Nồng độ kháng thể sau tiêm mũi 1 của người từng mắc COVID-19 tăng đáng kể
Trong một nghiên cứu công bố gần đây trên trang medRxiv, các nhà nghiên cứu của Anh đã đánh giá phản ứng kháng thể sau khi tiêm mũi một vaccine ngừa COVID-19 ở những người đã từng mắc bệnh này và nhận thấy mức độ phản ứng miễn dịch của họ tương đương những người đã tiêm phòng đầy đủ chưa từng mắc bệnh trước đó.
Ba loại vaccine ngừa COVID-19 được đưa vào nghiên cứu là vaccine của hãng Pfizer/BioNTech, Moderna và AstraZeneca. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá khả năng tạo kháng thể IgG (Immunoglobulin G) của các vaccine này chống lại các protein đột biến của virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm một mũi duy nhất.
Những người tham gia được đo nồng độ kháng thể ít nhất một lần ở thời điểm 91 ngày trước khi tiêm mũi vaccine đầu tiên và được theo dõi, đánh giá cho đến khi nhận mũi tiêm thứ hai hoặc bị mắc COVID-19 đột phá sau khi tiêm một mũi vaccine duy nhất.
Trong số 80.611 người đã tiêm vaccine của AstraZeneca từ ngày 8/12/2020-18/10/2021, có 12,6% đã từng mắc COVID-19. Tỷ lệ này ở 56.024 người tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech và 3.545 người tiêm vaccine của Moderna lần lượt là 17,1% và 22%.
Hơn 53% số tình nguyện viên là nữ giới, trong đó 1,7% là nhân viên y tế và 24,3% có bệnh lý mãn tính. Những người không có kháng thể chống virus SARS-CoV-2 sau mũi vaccine đầu tiên bị loại khỏi nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, ở nhóm tình nguyện viên nữ da trắng trên 50 tuổi, không có bệnh mãn tính và từng mắc COVID-19 trước khi tiêm một mũi vaccine của AstraZeneca, nồng độ IgG trung bình tối đa đo được là 549 ng/ml, cao gần gấp đôi so với mức 271 ng/ml ở những người đã tiêm chủng đầy đủ chưa mắc COVID-19 trước đó.
Những người chưa từng mắc COVID-19 ở cùng nhóm nghiên cứu có nồng độ IgG trung bình tối đa thấp hơn, ở mức khoảng 150 ng/ml.
Ở những người đã tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech và có tiền sử mắc COVID-19, lượng kháng thể trung bình có thể đạt đỉnh 537 ng/ml, thấp hơn so với mức 793 ng/ml ở những người đã tiêm hai mũi vaccine cùng loại mà không bị mắc bệnh trước đó.
Mức kháng thể tối đa trung bình trước khi tiêm duy nhất một mũi vaccine của Moderna ở những người từng mắc COVID-19 là 605 ng/ml, trong khi con số này sau khi tiêm mũi một ở những người từng mắc COVID-19 là 501 ng/ml. Không có dữ liệu về những người tham gia đã nhận hai mũi vaccine của Moderna.
Theo nhóm nghiên cứu, lượng kháng thể IgG mà cả ba loại vaccine trên tạo ra sau mũi tiêm đầu tiên ở những người từng mắc COVID-19 cao hơn so với những người đã tiêm đủ hai mũi nhưng chưa từng mắc bệnh trước đó. Có thể thấy, ở những người từng mắc COVID-19, nồng độ kháng thể đã tăng lên đáng kể.
Các nhà nghiên cứu kết luận việc tiêm một mũi vaccine duy nhất ở những người có tiền sử mắc COVID-19 có thể tăng cường đáng kể phản ứng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2. Việc từng mắc COVID-19 từ trước tạo ra mức độ kháng thể cao tương đương những người đã tiêm phòng đầy đủ nhưng chưa từng mắc bệnh trước đó.
