Nỗ lực làm chủ hạ tầng số
Vì hạ tầng số là yếu tố nền tảng then chốt trong xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, nên hạ tầng viễn thông phải chuyển dịch thành hạ tầng số (bao gồm hạ tầng viễn thông internet và điện toán đám mây).
Mục tiêu quan trọng trước mắt của Việt Nam là phát triển mạng và thiết bị 5G, làm chủ hạ tầng điện đám mây bằng công nghệ, nền tảng “Make in Viet Nam” để quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, toàn diện và đảm bảo an toàn an ninh mạng.
* Phát triển mạng và thiết bị 5G Trong quá trình chuyển đổi số, hạ tầng số quốc gia phải đi trước một bước để đáp ứng các yêu cầu mới về bùng nổ thiết bị thông minh kết nối internvet vạn vật (IoT) và giao tiếp giữa máy móc với máy móc. Bản chất của internet là mở, dựa trên công nghệ mở, giao thức mở. Do đó, để phát triển an toàn, Việt Nam phải làm chủ hạ tầng internet và không gian mạng. Giữa tháng 1/2021, Việt Nam đã chuyển đổi hoàn toàn địa chỉ internet từ giao thức internet thế hệ 4 (IPv4) sang thế hệ 6 (IPv6).Ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam cho biết, với ưu thế vượt trội về công nghệ và an toàn bảo mật, IPv6 là giao thức mặc định trong mạng 5G và internet kết nối vạn vật (IoT); là tài nguyên số giúp phát triển mạng internet, hạ tầng, dịch vụ số.
Hiện Việt Nam có 34 triệu người sử dụng IPv6, đạt 46%; đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 4 ở châu Á và thứ 10 thế giới về chuyển đổi IPv6.Cùng với đó, Việt Nam là một trong những nước tiên phong trên thế giới thử nghiệm thành công 5G - công nghệ có khả năng truyền tải dữ liệu mạnh, nhanh hơn nhiều lần so với 3G-4G.
Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho 3 nhà mạng (Viettel, MobiFone, Vinaphone) thử nghiệm thương mại hoá 5G.
Bộ đặc biệt khuyến khích, hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất được nhiều thiết bị viễn thông 5G.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm khẳng định, các sản phẩm thiết kế, chế tạo 5G "Make in Viet Nam" là minh chứng cho sự chủ động, khẳng định năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất, thiết kế các sản phẩm công nghệ cao 5G.
Theo dự báo của Hãng Cisco, việc triển khai sớm dịch vụ 5G có thể giúp Việt Nam đạt khoảng 6,3 triệu thuê bao 5G vào năm 2025, các nhà mạng tăng doanh thu thêm khoảng 300 triệu USD mỗi năm.Dự báo này một lần nữa khẳng định, đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế mà còn là yếu tố quan trọng để Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng phòng Thanh tra Pháp chế, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam có 2 nội dung chính là phát triển hạ tầng số và phát triển nền tảng số.Đối với hạ tầng số, cần xây dựng hạ tầng băng rộng, bao gồm cả mạng cáp quang quốc tế, cáp quang biển, phát triển hạ tầng mạng truy nhập 4G, 5G.
Đối với việc phát triển nền tảng số, các tập đoàn công nghệ thông tin mở kết nối internet (platform IoT) để cộng đồng doanh nghiệp phát triển ứng dụng vào các lĩnh vực khác như: giao thông, điện lực hoặc là năng lượng, nước, đô thị thông minh…
Cơ sở viễn thông internet là hạ tầng phục vụ cho quá trình chuyển đổi số của từng cá nhân, doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực. Hiện nay, 3 nhà mạng lớn nhất Vietnam là Viettel, Vinaphone và MobiFone đã dốc sức thử nghiệm và thương mại hóa 5G.Dự kiến, đến năm 2025, số lượng kết nối 5G tại khu vực châu Á sẽ đứng đầu thế giới, chiếm hơn 50% kết nối 5G toàn cầu.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: 2G chúng ta đi nhanh so với thế giới, 3G đi vào top trung bình, 4G đi chậm, 5G vươn lên đi nhanh. Nếu đi nhanh được 5G thì "đây là thời cơ chúng ta bứt phá, mơ ước về phát triển một nền công nghiệp thông tin được khẳng định”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kỳ vọng.
*Làm chủ điện toán đám mâyNăm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát động chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng nền tảng điện toán đám mây và khẳng định đây là công nghệ trụ cột của quá trình chuyển đổi số.
Tháng 12/2020, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã công bố và trao chứng nhận cho 5 doanh nghiệp Việt làm chủ các nền tảng điện toán đám mây.
Đó là Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghệ CMC, Công ty Cổ phần VNG và Công ty Cổ phần VCCorp.
Đây là các nền tảng đáp ứng được Bộ tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử (trong đó có 69/153 chỉ tiêu về an toàn, an ninh thông tin).
Ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc VNG Cloud chia sẻ: Khi các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số, phần lớn sẽ gặp vấn đề trong việc lựa chọn các dịch vụ đám mây đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về công nghệ hiện đại và tuân thủ an toàn thông tin, Luật An ninh mạng của Việt Nam.Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn và trao chứng nhận cho doanh nghiệp Việt Nam chứng tỏ năng lực của các nhà cung cấp đã sẵn sàng phục vụ doanh nghiệp.
