Nữ giới cần có tiếng nói lớn trong lĩnh vực kinh tế
Có nhiều điều đáng mừng nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay trong lĩnh lực kinh tế khi lãnh đạo của Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đều là nữ. Tuy nhiên, đánh giá tổng thể, tỷ lệ nữ giới trong lĩnh vực vốn được cho là thế mạnh của "đấng mày râu" này vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters (Anh), Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nêu rõ vai trò của nữ giới trong lĩnh vực kinh tế chưa được đánh giá cao. Đây không chỉ là vấn đề công bằng mà còn là một trong những yếu tố tác động tới sự thịnh vượng lâu dài ở cấp độ toàn cầu.
Sáng kiến Phụ nữ trong kinh tế (WEI), một tổ chức phi lợi nhuận, đang tìm cách thúc đẩy bình đẳng giới ở lĩnh vực này. Theo số liệu năm 2022 của WEI, nữ giới chỉ đảm nhận từ 10%-24% số vị trí lãnh đạo hàng đầu thế trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế, xét cả ở khu vực công, khu vực tư nhân và nghiên cứu học thuật.
Trong khu vực công, chỉ 10% số thống đốc ngân hàng trung ương các nước là phụ nữ và tỷ lệ này 15% đối với chức danh bộ trưởng tài chính. Một nghiên cứu được công bố tuần này chỉ ra rằng chỉ khoảng 12% số vị trí cấp cao tại 33 trong số các thể chế đa phương toàn cầu lớn nhất thế giới kể từ năm 1945 là thuộc về nữ giới. Hơn 33% cơ quan trong số này chưa từng có nhà lãnh đạo nữ.
Thành viên WEI, nhà nghiên cứu kinh tế Sandra Kretschmer, nhấn mạnh rằng trong các cuốn giáo trình, không có nhà kinh tế nữ nào được vinh danh và những tên tuổi lớn đều là nam giới.
Bà Friederike Welter, người đứng đầu Viện Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đức, cho rằng việc vắng bóng nữ giới ở các vị trí lãnh đạo kinh tế hàng đầu hạn chế cơ hội tiếp cận nghề nghiệp trong lĩnh vực này của phụ nữ. Theo thống kê, tại các trường đại học ở cả Mỹ và Đức, nữ sinh viên chuyên ngành kinh tế chỉ chiếm hơn 30% trong tổng số sinh viên ngành này.
Bà Katharina Wrohlich, trưởng nhóm nghiên cứu về giới trong kinh tế tại Viện nghiên cứu DIW của Đức, nhận định chuyên ngành kinh tế đòi hỏi tư duy phân tích, giỏi toán học và có một quan niệm cố hữu rằng nam thường có thế mạnh hơn nữ, từ đó có thể khiến nữ giới ngần ngại lựa chọn ngành kinh tế.
Giảng viên Guido Friebel tại Đại học Goethe Frankfurt cho rằng một yếu tố khác có thể liên quan - đó là văn hóa. Theo ông, văn hóa cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế là hết sức khốc liệt. Khảo sát toàn cầu của Viện Goethe (Đức) cho thấy số nhà nghiên cứu nữ có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư và giảng viên hiện chỉ chiếm khoảng 40%. Ở cấp cao hơn, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 27%.
Nhà nghiên cứu kinh tế Alisa Weinberger cho biết nữ giới có xu hướng nghiên cứu lĩnh vực y tế, lao động, giáo dục, trong khi nam giới chú trọng hơn vào lý thuyết kinh tế, kinh tế vĩ mô và tài chính.
Bà Janet Yellen, nữ Bộ trưởng Tài chính và Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đầu tiên của nước Mỹ, cũng thường xuyên đề cập vấn đề trên. Tại một sự kiện vào tháng 12 năm ngoái, bà nhấn mạnh rằng cần đạt nhiều tiến bộ hơn nữa trong thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế.
Ngày 7/3, Chủ tịch ECB Christine Lagarde nhấn mạnh rằng cần nỗ lực hơn nữa để phát huy vai trò của phụ nữ. Theo bà, sẽ lãng phí nhiều cơ hội nếu phái đẹp bị gạt ra bên lề con đường phát triển kinh tế./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Những “bóng hồng” đam mê với nền công nghệ “make in Vietnam”!
16:22' - 08/03/2023
Họ là những nữ lãnh đạo, những nữ kỹ sư công nghệ của VNPT Technology, đang hàng ngày, hàng giờ cống hiến sức lực và trí tuệ với mong muốn được đóng góp một phần vào nền công nghệ “make in Vietnam”.
-
Đời sống
Phụ nữ Israel đối mặt nhiều khó khăn về kinh tế
08:46' - 08/03/2023
Hơn 70% phụ nữ tại Israel có nhu cầu làm việc tại nhà để tăng thu nhập, do chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ.
-
Ý kiến và Bình luận
ILO: Khoảng cách giới liên quan đến việc làm không được cải thiện
06:09' - 08/03/2023
Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy khả năng tiếp cận việc làm, điều kiện làm việc và chênh lệch lương của phụ nữ hầu như không được cải thiện trong hai thập kỷ qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,