Nông dân Mỹ sắp được bồi thường từ gói hỗ trợ 16 tỷ USD
Các quan chức Mỹ ngày 25/7 cho biết chính phủ nước này sẽ bồi thường cho các nông dân bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc từ 15-150 USD/acre (1 acre = 4.046,86 m2) trong gói hỗ trợ trị giá 16 tỷ USD. Trong đó nông dân ở phía nam dự kiến sẽ được hưởng tỷ lệ bồi thường cao hơn vùng Midwest.
Trong gói hỗ trợ mới này, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết sẽ bồi thường cho nông dân theo vị trí địa lý, chứ không theo mặt hàng như gói hỗ trợ năm ngoái. Theo phân tích tỷ lệ chi trả của hãng tin Reuters, nông dân ở các bang trồng bông ở châu thổ sông Mississippi sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình này. Tỷ lệ chi trả trung bình ở mức khoảng 95 USD/acre ở Alabama, 87 USD/acre ở Mississippi và 70 USD/acre ở Louisiana. Tỷ lệ chỉ trả thấp hơn đối với khu vực Midwest, với tỷ lệ trung bình 69 USD/acre được áp dụng ở Illinois, bang sản xuất nhiều đậu tương nhất của Mỹ, và 66 USD/acre ở Iowa, bang sản xuất ngô và thịt lợn hàng đầu của Mỹ. Chương trình hỗ trợ lần này bao gồm 29 mặt hàng, trong đó có đậu tương, ngô, lúa mỳ, lúa miến và bông. Chương trình cũng sẽ chi trả cho các nông dân sản xuất thịt lợn và sữa, cũng như các trang trại trồng 10 loại cây trồng đặc sản, trong đó có hạnh nhân, hồ trăn, óc chó, mạn việt quất và anh đào. Nhà kinh tế trưởng của USDA Rob Johansson cho biết tỷ lệ bồi thường thấp nhất và cao nhất là dựa vào kết quả phân tích dữ liệu thương mại của 10 năm và lượng hàng mà các nước đánh thuế trả đũa Mỹ như Trung Quốc và Ấn Độ đã nhập khẩu. Theo USDA, để được hưởng bồi thường, các loại cây nông nghiệp phải được trồng trước ngày 1/8/2019. Các quan chức USDA cho hay việc đăng ký nhận bồi thường sẽ bắt đầu vào ngày 29/7 và kéo dài đến 6/12. Các khoản thanh toán bổ sung sẽ dự kiến sẽ được thực hiện vào tháng 11 năm nay và tháng Một năm sau, nhưng sẽ phụ thuộc vào diễn biến của tình hình căng thẳng thương mại. Số tiền chi trả được giới hạn ở mức 500.000 USD mỗi người hoặc mỗi cơ quan hợp pháp. Dù hoan nghênh chương trình nói trên của chính phủ, nhưng các tổ chức nông nghiệp vẫn tiếp tục hối thúc chính quyền Trump chấm dứt các cuộc chiến thương mại và đạt được thỏa thuận với các thị trường xuất khẩu hàng đầu. Cơ quan Nông nghiệp bang Illinois cho rằng hỗ trợ tài chính từ chính phủ như vậy không phải là một giải pháp dài hạn. Các quan chức đàm phán của Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến hành đàm phán tại Thượng Hải vào tuần tới. Đây sẽ là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên kể từ khi các cuộc đàm phán song phương đổ vỡ hồi tháng 5/2019 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc không thực hiện các cam kết của mình. Những lời hứa hẹn của Trung Quốc trong việc mua lượng lớn nông sản của Mỹ là một nội dung quan trọng trong một thỏa thuận tiềm năng giữa hai nước. Nhưng Washington đã phàn nàn Bắc Kinh không thực hiện đầy đủ những cam kết này. Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue cho biết trong số 20 triệu tấn đậu tương mà Trung Quốc cam kết nhập khẩu từ Mỹ, nước này đã mua 13,6 triệu tấn tính đến nay./.>> Nông dân Mỹ hối Chính phủ nhanh đạt FTA với Nhật do lo ngại mất thị phần
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Người chăn nuôi Mỹ tận dụng "cơ hội" từ thị trường thịt lợn Trung Quốc
14:08' - 23/07/2019
Giữa bối cảnh những căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington chưa được tháo gỡ, việc nông dân Mỹ tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Trung Quốc dường như là không thể.
-
Kinh tế Thế giới
Dân Mỹ thua thiệt vì đánh thuế hàng hóa Trung Quốc
18:45' - 11/07/2019
Người dân Mỹ đang phải gánh chịu tác động từ thuế bổ sung của Washington lên hàng hóa nước ngoài chứ không phải người dân Trung Quốc, và thuế quan đang làm cạn ngân khố của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Nông dân Mỹ hối Chính phủ nhanh đạt FTA với Nhật do lo ngại mất thị phần
13:24' - 05/07/2019
Nông dân Mỹ đang hối thúc Tổng thống Donald Trump nhanh chóng đạt được hiệp định thương mại tự do (FTA) với Nhật Bản, trước những lo ngại về khả năng mất thị phần tại đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.