Ổn định mặt bằng lãi suất, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Ổn định mặt bằng lãi suất; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thanh khoản và các chi phí đầu vào; lưu ý đến phản ứng của thị trường tài chính, thể hiện qua biến động tỷ giá, lạm phát...
Đây là các nhận định, đề xuất được đại diện các bộ, ngành, chuyên gia kinh tế đưa ra tại phiên chuyên đề 1 về: "Phối hợp các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế" diễn ra chiều 5/12.Phiên chuyên đề là sự kiện nằm trong Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức.
*Không chủ quan với lạm phát
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà nêu rõ, từ năm ngoái đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng trung ương trên thế giới đều trong trạng thái hỗ trợ nền kinh tế. Chính sách tiền tệ của Việt Nam ở mức trung bình của thế giới.
Theo ông Hà, chính sách tiền tệ tác động ở hai khía cạnh là lượng và giá, 2 lĩnh vực này tương hỗ lẫn nhau. Về lượng, mục tiêu của hệ thống ngân hàng là bảo đảm duy trì thanh khoản của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước đã điều hành bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế, các tổ chức tín dụng và cho các doanh nghiệp. Cụ thể, ở góc độ thanh khoản cho nền kinh tế, việc cung ứng tiền của Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ nền kinh tế rất lớn; đã mua ngoại tệ khoảng 25 tỷ USD trong 2 năm qua. Ngân hàng Nhà nước cũng duy trì lượng thanh khoản tốt trên thị trường liên ngân hàng để hỗ trợ các tổ chức tín dụng khi cần tiếp cận vốn. Về thanh khoản cho các doanh nghiệp, do dịch COVID-19 nên các doanh nghiệp gặp khó khăn về trả nợ, cho vay mới. Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các Thông tư 01, 03 và 04, duy trì thanh khoản cho doanh nghiệp với điều kiện ngân hàng phải đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong tương lai, miễn giảm lãi suất cho khoản vay cũ và mới... Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thông tin, tính đến cuối tháng 11, dư nợ tín dụng tăng trên 10%, phù hợp mục tiêu đề ra là 12% trong năm nay. Ngân hàng Nhà nước có thể nới thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho tháng cuối cùng của năm 2021 nhằm bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế. Bên cạnh việc duy trì khối lượng thanh khoản tốt trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Theo đó, ngay từ đầu năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất điều hành. Hiện nay, lãi suất điều hành giảm 1,5 - 2%; lãi suất huy động giảm 1,5%; lãi suất cho vay giảm 1,77% so với đầu năm 2020. Nhìn nhận về thách thức trong thời gian tới, ông Phạm Thanh Hà cho rằng, lạm phát đang là vấn đề toàn cầu. Các ngân hàng trung ương các nước đang thu lại biện pháp nới lỏng tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát về nguy cơ lạm phát hiện hữu để kiểm soát tiền tệ.Bên cạnh đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp trong cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng. Do đó, cần lưu tâm vấn đề này trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
"Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì thanh khoản cho hệ thống, ổn định mặt bằng lãi suất, không chủ quan với lạm phát", Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà nhấn mạnh. *Điều chỉnh linh hoạt cả thu và chi ngân sách Nhà nướcLiên quan đến chính sách tài khóa, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng khẳng định, Việt Nam đã điều chỉnh linh hoạt cả thu và chi ngân sách Nhà nước để có nguồn hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp. Về thu ngân sách Nhà nước, đã thực hiện miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí… hỗ trợ hộ kinh doanh và doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn, ước tính khoảng 130.000 tỷ đồng trong năm 2020 và năm 2021 con số này là 140.000 tỷ đồng. Chính sách miễn, giảm, giãn tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực chịu tổn thương nhiều do tác động dịch bệnh như vận tải, du lịch, khách sạn, giáo dục, y tế... Về chi ngân sách, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động, các đối tượng yếu thế như người nghèo, hộ chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội… Riêng năm 2021 đã chi khoảng 76.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng miễn giảm tiền điện, cước viễn thông, học phí... “Các chính sách này đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân, đặc biệt là các đối tượng chịu tác động nghiêm trọng của dịch bệnh. Qua đó, tạo thêm nguồn lực để ứng phó với dịch COVID-19, đảm bảo an sinh xã hội”, Thứ trưởng Võ Thành Hưng nêu rõ. Về điều hành, Thứ trưởng Bộ Tài Chính cho biết, Việt Nam đã chấp nhận bội chi năm 2021 khoảng 4% GDP tính lại, đã tăng số vay nợ tuyệt đối lên rất nhiều so với giai đoạn trước. Đối với chính sách trọng tâm thời gian tới, Thứ trưởng Võ Thành Hưng nhấn mạnh, tùy tình hình từng giai đoạn để có ứng phó phù hợp. Khi kiểm soát được dịch bệnh thì tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thanh khoản và các chi phí đầu vào khác. *Tập trung thực hiện chính sách tài khóa Phát biểu tại tọa đàm, Tiến