Nước Anh cần vượt qua nỗi ám ảnh khủng bố
Vụ đánh bom liều chết tại sân vận động Manchester Arena mà tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng thừa nhận tiến hành như một lời nhắc nhở rằng các nước phương Tây vẫn phải đối mặt với nỗi lo an ninh và chưa thoát khỏi hiểm họa khủng bố.
Trong quá khứ, nước Anh từng nhiều lần trở thành mục tiêu tấn công khủng bố bao gồm các chiến dịch của nhóm Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA) vào những năm 70 và 80 của thế kỷ XX và gần đây là các âm mưu của IS.
Trong vòng 4 năm qua, các cơ quan an ninh Anh đã đập tan 13 âm mưu tấn công khủng bố nghiêm trọng kể từ sau vụ tấn công sát hại binh sĩ Anh Fusilier Lee Rigby hồi tháng 5/2013.
Danh sách này còn tiếp tục tăng lên. Trước các vụ tấn công khủng bố bên ngoài tòa nhà quốc hội ở thủ đô London và sân vận động Manchester Arena, giới chức an ninh Anh đã nhiều lần cảnh báo rằng lực lượng IS và những phần tử thánh chiến từ Iraq và Syria đang coi Anh là mục tiêu mới.
Rõ ràng, "xứ sở sương mù" đang phải đối mặt với hiểm họa giống Liên minh châu Âu (EU) khi theo báo cáo công bố cuối năm 2016 của EU, có khoảng 5.000 phần tử thánh chiến Hồi giáo người châu Âu đã đến Syria và Iraq, trong đó khoảng 1/3 đã quay trở lại "Lục địa già" và một số phần tử đã nhận lệnh tiến hành các vụ tấn công khủng bố.
Nguồn tin trong chính phủ Anh cho biết IS gần đây đã kêu gọi những kẻ thánh chiến nếu không thể tới Syria thì hãy ở ngay tại Anh để tấn công quốc gia phương Tây này. Việc cảnh sát xác định thủ phạm vụ đánh bom liều chết ở sân vận động Manchester Arena là Salman Ramadan Abedi, một người gốc Libya và được sinh ra tại Anh, đã chứng minh cho sự kêu gọi này của IS.
Các chuyên gia an ninh Anh cho rằng có vẻ như IS đã rất kỹ càng trong việc lựa chọn mục tiêu tấn công ở Manchester. Vụ đánh bom ở Manchester cũng trùng với thời điểm cách đây 4 năm, binh sỹ Lee Rigby bị 2 kẻ khủng bố sát hại ở London và 2 tháng sau vụ tấn công gần tòa nhà quốc hội Anh.
Qua vụ tấn công này, IS có vẻ muốn truyền đi thông điệp rằng chúng có thể làm mọi điều tùy thích, ở những nơi chúng muốn và theo cách chúng lựa chọn. Hơn nữa, IS đã đạt mục đích trong việc gây ra tâm lý hoảng loạn tại Anh.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao hầu như hàng ngày, cảnh sát đều thực hiện những vụ bắt giữ lớn, nhỏ liên quan đến các đối tượng tình nghi có quan hệ với Hồi giáo cực đoan, nhưng các vụ tấn công vẫn liên tiếp xảy ra và các mục tiêu lại chính là những địa điểm đông người vốn luôn được bảo vệ nghiêm ngặt.
Sự thất bại của các cơ quan tình báo phương Tây trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công gần đây ở Pháp, Bỉ, Đức và Anh cho thấy cuộc chiến chống khủng bố ngày càng gian nan và khó đoán định, đặc biệt những vụ tấn công theo kiểu "con sói đơn độc" đang càng trở nên phố biến.
'Dường như IS muốn dùng những hành động bạo lực để khoét sâu những bất đồng, từ đó gây chia rẽ giữa những người dân vô tội và những người đạo Hồi mới nhập cư vào châu Âu.
Điều này giúp củng cố lý lẽ của chúng rằng chỉ một vương quốc Hồi giáo cực đoan Trung Đông mới có khả năng bảo vệ những người theo đạo Hồi, và có thể thôi thúc các tân binh vừa tham gia các cuộc chiến ở khu vực, vừa tiến hành các vụ tấn công ở các nơi khác.
