Nước Đức trước những tác động tiềm tàng của Brexit
Cờ Anh (phía trước) và cờ EU (phía sau) tại thủ đô London, Anh. Ảnh: THX/ TTXVN
Tờ DW của Đức dẫn khảo sát của Viện München - Ifo, cho hay 43% trong số khoảng 1.300 công ty công nghiệp ở Đức dự đoán Brexit "cứng", 3/5 các công ty cho biết, họ bị ảnh hưởng bởi Brexit ở các mức độ khác nhau. Mức độ tác động của Brexit đến các ngành công nghiệp phụ thuộc vào mức độ kết nối của các sản phẩm.
* Ngành công nghiệp ô tô
Hàng năm, Đức xuất khẩu 2 triệu ô tô sang Vương quốc Anh. Theo chuyên gia Ferdinand Dudenhöffer thuộc Đại học Duisburg-Essen, Brexit sẽ làm suy yếu doanh số bán hàng của nước này. Doanh số bán xe ở Anh sẽ giảm 1/5 - điều không quá nghiêm trọng với ngành ô tô Đức.
Các nhà sản xuất bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau, trong đó, hãng BMW bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi Brexit bởi công ty này có một nhà máy sản xuất dòng xe nhãn hiệu Mini ở Anh. Ngoài ra, gần thành phố Birmingham, công ty này cũng có nhà máy động cơ Hams Hall không chỉ cung cấp động cơ cho Mini mà còn cho các dòng BMW 1 Series và 3 Series.
Các vấn đề có thể xảy ra trong hợp đồng thầu phụ giữa các nhà máy riêng lẻ ở lục địa châu Âu và Vương quốc Anh. Tương tự, trường hợp thương hiệu xe Opel và Vauxhall thuộc Tập đoàn PSA của Pháp. PSA đã đóng cửa nhà máy Bochum Opel, nhưng vẫn tiếp tục vận hành nhà máy ở Cảng Elles gần Liverpool.
Tuy nhiên, chuyên gia Dudenhöffer cho rằng, cũng có các tác động tích cực có thể xảy ra nếu đồng bảng Anh tiếp tục mất giá, người ta có thể sản xuất ô tô rẻ hơn ở Anh so với Khu vực đồng euro - trừ trường hợp thuế quan cao.
* Tài chính ngân hàng
Kể từ khi nước Anh bỏ phiếu cho Brexit, ngành tài chính đóng vai trò ở vị trí tâm điểm bởi đây là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất của Vương quốc Anh, chiếm 12% Tổng sản phẩm quốc nội. London là trung tâm tài chính quan trọng ở châu Âu.
Các ngân hàng ngoài châu Âu hiện có trụ sở tại London muốn hoạt động kinh doanh với các nước khác trong EU và nếu Brexit xảy ra thì họ không thể tiếp tục làm điều đó. Họ cần phải có trụ sở tại châu Âu. Điều này đem lại thuận lợi cho trung tâm tài chính ở Frankfurt
Nhóm vận động hành lang "Tài chính Frankfurt Main" của Đức ước tính rằng, trong quý I/2019 các ngân hàng có thể chuyển tổng tài sản khoảng 750 - 800 tỷ euro từ London sang Frankfurt, qua đó làm tăng tổng số tài sản của các tổ chức tài chính Đức và quốc tế tại Frankfurt thêm 20%. Theo bà Gertrud Traud, nhà kinh tế trưởng ngân hàng Helaba Hessen-Thüringen, ước tính có tới 8.000 việc làm sẽ được chuyển đến Frankfurt.
* Ngành hóa dược phẩm
Cũng như các ngành công nghiệp khác, Brexit “cứng” sẽ gây ra những biến động lớn tới ngành hóa chất và dược phẩm của Đức. Hiệp hội Công nghiệp hóa chất Đức (VCI) không mong đợi việc thuế hải quan tăng tới 200 triệu euro mỗi năm. Ông Utz Tillmann, Giám đốc điều hành VCI, lo ngại rằng, do các quy định khác nhau và không có thỏa thuận chuyển tiếp sau Brexit, tất cả các hóa chất được sản xuất tại Anh sẽ không tiếp tục được phép nữa. Họ sẽ phải được đăng ký lại.
Điều tương tự cũng sẽ xảy ra đối với các nhà sản xuất dược phẩm. Ông Siegfried Throm, Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà sản xuất dược phẩm, cho rằng quan hệ thương mại giữa EU và Anh rất căng thẳng, nhưng mối quan hệ chặt chẽ giữa các công ty cũng đáng lo ngại, nhất là việc sản xuất, phân phối thuốc và việc tiến hành các thử nghiệm lâm sàng trong các quốc gia thành viên EU và cả Vương quốc Anh.
*Lĩnh vực hàng không
Quy định cũng là vấn đề chính trong ngành hàng không: Brexit "cứng" sẽ làm tê liệt giao thông hàng không. Bởi sau đó các hãng hàng không Anh sẽ mất quyền đi đến các sân bay ở EU. Họ sẽ không còn là một phần của thị trường hàng không chung ở EU. Điều này sẽ ảnh hưởng đến không chỉ các hãng hàng không như British Airways, Easyjet hay Ryanair, mà cả các hãng hàng không Đức như Tuifly và Condor với phần lớn là các cổ đông Anh.
Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành như Eric Heymann của Ngân hàng Deutsche Bank tự tin nói rằng: "Tôi nghĩ việc giải quyết vấn đề này tương đối dễ dàng ngay cả trong một Brexit ‘cứng’ để các liên kết hàng không giữa Anh và châu Âu tiếp tục tồn tại".
