OPEC đối mặt với nhu cầu và thị phần sụt giảm vào đầu năm 2024
Theo số liệu và tính toán từ các nhà dự báo của hãng tin Reuters, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang phải đối mặt với nhu cầu dầu suy yếu trong nửa đầu năm 2024 khi thị phần trên toàn cầu của tổ chức này sụt giảm xuống mức thấp nhất kể từ đại dịch COVID-19 do thỏa thuận cắt giảm sản lượng và sự ra đi của Angola.
Với tình hình này OPEC sẽ gặp khó khăn trong việc cắt giảm sản lượng nếu nhu cầu dầu toàn cầu không tăng hoặc OPEC chuẩn bị sẵn sàng chấp nhận giá dầu thấp hơn.Trong tháng này, Angola thông báo sẽ rời OPEC từ tháng 1/2024 sau khi Ecuador rời khỏi tổ chức này vào năm 2020, Qatar vào năm 2019 và Indonesia vào năm 2016.
Sự rời đi của Angola khiến nhóm còn lại 12 thành viên và sản lượng của nhóm này giảm xuống dưới 27 triệu thùng/ngày (bpd), chiếm chưa đến 27% trong tổng nguồn cung dầu toàn cầu là 102 triệu thùng/ngày. Lần gần nhất thị phần của OPEC giảm xuống 27% là trong đại dịch năm 2020, khi nhu cầu toàn cầu giảm 15-20%. Nhu cầu toàn cầu kể từ đó đã phục hồi lên mức kỷ lục, điều này đồng nghĩa với việc OPEC đã mất thị phần vào tay các đối thủ khác. OPEC sản xuất khoảng 50% lượng dầu thô toàn cầu vào những năm 1970 trước khi xuất hiện các nguồn cung ứng khác ngoài tổ chức này. Trong những thập kỷ sau đó, thị phần dầu toàn cầu của OPEC đứng ở mức từ 30% đến 40% nhưng mức tăng trưởng sản lượng kỷ lục từ các đối thủ như Mỹ đã dần chiếm lĩnh thị phần đó trong những năm gần đây. Tính đến tháng 11/2023, sản lượng dầu thô của OPEC chiếm 27,4% thị phần dầu thế giới, giảm so với mức 32-33% trong năm 2017-2018.OPEC được thành lập vào năm 1960 bởi Saudi Arabia, Kuwait, Venezuela, Iran và Iraq. Angola gia nhập nhóm vào năm 2007. Kể từ năm 2017, OPEC đã hợp tác với Nga và các nước sản xuất dầu không thuộc nhóm này, hay còn gọi là OPEC+, để quản lý thị trường.
Một số nhà sản xuất nhỏ đã gia nhập OPEC trong những năm gần đây, bao gồm Gabon năm 2016, Guinea Xích Đạo năm 2017 và Congo năm 2018. OPEC+ hiện đang cắt giảm sản lượng khoảng 6 triệu thùng/ngày nên về lý thuyết, nhóm này có thể tăng sản lượng để tranh giành thị phần. Tuy nhiên, điều đó có thể đi kèm với việc giá giảm sâu nếu nhu cầu về dầu thô không cải thiện. Một số thành viên OPEC+ cho biết nhóm có thể thực hiện các biện pháp bổ sung nếu cần. Số liệu từ ba cơ quan, tổ chức được thị trường dầu theo dõi chặt chẽ gồm Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và chính OPEC cho thấy có rất ít cơ hội để nới lỏng thỏa thuận cắt giảm trong quý II/2024. Dựa trên tính toán của Reuters, EIA nhận thấy nhu cầu đối với dầu thô OPEC sẽ giảm trong quý II so với quý đầu tiên. Trong khi đó, OPEC dự báo thị phần của mình sẽ tăng lên trong thời gian dài khi sản lượng giảm ở nơi khác và nhu cầu thế giới tăng cao hơn. Triển vọng Dầu Thế giới mới nhất của OPEC dự đoán tổng thị phần dầu mỏ của nhóm này sẽ tăng lên 40% vào năm 2045 khi sản lượng của các nước ngoài OPEC bắt đầu giảm từ đầu những năm 2030.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