Vụ việc tại Manchester vừa qua là vụ tấn công nghiêm trọng nhất tại Anh kể từ sau vụ đánh bom vào hệ thống giao thông ở London hồi tháng 7/2005. Nó cũng có thể làm gia tăng mâu thuẫn giữa những người cho rằng việc Anh rời khỏi EU sẽ giúp họ kiểm soát biên giới tốt hơn và những người lo sợ rằng việc Anh rời khỏi EU sẽ ảnh hưởng đến hợp tác và chia sẻ tình báo giữa các cơ quan an ninh của châu Âu.
Tuy nhiên, Thủ tướng Anh vẫn khẳng định nước Anh sẽ đoàn kết chống khủng bố. Cho dù các đảng chính trị đã phải tạm dừng cuộc vận động bầu cử sau khi vụ tấn công ở Manchester xảy ra, nhưng vụ khủng bố này sẽ không thể tác động gì đến cuộc bầu cử sắp tới.
Binh sĩ quân đội sẽ được triển khai trên đường phố để tăng cường an ninh trong bối cảnh cảnh báo khủng bố đã được đưa lên mức nguy hiểm, nhưng giới chức Anh cho biết hiện họ không có ý định ban bố tình trạng khẩn cấp trên khắp đất nước như Pháp đã áp đặt kể từ năm 2015.
Trong bối cảnh các phần lãnh thổ do IS kiểm soát tại Syria và Iraq đang bị thu hẹp đáng kể, nhóm khủng bố này có khả năng sẽ càng điên cuồng hơn trong việc thực hiện các vụ tấn công. Cuộc chiến chống khủng bố tại châu Âu, trong đó có Anh, đang ngày càng trở nên phức tạp do các phần tử cực đoan sẵn sàng tiến hành cuộc “Thánh chiến” ngay trong lòng châu Âu.
Trong bối cảnh nước Anh đang chuẩn bị rời EU, hơn lúc nào hết, nước Anh cần đoàn kết và vượt qua những nỗi ám ảnh khủng bố để toàn tâm toàn ý cho cuộc đàm phán khó khăn sắp tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nổ sân vận động của Anh: Triển khai quân đội bảo vệ các địa điểm quan trọng
16:30' - 24/05/2017
Ngày 24/5, Anh đã triển khai quân đội tại các địa điểm quan trọng để ngăn chặn các cuộc tấn công mới sau vụ đánh bom liều chết tại Manchester.
-
Kinh tế Thế giới
Nổ ở sân vận động của Anh: Ngành công nghiệp biểu diễn trước "giông tố"
13:12' - 24/05/2017
Ngành công nghiệp giải trí thế giới lại rúng động với vụ nổ tại sân vận động Manchester Arena, Anh ngay sau khi kết thúc buổi trình diễn của nữ ca sĩ người Mỹ Ariana Grande.
-
Kinh tế Thế giới
Nổ ở sân vận động của Anh: Làng giải trí thế giới tưởng niệm các nạn nhân của vụ tấn công
11:16' - 24/05/2017
Vụ tấn công khủng bố tại sân vận động Manchester Arena ở Tây Bắc nước Anh tối 22/5, khiến 22 người thiệt mạng và 59 người bị thương, đã làm chấn động làng giải trí toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nổ ở sân vận động của Anh: LHQ và lãnh đạo nhiều nước bày tỏ tình đoàn kết với Anh
09:29' - 24/05/2017
Thế giới tiếp tục bày tỏ tình đoàn kết với nước Anh sau vụ tấn công khủng bố tại sân vận động Manchester Arena, ngày 22/5, khiến ít nhất 22 người thiệt mạng và 59 người khác bị thương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Khi kim cương không còn là ưu tiên quốc gia của Israel
19:16' - 25/05/2025
Trong suốt hơn nửa thế kỷ, Israel từng là quốc gia dẫn đầu thế giới trong ngành kim cương, chỉ sau Bỉ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan trấn áp các tour du lịch trái phép
16:49' - 25/05/2025
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh công chúng ngày càng quan tâm, đặc biệt là về những tin đồn liên quan đến an toàn được lan truyền trên mạng xã hội.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan Mỹ: Những ngành xuất khẩu của EU chịu ảnh hưởng nặng nhất
13:17' - 25/05/2025
Bà Maria Demertzis, Giám đốc Trung tâm chiến lược kinh tế tại tổ chức Conference Board (Bỉ), cho biết tác động của mức thuế 50% sẽ thực sự lớn đối với một số ngành.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20' - 25/05/2025
Tổng thống Mỹ đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ EU, Xiaomi sẽ đầu tư 50 tỷ NDT phát triển chip điện thoại thông minh cao cấp... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25' - 24/05/2025
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10' - 24/05/2025
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48' - 24/05/2025
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.