Mặt khác, đây là lời khẳng định việc 5 doanh nghiệp này sẽ là những đơn vị có thể giúp các doanh nghiệp trong nước nhanh chóng chuyển lên môi trường điện toán đám mây trong quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Việt Nam có khát vọng vươn lên thông qua chuyển đổi số, biểu hiện là sự ra đời của rất nhiều nền tảng học từ xa, khám chữa bệnh từ xa, làm việc từ xa, hội nghị truyền hình, dịch vụ kế toán từ xa, nền tảng làm báo điện tử, an toàn an ninh mạng, hạ tầng về điện toán đám mây…Do đó, mọi dữ liệu cần phải được đưa lên đám mây để lưu trữ và đảm bảo kết nối. Tiện ích của đám mây giúp người dùng cá nhân, doanh nghiệp có thể giảm chi phí sử dụng, dễ dàng lấy dữ liệu.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là không thể để dữ liệu của Việt Nam cho các công ty nước ngoài lưu trữ; mặt khác để đảm bảo an toàn thì Việt Nam phải làm chủ điện toán đám mây Việt.
Hiện nay, Viettel có hơn 2.200 máy chủ, đang cung cấp cho hơn 14.500 khách hàng và có khả năng lưu trữ 30.000 T-byte dữ liệu, giúp cho các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có thể tiết kiệm chi phí khi hoạt động trên môi trường đám mây.Với hơn 1.000 hệ thống điều hành (server) lưu trữ dữ liệu cho khoảng 800 khách hàng, tổ chức, doanh nghiệp của hệ thống đám mây mà VNPT đang cung cấp, cũng có thể giúp các đơn vị chuyển đổi số nhanh, hiệu quả hơn.
Đến thời điểm này, thị trường điện toán đám mây (cloud) của Việt Nam đạt khoảng 3.200 tỷ đồng (tương đương 133 triệu USD).Việt Nam có khoảng 27 trung tâm dữ liệu điện toán đám mây do 11 doanh nghiệp trong nước đầu tư với trên 270.000 máy chủ được kết nối trong cả nước.
Tuy vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới chiếm khoảng 20% thị phần các sản phẩm, dịch vụ điện toán đám mây trong nước. 80% thị phần còn lại do các công ty nước ngoài cung cấp.
Theo dự báo, đến năm 2025 thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam sẽ đạt 500 triệu USD và tốc độ tăng trưởng khoảng 30 - 40%.Đặc biệt, năm 2020 đã thúc đẩy phát triển thị trường điện toán đám mây, nhờ đó tốc độ tăng trưởng của thị trường này đã đạt tới 40% và triển vọng phát triển vô cùng rộng lớn.
Điện toán đám mây được coi như là "móng nhà" trong quá trình chuyển đổi số. Cùng với công nghệ 5G, các dịch vụ cung cấp trên nền này sẽ ngày càng hữu ích hơn với người dùng.Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần phát triển nhanh 5G và nỗ lực làm chủ công nghệ này để đảm bảo hạ tầng thiết yếu cho chuyển đổi số của Việt Nam diễn ra nhanh chóng và an toàn./.
>>>Việt Nam tiên phong chuyển đổi số: Bài 1 - Khát vọng chuyển đổi số
>>>Việt Nam tiên phong chuyển đổi số: Bài cuối: "Make in Viet Nam"Tin liên quan
-
Công nghệ
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số- SMEdx 2021
16:10' - 13/02/2021
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam triển khai Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số SMEdx.
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số - cơ hội cho doanh nghiệp Việt
07:00' - 31/01/2021
Nhu cầu chuyển đổi số đối với doanh nghiệp để xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tận dụng công nghệ tiên tiến đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quốc lộ 50: Phải giải quyết mặt bằng để kịp thông xe cuối 2025
20:50' - 03/04/2025
Hiện dự án vẫn đang vướng mặt bằng, phải có đủ mặt bằng trước 30/4 tới, chủ đầu tư mới có điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công, kịp hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
20:40' - 03/04/2025
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Quyết định số 939/QĐ-BCT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
20:35' - 03/04/2025
Nhiệm vụ của Hội đồng gồm xác định ưu tiên chiến lược, cơ chế, chính sách lớn trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của ngành công thương
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh ứng phó với thuế suất mới của Mỹ
19:51' - 03/04/2025
Việc chuyển hướng sản xuất không phải một sớm, một chiều, song đã được nhiều doanh nghiệp triển khai lâu nay để ứng phó với biến động thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam để Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone trong 2 ngày
19:50' - 03/04/2025
Đồng chí Khamtay Siphandone là một trong những nhà lãnh đạo tiên phong trong công cuộc gây dựng con đường cách mạng của Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian đàm phán mức thuế quan để hai bên cùng có lợi
19:40' - 03/04/2025
Ngày 2/4/2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, các mức thuế đối ứng sẽ có hiệu lực từ ngày 9/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Giải ngân nhanh nhưng phải đảm đảm chặt chẽ, đúng quy định
19:33' - 03/04/2025
Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung hơn nữa cho các công trình trọng điểm, nhất là các tuyến cao tốc, tuyến đường ven biển.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho giải ngân vốn đầu tư công
19:02' - 03/04/2025
Hiện, Bộ Tài chính đang khẩn trương rà soát, trình cơ quan thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho việc triển khai thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
TP.HCM: Thu ngân sách tăng 7,72% trong quý I/2025, thu thuế doanh nghiệp đạt 45% dự toán
18:51' - 03/04/2025
Nhiều chỉ tiêu thu như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng… ghi nhận đạt trên 25% dự toán và tăng mạnh so với cùng kỳ.