Ngoài ra, những người từng mắc COVID-19 có thể được bảo vệ trong ít nhất một năm sau khi tiêm một mũi duy nhất của bất kỳ loại vaccine nào trong số ba loại trên./.
>>WHO: Các loại vaccine hiện nay có thể kém hiệu quả với biến thể Omicron
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Pháp phê duyệt liệu pháp kháng thể cho các trường hợp có nguy cơ cao
08:02' - 12/12/2021
Các cơ quan y tế Pháp đã phê duyệt việc sử dụng một phương pháp điều trị kháng thể do AstraZeneca sản xuất cho những người có nguy cơ cao, có biểu hiện kháng vaccine phòng COVID-19.
-
Chuyển động DN
Moderna tạo ra kháng thể chống lại tất cả 4 chủng virus cúm
07:48' - 11/12/2021
Ngày 10/12, hãng dược phẩm Moderna (Mỹ) công bố kết quả nghiên cứu giai đoạn đầu cho thấy vaccine chống cúm mùa thử nghiệm theo công nghệ mRNA đã tạo ra kháng thể chống lại tất cả 4 chủng virus cúm.
-
Kinh tế & Xã hội
FDA cấp phép cho cocktail kháng thể phòng COVID-19 của Astrazeneca
10:06' - 09/12/2021
FDA đã cấp phép sử dụng hỗn hợp kháng thể Evusheld (cocktail kháng thể) phòng COVID-19 của AstraZeneca cho người miễn dịch kém hoặc có tiền sử bị tác dụng phụ với các vaccine phòng COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
XSQNA 26/11. Kết quả xổ số Quảng Nam hôm nay ngày 26/11/2024. XSQNA ngày 26/11
18:00'
XSQNA 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/11. XSQNA Thứ Ba. Trực tiếp KQXSQNA ngày 26/11. Kết quả xổ số Quảng Nam hôm nay ngày 26/11/2024. Kết quả xổ số Quảng Nam Thứ Ba ngày 26/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSDLK 26/11. Kết quả xổ số Đắk Lắk hôm nay ngày 26/11/2024. XSDLK ngày 26/11
18:00'
XSDLK 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/11. XSĐL Thứ Ba. Trực tiếp KQ XSDLK ngày 26/11. Kết quả xổ số Đắk Lắk hôm nay ngày 26/11/2024. Kết quả xổ số Đắk Lắk Thứ Ba ngày 26/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Nam Định đầu tư phát triển hợp lý chợ truyền thống
17:30'
Chợ truyền thống đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội; vừa là nơi lưu thông hàng hóa, phục vụ đời sống, sản xuất và sinh hoạt của người dân và lưu giữ văn hóa truyền thống bản địa.
-
Kinh tế & Xã hội
Khách qua bến xe Tp. Hồ Chí Minh dịp Tết Nguyên đán 2025 dự báo tăng nhẹ
16:50'
Các bến xe khách liên tỉnh tại Tp. Hồ Chí Minh đều dự báo lượng khách đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế & Xã hội
Kỷ luật xóa tư cách nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận
16:33'
Ngày 25/11, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết đã ban hành quyết định thi hành kỷ luật đối với nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Xà Dương Thắng.
-
Kinh tế & Xã hội
Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé
16:28'
Dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con bú là yếu tố then chốt giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ thông qua sữa mẹ. Bà mẹ cần duy trì chế độ ăn giàu protein, vitamin, khoáng chất, và uống đủ nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Ứng dụng khoa học công nghệ giúp nuôi tôm hiệu quả
15:43'
Nghề nuôi tôm nước lợ tỉnh Bến Tre phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, đặc biệt là nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và gần đây nhất là nuôi tôm công nghệ cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Long An khởi động đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao
15:27'
Ðề án được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023, trong đó có 12 tỉnh, thành vùng Ðồng bằng sông Cửu Long tham gia; quy mô đến 2025 là 300.000 ha, đến 2030 là 1 triệu ha.
-
Kinh tế & Xã hội
Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng 3 tuyến đường giao thông
15:14'
UBND Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.