
Theo nhật báo Pháp Les Echos, những du khách nước này cũng như du khách nước ngoài dự kiến nghỉ ngơi trong dịp Hè năm nay ở thành phố biển Basque hiền hòa, đặc biệt là ở Biarritz có lẽ sẽ phải thay đổi kế hoạch của mình.
Bởi với vai trò là Chủ tịch luân phiên, từ 24-26/8, Pháp sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 tại thành phố này. Hồi giữa tháng 12 vừa qua, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cũng đã “hé lộ” về những mục tiêu của nước chủ nhà trong khuôn khổ các hành động quốc tế chống lại những bất bình đẳng đang xảy ra trên thế giới hiện nay.
Mục tiêu thứ nhất, đấu tranh chống lại sự bất bình đẳng của số phận, đặc biệt là bằng cách thúc đẩy bình đẳng giới, tiếp cận giáo dục và dịch vụ y tế chất lượng. Những nỗ lực sẽ tập trung vào các chính sách ở các nước đang phát triển.
Đây là một trong những lời cam kết của Tổng thống Macron trong chuyến thăm Cộng hòa CH Chad mới đây khi ông gặp gỡ một nhóm phụ nữ địa phương. Pháp cũng sẽ đề xuất "một tiêu chuẩn ISO cho các công ty tôn trọng sự bình đẳng" giữa nam và nữ.
Mục tiêu thứ hai, thúc đẩy giảm bất bình đẳng môi trường bằng việc tài trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và cho chuyển đổi sinh thái đúng đắn. Song song với Hội nghị thượng đỉnh G7, một chuỗi "Hội nghị thượng đỉnh một hành tinh" đã được chuẩn bị nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể cho vấn đề biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và đại dương.
Mục tiêu thứ ba, ưu tiên về kỹ thuật số. Pháp cũng muốn thúc đẩy các chính sách thương mại, thuế và phát triển công bằng và công bằng hơn. Các vấn đề về thuế của các công ty kỹ thuật số và cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng đã được dự kiến trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới.
Bên cạnh đó, Pháp cũng ưu tiên cho cuộc chiến chống khủng bố và ngăn chặn nguồn tài trợ của chủ nghĩa khủng bố; khai thác các cơ hội từ kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo.
Mục tiêu thứ tư, thu hút sự tham gia của công dân. Những công dân, lần đầu tiên liên quan đến những gì được quyết định tại G7, sẽ được liên kết chặt chẽ với công việc.
Trong suốt cả năm, các hội nghị thượng đỉnh quy mô nhỏ sẽ diễn ra như thanh niên (Thanh niên 7), phụ nữ (Phụ nữ 7), các tổ chức phi chính phủ (C7), công đoàn lao động (Lao động 7), chủ lao động (Doanh nghiệp 7), trung tâm nghiên cứu (Think tank 7) và các học viện khoa học (Khoa học 7).
Ông Le Drian cho biết, một "kế hoạch tổng thể" sẽ được công bố trong những ngày tới. Từ 22/1, trong khuôn khổ kế hoạch chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh cấp cao G7 sắp tới, Pháp sẽ tổ chức hàng loại các cuộc hội thảo để bàn về việc điều chỉnh mô hình tự do với những đổi mới và công nghệ mới cũng như sự bất bình đẳng và vai trò xã hội của các doanh nghiệp.
Mục tiêu cuối cùng, “hồi sinh” G7. Các chủ đề dự kiến, đặc biệt là cuộc chiến chống lại sự nóng lên của khí hậu và thúc đẩy chủ nghĩa thương mại đa phương, một lần nữa có khả năng gây ra các cuộc tranh luận sôi nổi.
Tuy nhiên, Tổng thống Macron sẽ phải tránh những sự cố như đã từng xảy ra tại Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức từ 8-9/6/2018 tại thành phố Charlevoix, Quebec của Canada.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau, chủ nhà của G7 lúc đó, đã phải chịu một thất bại nghiêm trọng. Ngay khi Hội nghị thượng đỉnh vừa kết thúc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố “rút bỏ” các cam kết của mình từng được nêu trong thông cáo cuối cùng của hội nghị.
Chính vì vậy, Tổng thống Macron lần này sẽ có nhiệm vụ khó khăn là "hồi sinh" tinh thần của G7, nếu không phải là G8. Tháng Sáu năm ngoái, một số nguyên thủ quốc gia đã mong muốn sự trở lại của nước Nga trong nhóm này. Song với những căng thẳng giữa Nga và Ukraine hiện nay, viễn cảnh này dường như đang dần biến mất./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàng trăm phụ nữ Pháp tuần hành kêu gọi phe Áo vàng biểu tình ôn hòa
10:12' - 07/01/2019
Ngày 6/1, hàng trăm phụ nữ Pháp đã tuần hành tại nhiều thành phố nhằm "giành lại" phong trào Áo vàng từ những nhóm biểu tình bạo động.
-
Kinh tế Thế giới
Gập gềnh quan hệ đồng minh Mỹ - Pháp trong năm 2018
07:30' - 04/01/2019
Mối quan hệ đặc biệt giữa hai đồng minh truyền thống Pháp và Mỹ đã xấu đi trong năm 2018 và càng trở nên tồi tệ hơn kể từ mùa Thu vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp lớn ủng hộ G7 giảm lượng rác thải nhựa trên đại dương
12:01' - 21/09/2018
Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada, Catherine McKenna, thông báo đã thiết lập được “mối quan hệ đối tác mới với các doanh nghiệp” nhằm giảm thiểu lượng rác thải nhựa trên các đại dương.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đánh giá việc thực hiện dỡ bỏ hàng rào thương mại của G7
07:45' - 23/07/2018
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết lập trường thương mại của Tổng thống Trump không phải là chính sách bảo hộ, mà là nền thương mại tự do và công bằng cho Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47' - 25/04/2025
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31' - 25/04/2025
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47' - 25/04/2025
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47' - 25/04/2025
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15' - 25/04/2025
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31' - 25/04/2025
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58' - 25/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.