Nông nghiệp xanh: Áp lực tạo ra cơ hội!
Tăng trưởng xanh đã dần trở thành xu hướng chủ đạo, là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn. Cùng với xu thế đó, Việt Nam đang thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi xanh trong nông nghiệp; trong đó có việc cắt giảm phát thải góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nông nghiệp Việt Nam có vai trò rất quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, nhưng nông nghiệp lại là ngành tạo ra phát thải CO2 rất lớn. Trên diễn đàn Quốc hội diễn ra mới đây, đại biểu Nguyễn Thị Lan nhận định, nếu không có kế hoạch và các hành động cụ thể đối với việc sản xuất nông sản Việt Nam, xuất khẩu gắn với giảm phát thải khí nhà kính thì nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sẽ bị tính thêm thuế carbon của các nước, làm gia tăng giá xuất khẩu và mất lợi thế cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Đại biểu Nguyễn Thị Lan cũng đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành nghiên cứu sâu sắc tác động quy định của một số quốc gia đến việc xuất khẩu nông sản, từ đó đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp; xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học, các chính sách hấp dẫn để khuyến khích người dân, doanh nghiệp tích cực tham gia thị trường carbon vừa để phát triển bền vững, vừa làm gia tăng giá trị ngành nông nghiệp trên cơ sở tham khảo bài học của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ… Nông nghiệp là ngành vừa phát thải, vừa hấp thu, hấp thu thì có rừng, phát thải có trồng trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản. Ngành nông nghiệp đang xây dựng lại cấu trúc phát thải của tất cả các ngành liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi. Đáng chú ý, lần đầu tiên, lĩnh vực lâm nghiệp đã hoàn thành các thủ tục để chuyển nhượng thành công lượng giảm phát thải, thu được hàng chục triệu USD nhờ bán tín chỉ carbon. Việc triển khai chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu từ đó đáp ứng yêu cầu của các đối tác nhập khẩu. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết để thực hiện Đề án 1 triệu ha sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, tín chỉ xanh, bên cạnh chính sách hỗ trợ hợp tác xã, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có những gói tín dụng riêng cho các doanh nghiệp và các hợp tác xã tham gia vào Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao với tiêu chí, thành viên HTX càng đông thì lãi suất có thể càng thấp. Bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ logistic, kho lưu trữ, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Nhìn nhận từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cho rằng, nông nghiệp là lĩnh vực có nhiều rủi ro, nhu cầu vốn lớn, cần có những doanh nghiệp đi đầu dẫn dắt đầu tư vào nông nghiệp. Để thu hút và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp, cần có sự điều chỉnh trong chính sách về đất đai, tiếp cận và sử dụng đai cho doanh nghiệp. Luật Đất đai sửa đổi cũng đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích, quy định về tích tụ đất nông nghiệp. Những điều này sẽ giúp dồn điền đổi thửa, tăng cánh đồng mẫu lớn để có thể sản xuất lớn. “Liên kết giữa các nhà, nhà nông, nhà doanh nghiệp, ngân hàng, nhà khoa học cần luôn luôn được thúc đẩy. Khi liên kết giữa các nhà tăng lên, rủi ro mới giảm xuống và kinh doanh mới có lãi, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp”, ông Nguyễn Tiến Huy chia sẻ. Nông nghiệp là ngành phát thải carbon lớn, để có thể tiếp cận được nguồn tài chính xanh, đáp ứng được hệ tiêu chí xanh đòi hỏi doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ về gene, công nghệ tưới tiêu, trồng trọt thích ứng với môi trường… Những yếu tố khoa học công nghệ sẽ giúp nông nghiệp giảm phát thải, hướng tới nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái. Về những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, ông Nguyễn Văn Sơn đưa ra một số khuyến nghị, cần học tập các nghiên cứu công nghệ, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ các nước có nền sản xuất thuốc bảo vệ thực vật lớn, tiên tiến và hiện đại cùng với đó là nghiên cứu học hỏi các chính sách về quản lý, đăng ký, kinh doanh đối với thuốc bảo vệ thực vật sinh học của các nước trên thế giới. Để tiến đến mục tiêu nâng tỉ lệ sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học lên 30%, phân bón hữu cơ lên 30% vào năm 2030, ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ sẽ phải rà soát lại toàn bộ các cơ chế, chính sách, các hệ thống văn bản pháp luật để khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng các sản phẩm sinh học, hữu cơ. Cục cũng xây dựng quy trình phòng trừ thuốc sinh học, sử dụng phân hóa hữu cơ để nhân rộng ra nông dân. Nông dân được nâng cao nhận thức, áp dụng một cách đồng bộ và từng bước mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Thách thức cho phát triển nông nghiệp đô thị ở Việt Nam
08:55' - 07/06/2024
Phát triển nông nghiệp đô thị là xu hướng tất yếu, nếu thực hiện đúng cách sẽ mang lại nguồn thực phẩm sạch, góp phần giảm áp lực kinh tế, môi trường cho người dân.
-
Chuyển động DN
Nestlé tăng cường áp dụng nông nghiệp tái sinh, giảm phát thải khí nhà kính
19:17' - 25/05/2024
NESCAFÉ công bố Báo cáo tiến độ Chương trình NESCAFÉ Plan năm 2030 lần thứ hai. Báo cáo cho thấy việc tăng cường canh tác nông nghiệp tái sinh giúp cải thiện năng suất và giảm phát thải khí nhà kính.
-
Kinh tế tổng hợp
Đồng bằng sông Cửu Long cấp bách phát triển nông nghiệp “thuận thiên”
19:10' - 20/05/2024
Phát triển nông nghiệp theo hướng “thuận thiên” không chỉ là câu chuyện kinh tế mà còn mang đậm yếu tố lịch sử, xã hội và văn hóa địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.