Nông sản Australia tìm kiếm cơ hội ở thị trường Đông Nam Á
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, việc Trung Quốc chiếm tới 1/3 tổng xuất khẩu nông sản và thực phẩm của Australia đang làm dấy lên nhiều lo ngại về sự phụ thuộc quá mức vào đối tác thương mại lớn nhất này trong bối cảnh căng thẳng chính trị gia tăng giữa hai nước.
Tim Hunt, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh doanh nông sản và thực phẩm của ngân hàng nông nghiệp Rabobank, mới đây cho rằng ngành nông nghiệp và thực phẩm Australia đang phải chịu “rủi ro đáng kể” do phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt trong môi trường hiện nay khi căng thẳng chính trị giữa hai nước tăng lên.
Rabobank cho biết, hơn 12,6 tỷ AUD (8,8 tỷ USD), tương đương 32% trong số gần 40 tỷ AUD (28 tỷ USD) tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thực phẩm và nông sản của Australia trong giai đoạn 2019-2020 là từ cường quốc số một châu Á này.
Tỷ lệ trên còn cao hơn nhiều trong một số ngành hàng cụ thể, với 77% mặt hàng len được xuất khẩu sang Trung Quốc, tương đương 2 tỷ AUD (1,4 tỷ USD), trong khi xuất khẩu rượu sang Trung Quốc đem lại 1,2 tỷ AUD (0,84 tỷ USD) chiếm 42% tổng doanh thu xuất khẩu rượu quốc tế của Australia.
Ngoài ra, trong năm tài chính vừa qua, Trung Quốc nhập khẩu 1/4 sản phẩm thịt bò và 30% thịt cừu xuất khẩu từ Australia.
Trước tình hình trên, theo ông Hunt, ngành nông nghiệp Australia sẽ phải giải bài toán làm thế nào để cân bằng giữa các cơ hội to lớn ở thị trường Trung Quốc và tăng cường đa dạng hóa thị trường.
Trong tuần này, Trung Quốc đã khởi động một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu vang xuất khẩu của Australia, cùng với lời đe dọa sẽ áp dụng mức thuế quan trừng phạt.
Ngày 19/8, Thủ tướng Australia Scott Morrison ngay lập tức bác bỏ cáo buộc về việc rượu vang Australia bán phá giá ở Trung Quốc và cho rằng không có bất kỳ bằng chứng nào về việc này.
Động thái trên của Trung Quốc diễn ra sau khi nước này tăng thuế nhập khẩu đối với lúa mạch và ngừng nhập khẩu thịt bò từ 4 lò mổ lớn của Australia.
Mối quan hệ thương mại với Trung Quốc đã mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp nông nghiệp của Australia trong 10 năm qua.
Ông Hunt cho hay Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc – Australia, được ký kết vào tháng 12/2015 đã tạo ra sự khác biệt “to lớn” cho lĩnh vực nông nghiệp, không chỉ giúp ngành này tăng trưởng về mặt số lượng mà còn bán được các sản phẩm cao cấp.
Trong khi đó, Giáo sư Warren Hogan từ Trường Đại học Công nghệ Sydney (UTS), người vừa hoàn thành một báo cáo cho ngành sản xuất thực phẩm và hàng tạp hóa của Australia, cho biết ít có khả năng Trung Quốc sẽ mở rộng áp dụng chính sách bảo hộ đối với hàng thực phẩm xuất khẩu của Australia, do các ngành sản xuất của cường quốc châu Á này cũng rất cần nông sản xuất khẩu từ "xứ Chuột túi".
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như Bộ Thương mại Australia vẫn đang tìm kiếm cơ hội đa dạng hóa thị trường và nỗ lực làm sâu sắc hơn các mối quan hệ thương mại trong khu vực.
Gần đây, những người nông dân trồng lúa mạch Australia đã tìm đến các nhà sản xuất bia của Ấn Độ để thay thế nhu cầu của Trung Quốc. Vào tháng Năm vừa qua, Ấn Độ đã công nhận phương pháp xử lý cách ly đối với lúa mạch làm mạch nha, động thái sẽ giúp lúa mạch Australia "chen chân" vào ngành sản xuất bia của quốc gia Nam Á này.
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham mới đây cho biết việc chính phủ liên bang theo đuổi các thỏa thuận thương mại và kinh tế với các nước khác, chẳng hạn như Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ, “tất cả là nhằm mang lại cho các nhà xuất khẩu Australia sự lựa chọn tối đa”.
Cũng theo ông Hunt, sự phụ thuộc của ngành nông nghiệp và thực phẩm của Australia vào Trung Quốc có thể đã "đạt đỉnh", một phần là do thuế chống bán phá giá của Bắc Kinh đối với lúa mạch Australia sẽ "điều hướng" xuất khẩu sang các nơi khác trong 12 tháng tới.