sỹ Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương cho rằng, cần có chính sách đặc biệt trong bối cảnh đặc biệt. Theo ông Thành, dư địa chính sách tài khóa hiện nay tốt hơn rất nhiều khi xét trên các chỉ số nợ công, thâm hụt ngân sách, cũng như sự thuận lợi trong huy động nguồn lực trong và ngoài nước. Song, dư địa của chính sách tiền tệ có nhiều giới hạn khi bị giới hạn bởi tỷ lệ nợ tín dụng/GDP, lạm phát vẫn là "bóng ma", nguy cơ tăng nợ xấu. Do vậy, trong thời gian tới nên tập trung thực hiện các chính sách tài khóa. Thời gian qua, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Quốc hội và Chính phủ, độ trễ trong của chính sách tài khóa đã được cải thiện phần nào. Tuy nhiên, Tiến sỹ Võ Trí Thành nhận định, sự đồng hành của Quốc hội nên thể hiện qua các kỳ họp bất thường, thay vì hai kỳ họp đầu và cuối năm theo Luật Tổ chức Quốc hội. Việc tổ chức kỳ họp bất thường có thể sẽ phải được Quốc hội thực hiện ít nhất trong 5 năm tới, do tình hình thế giới còn bất định, nhiều bất ổn và rủi ro hiện nay. Ông Thành đề xuất, các cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát và theo dõi tình hình để nhanh chóng điều chỉnh chính sách. Các nguồn lực để hỗ trợ phục hồi kinh tế nếu có thay đổi trong quá trình thực hiện cần cho phép được chuyển hóa. Quốc hội xây dựng khung để Chính phủ chuyển hóa nhanh trong quá trình thực hiện. Thực tế cho thấy, các chính sách tài khóa, tiền tệ thường tác động đến tiêu dùng, đầu tư, lạm phát, sản lượng (GDP), tỷ giá, lãi suất, với mức độ khác nhau. Vì thế, bên cạnh sự giám sát thường xuyên và phối hợp trong triển khai chính sách, cần lưu ý đến phản ứng của thị trường tài chính, thể hiện qua biến động tỷ giá, lãi suất, lạm phát./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nền tảng phục hồi và phát triển bền vững kinh tế Việt Nam
17:33' - 05/12/2021
Chiều 5/12, tại Hà Nội, Diễn đàn văn hóa với doanh nghiệp năm 2021 đã diễn ra với chủ đề “Tiếp biến văn hóa – Nền tảng phục hồi và phát triển bền vững kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách hỗ trợ phải bảo đảm an toàn tài chính quốc gia
14:23' - 05/12/2021
Đề cập đến gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, PGS, TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trước tiên cần làm rõ nền kinh tế hấp thụ như thế nào?
-
Ý kiến và Bình luận
Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam: Kinh tế Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi
13:50' - 05/12/2021
Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp, Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục kinh tế- xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Áp lực lạm phát buộc BoE thận trọng hơn trong kế hoạch giảm lãi suất
07:30'
Lạm phát tại Anh có thể đã chạm mức cao nhất của 10 tháng vào tháng 1/2025, tiếp tục xu hướng gia tăng áp lực giá cả, buộc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) thận trọng hơn trong việc giảm lãi suất.
-
Tài chính & Ngân hàng
EIB rót 15 triệu euro hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Châu Phi
09:15' - 16/02/2025
Sự tham gia của EIB có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các SME ở Tây Phi và Madagascar, nơi việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Stablecoin - Niềm hy vọng để đồng USD bảo toàn sức mạnh
10:25' - 15/02/2025
Theo Giáo sư Kinh tế Lucrezia Reichlin, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ các stablecoin do tư nhân phát hành có thể là cơ hội tốt nhất để duy trì sự thống trị của đồng USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD hướng tới tuần giảm giá khi Mỹ trì hoãn áp thuế
09:36' - 15/02/2025
Đồng USD đang hướng tới một tuần giảm giá so với đồng euro khi việc trì hoãn áp thuế quan của Tổng thống Mỹ làm dấy lên hy vọng rằng các biện pháp này có thể không nghiêm trọng như lo ngại trước đó.
-
Tài chính & Ngân hàng
DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki
09:06' - 15/02/2025
Ngân hàng TNHH một thành viên Đông Á (DongA Bank) đổi tên thành Ngân hàng Số Vikki theo quyết định số 42/QĐ-TTGSNH2 ngày 14/02/2025 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng vừa phải
11:31' - 14/02/2025
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc) cho biết cơ quan này sẽ thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng vừa phải.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc không tham gia vào làn sóng mua vàng
09:11' - 14/02/2025
Tính biến động cao của vàng là một yếu tố khác khiến BoK ngần ngại bổ sung thêm vàng vào danh mục đầu tư của mình dựa trên kinh nghiệm.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB có thể tiếp tục giảm lãi suất ngay cả khi Fed “án binh”
18:33' - 13/02/2025
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất thêm ba lần nữa trong năm nay, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hành động chậm hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc chuẩn bị phát hành hơn 8 tỷ USD trái phiếu tại Hong Kong (Trung Quốc)
14:24' - 13/02/2025
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết ngày 14/2 sẽ phát hành trái phiếu đợt thứ hai và thứ ba của năm 2025 tại Hong Kong, với tổng giá trị phát hành là 60 tỷ NDT (8,2 tỷ USD).