* Lĩnh vực kỹ thuật
Anh là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất đối với các nhà sản xuất máy móc và nhà máy của Đức với tổng giá trị hơn 7 tỷ euro. Trong năm 2017, xuất khẩu đã giảm xuống ở Anh bởi sự không chắc chắn do Brexit gây ra. Ngay cả sự mất giá của đồng bảng Anh cũng khiến các nhà sản xuất Đức tạo ra hàng hóa Đức đắt hơn đáng kể đối với khách hàng Anh. Theo Giám đốc điều hành Thilo Brodtmann của Hiệp hội ngành công nghiệp VDMA, các công ty nên tiếp tục chuẩn bị cho một "Brexit hỗn loạn"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh tìm kiếm biện pháp phá bỏ thế bế tắc của Brexit
10:55' - 20/01/2019
Thủ tướng Anh Theresa May có kế hoạch tìm kiếm một hiệp ước song phương với Chính phủ Ireland như một cách để loại bỏ điều khoản "rào chắn" trong thỏa thuận Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit: Cơn địa chấn không chỉ riêng nước Anh (Phần 2)
05:30' - 20/01/2019
Thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa EU và các nước châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương sẽ không áp dụng cho Anh. Trong khi những tác động tiêu cực của Brexit đối với Anh và EU nhận được nhiều sự quan tâm.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit: Cơn địa chấn không chỉ riêng nước Anh (Phần 1)
06:30' - 19/01/2019
Thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May dường như không làm hài lòng cả những người thân châu Âu - ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với EU, cũng như những người hoài nghi châu Âu tại Quốc hội Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Những nỗ lực của Thủ tướng Anh sau khi thoả thuận Brexit bị bác bỏ
20:52' - 18/01/2019
Ngày 18/1, Thủ tướng Anh Theresa May họp với các bộ trưởng trong nội các cũng như trao đổi với nhiều nhà lãnh đạo châu Âu sau khi thỏa thuận Brexit bị Hạ viện bác bỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Liệu sẽ có cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về Brexit?
18:26' - 18/01/2019
Cựu lãnh đạo đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP) cho rằng Vương quốc Anh nhiều khả năng sẽ diễn ra một cuộc trưng cầu ý dân khác liên quan đến vấn đề này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước EU chuẩn bị kế hoạch ứng phó kịch bản Brexit cứng
17:24' - 18/01/2019
Một "Brexit cứng" có thể gây chấn động phần còn lại của châu lục ở nhiều phương diện mà nhiều người dân EU chưa ý thức được.
-
Kinh tế Thế giới
Kịch bản Brexit không thỏa thuận vẫn lơ lửng
13:30' - 18/01/2019
Thủ tướng Anh Theresa May ngày 17/1 khẳng định chưa thể loại trừ khả năng Brexit không thỏa thuận nếu các bên không cùng nhau ngăn chặn kịch bản này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật liên quan kho dự trữ dầu quốc gia
08:01'
Ngày 27/1, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật hạn chế quyền của tổng thống trong việc mở kho dầu dự trữ khẩn cấp quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Tác động tích cực của việc Trung Quốc mở cửa trở lại biên giới đối với du lịch ASEAN
18:27' - 27/01/2023
Malaysia, Singapore và Philippines sẽ là những nước hưởng lợi ít hơn từ chiến dịch kích cầu du lịch của Trung Quốc so với Thái Lan, trong số các nước ASEAN-6.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan duy trì triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2023
15:49' - 27/01/2023
Sự phục hồi trong ngành du lịch và nhu cầu nội địa là những yếu tố khiến Thái Lan dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 ở mức 3,8%, mặc dù xuất khẩu dự kiến sẽ chậm lại trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều công ty điện của Nhật Bản tìm cách tăng giá
07:51' - 27/01/2023
Bảy trong số 10 công ty điện lực lớn nhất Nhật Bản đã nộp đơn lên bộ ngành liên quan để tăng giá điện theo quy định cho các hộ gia đình, vốn cần có sự chấp thuận của chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga
07:49' - 27/01/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Mỹ ngày 26/1 đã quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các thực thể và cá nhân Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Canada áp dụng chính sách tài chính thận trọng
08:53' - 26/01/2023
Bộ trưởng Tài chính Canada cho biết ngân sách năm 2023 của chính phủ nước này sẽ ưu tiên chi tiêu cho chăm sóc y tế và chuyển đổi năng lượng xanh
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ban hành cảnh báo về đợt lạnh trên toàn quốc
12:53' - 25/01/2023
Cơ quan Khí tượng quốc gia Hàn Quốc (KMA) ngày 25/1 đã ban hành các cảnh báo về đợt thời tiết lạnh giá trên khắp cả nước trong bối cảnh nước này đang hứng chịu thời tiết lạnh nhất trong năm.
-
Kinh tế Thế giới
Cảng nước sâu đầu tiên của Nigeria đi vào hoạt động
10:18' - 25/01/2023
Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari ngày 23/1 đã khánh thành cảng biển nước sâu Lekki, một cảng biển mang tính biểu tượng ở bang Lagos phía Tây Nam đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu chở hàng bị lật ngoài khơi Nhật Bản
08:09' - 25/01/2023
Theo lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, một tàu chở hàng, với thủy thủ đoàn gồm 22 người, đã bị lật ngoài khơi tỉnh Nagasaki, Tây Nam Nhật Bản.