OPEC khẳng định duy trì cam kết sau sự "rời đi" của Angola
06:30' - 25/12/2023
Iraq, Nigeria và Cộng hòa Congo đã tái khẳng định duy trì cam kết với Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), bất kể sự rời đi của Angola vào tuần trước, bất kể sự rời đi của Angola vào tuần trước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thêm lợi thế trong nỗ lực giành thị phần với OPEC
15:15' - 22/12/2023
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã đạt kỷ lục mới vào đầu năm nay, khi sản lượng bùng nổ, làm giảm vai trò kiểm soát thị trường dầu thô toàn cầu của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trở lại do sự cố đường ống tại biển Caspi
07:57'
Giá dầu thế giới tăng trong phiên 17/2 trong bối cảnh cuộc tấn công vào trạm bơm của đường ống dẫn dầu ở biển Caspi đã làm chậm dòng chảy từ Kazakhstan.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu chờ đợi thỏa thuận hòa bình cho Ukraine
15:55' - 17/02/2025
Giá dầu thế giới gần như “đi ngang” trong phiên giao dịch chiều 17/2, khi các nhà đầu tư đang tập trung theo dõi diễn biến của một thỏa thuận hòa bình tiềm năng giữa Nga-Ukraine.
-
Hàng hoá
Bến Tre ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP
14:58' - 17/02/2025
Bến Tre sẽ tăng cường thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, gắn kết chủ thể OCOP với các điểm, tour, tuyến du lịch tham quan, mua sắm tại tỉnh.
-
Hàng hoá
Cà phê trong cơn "bão giá"
12:44' - 17/02/2025
Giá cà phê kỳ hạn đã tăng hơn 30% kể từ đầu năm 2025, dao động gần mức cao nhất mọi thời đại. "Cơn bão giá" này đang bắt đầu lan tỏa đến túi tiền của người tiêu dùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm phiên thứ tư liên tiếp do kỳ vọng vào thỏa thuận hòa bình cho Ukraine
12:25' - 17/02/2025
Ông Hiroyuki Kikukawa dự đoán dầu WTI sẽ giao dịch trong khoảng 66-76 USD/thùng trong một thời gian vì giá dầu giảm sâu hơn có thể hạn chế sản xuất dầu của Mỹ.
-
Hàng hoá
Thị trường phân bón: Giao dịch sôi động với giá tăng mạnh
11:51' - 17/02/2025
Với hoạt động xuất khẩu sôi động và giá tăng mạnh trên hầu hết các thị trường thế giới, giá phân ure - chủng loại phân bón dẫn dắt thị trường trong nước tiếp tục đi lên theo xu hướng thế giới.
-
Hàng hoá
Dự kiến có trên 7,5 triệu tấn gạo phục vụ cho xuất khẩu
11:01' - 17/02/2025
Cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào các tháng có sản lượng thu hoạch lớn là tháng 2, 3, 4, 7, 8 và tháng 9 trong năm 2025 để ứng phó với diến biến thị trường.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu chưa có tín hiệu hồi phục
17:17' - 16/02/2025
Giá lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự biến động không nhiều. Nguồn cung dồi dào cả trong nước và các nước trong khu vực khiến giá gạo xuất khẩu chưa có tín hiệu hồi phục.
-
Hàng hoá
Nhập khẩu gạo của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục
16:56' - 16/02/2025
Khối lượng gạo nhập khẩu gạo từ tháng 4 đến tháng 12/2024 lên mức cao nhất kể từ khi Bộ Nông nghiệp Nhật Bản bắt đầu thu thập dữ liệu từ năm tài chính 2019, tương đương khoảng 6,5 triệu bát cơm.