Ông Hunt nói rằng ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp Australia đã “đủ linh hoạt và năng lực để thích nghi với sự thay đổi về khách hàng trong nhiều thập kỷ qua” và bây giờ là lúc cần hướng sự quan tâm tới khu vực Đông Nam Á đang phát triển mạnh về kinh tế, dân cư đông đúc và cũng mang đến những cơ hội to lớn./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Thị trường nông sản tuần qua
20:57' - 15/08/2020
Trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), Mỹ, giá các loại nông sản giao kỳ hạn đi ngược chiều nhau trong phiên ngày 14/8, trong đó giá ngô và đậu tương giảm, còn giá lúa mỳ tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành bán lẻ Australia "lao đao" vì đại dịch COVID-19
10:13' - 13/08/2020
Ngành bán lẻ của Australia đang phải trải qua giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử do tác động tiêu cực từ các lệnh phong tỏa được áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
-
Thị trường
Nhãn tươi Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường Australia
12:57' - 08/08/2020
Một năm sau khi quả nhãn tươi Việt Nam ra mắt tại Australia, liên tiếp những tuần qua, nhiều lô hàng nhãn Việt Nam với tổng số lượng vài chục tấn đã cập cảng, thông quan tại bang Nam và Tây Australia.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản Mỹ: Giá các loại nông sản giao kỳ hạn đều tăng khi đóng phiên
19:45' - 01/08/2020
Giá các loại nông sản giao kỳ hạn trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) đều tăng khi đóng cửa ngày giao dịch 31/7.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chạy đua nhập khẩu nông sản Mỹ
15:11' - 30/07/2020
Bất chấp dịch COVID-19, mục tiêu nhập khẩu lượng nông sản Mỹ trị giá 36,5 tỷ USD đầy tham vọng của Trung Quốc trong năm nay có thể không nằm ngoài tầm với.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Thực phẩm châu Á tạo lập vị thế tại thị trường Nga
08:16'
Thực phẩm châu Á, nói chung là ẩm thực châu Á đang rất thịnh hành, rất phổ biến ở nước Nga.
-
Thị trường
Thị trường bán lẻ TP. Hồ Chí Minh "giữ nhiệt" sức mua sau Tết
12:24' - 06/02/2023
Ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023 đến nay, sức mua trên thị trường bán lẻ vẫn duy trì sức mua tăng cao ở nhiều ngành hàng.
-
Thị trường
Cơ hội việc làm ở Mỹ gia tăng trong tháng 12/2022
09:10' - 06/02/2023
Cơ hội việc làm ở Mỹ bất ngờ gia tăng trong tháng 12/2022, cho thấy nhu cầu đối với lao động tại nước này vẫn còn mạnh, bất chấp lãi suất cao hơn và lo ngại gia tăng về một đợt suy thoái kinh tế.
-
Thị trường
Nhiều nước châu Âu xem xét năng lượng địa nhiệt thay thế khí đốt
06:02' - 05/02/2023
Sau khi đi vào hoạt động đầy đủ, nhà máy địa nhiệt mới của thành phố Munich (Đức) sẽ có thể cung cấp khí sưới ấm cho 80.000 hộ gia đình địa phương thông qua một mạng lưới đường ống rộng lớn.
-
Thị trường
Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo Ấn Độ tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2021
18:43' - 04/02/2023
Giá xuất khẩu gạo từ Ấn Độ đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2021 trong tuần này, được hỗ trợ bởi nhu cầu vững chắc và nguồn cung hạn chế.
-
Thị trường
Thị trường phân bón: Nguồn cung đủ nhưng giá vẫn ở mức cao
18:05' - 04/02/2023
Nhiều chuyên gia phân bón và tài chính thế giới dự báo, giá phân bón đang giảm nhưng khả năng vẫn neo ở mức cao và hoàn toàn phụ thuộc giá xăng dầu thế giới và diễn biến của cuộc chiến Nga-Ukraine.
-
Thị trường
Vì sao thị trường không rung lắc mạnh khi lãi suất tăng?
16:20' - 04/02/2023
Các thông báo về chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, từng được coi là “kim chỉ nam” dự báo xu hướng thị trường, dường như đã không còn gây nhiều xáo động trong tâm lý của nhà đầu tư nữa.
-
Thị trường
Hàng quán kinh doanh món chay đông khách dịp Rằm tháng Giêng
15:26' - 04/02/2023
Hầu hết đơn vị kinh doanh từ nhà bán lẻ đến hàng quán phục vụ món chay đều tăng cường nguồn cung hàng hóa để đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường.
-
Thị trường
Quảng Ngãi: Hơn 10.500 cơ hội việc làm cho người lao động
12:59' - 04/02/2023
Ngày 4/2, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi phối hợp tổ chức “Hội việc làm đầu Xuân Quý Mão’’ năm 2023.