ODA tăng cao kỷ lục trong năm 2014

19:20' - 06/01/2016
BNEWS Số tiền viện trợ phát triển của các nước giàu đã tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2014, song số tiền viện trợ chuyển tới cho các nước nghèo nhất thế giới lại ở mức thấp nhất kể từ năm 2006.
Afghanistan là quốc gia tiếp nhận được nhiều ODA nhất trong năm vừa qua, tiếp đến là Việt Nam, Syria, Pakistan, Ethiopia, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh minh họa: Reuters

Theo một số nguồn tin của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tổng các khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong năm 2014 đạt 137,2 tỷ USD, tăng hơn 2 tỷ USD so với con số tương ứng của năm 2013.

Tuy nhiên, lượng ODA rót vào các nước thuộc diện nghèo nhất thế giới tiếp tục giảm trong năm thứ hai liên tiếp và giảm 9,3% về giá trị thực so với năm 2013, do một số khoản viện trợ đã được chuyển cho các quốc gia khác.

Yasmin Ahmad, người đứng đầu bộ phận thống kê dữ liệu của OECD, cho hay: "Xu hướng đáng lo ngại về ODA này đã diễn ra trong vài năm nay. Ủy ban Viện trợ phát triển (DAC) đang lưu ý về vấn đề liên quan, đồng thời cố gắng để đưa các nước kém phát triển nhất vào trong diện ưu tiên trở lại".

Trong năm 2014, số tiền viện trợ mà các nước kém phát triển nhất thế giới nhận được là 43,7 USD tỷ USD, chiếm 30% tổng ODA trên toàn cầu và đây là tỷ trọng thấp nhất kể từ năm 2006. Theo OECD, con số trên thấp hơn 4,5 tỷ USD so với năm 2013, một phần là do mức độ xóa nợ cho Myanmar khá thấp.

Afghanistan là quốc gia tiếp nhận được nhiều ODA nhất trong năm vừa qua, tiếp đến là Việt Nam, Syria, Pakistan, Ethiopia, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong 28 nước thành viên OECD mà DAC đề cập, Mỹ vẫn là "nước đóng góp" lớn nhất trong năm 2014 với số tiền lên tới 33,1 tỷ USD, tiếp theo là các nước Anh, Đức, Pháp và Nhật Bản. 

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục