OPEC và Nga: Ranh giới giữa hợp tác và hội nhập
Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cho rằng còn quá sớm để hợp tác này trở thành quan hệ đối tác chính thức và lâu dài, trong khi Moskva dường như muốn duy trì sự độc lập của mình.
Tại cuộc họp thủ đô Baku của Azerbaijan ngày 18/3, các nhà sản xuất thuộc OPEC và các đồng minh ngoài khối (còn gọi là liên minh OPEC+) thông báo sẽ tiếp tục phối hợp nỗ lực để ổn định thị trường dầu mỏ thông qua việc cắt giảm sản lượng khai thác. Tuy nhiên, các thành viên của liên minh OPEC+ đã nhất trí hoãn cuộc họp dự kiến vào tháng Tư tới, nói rằng quyết định về việc liệu có gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng sang nửa cuối năm nay hay không sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào tháng 6/2019, một khi tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran và Venezuela trở nên rõ ràng hơn.Trong tuyên bố chung đưa ra sau cuộc họp ở Baku, các thành viên thuộc liên minh OPEC+ nhấn mạnh sự cần thiết phải khôi phục sự ổn định trên thị trường dầu mỏ và ngăn chặn nguy cơ tái diễn tình trạng mất cân đối trên thị trường.Trở lại giai đoạn 2014-2016 khi giá dầu giảm mạnh, Nga và OPEC do Saudi Arabia đứng đầu ban đầu đã đổ lỗi cho nhau về sự lao dốc của “vàng đen” gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế của các nước này. Tuy nhiên, vào cuối năm 2016, Liên minh OPEC+ (24 nhà sản xuất thành viên) được thành lập, khi OPEC và Nga nhất trí cho rằng cần phải hạn chế sản lượng khai thác để đối phó với tình trạng giá dầu lao dốc.Liên minh này đi vào hoạt động, với các cuộc họp định kỳ và các thỏa thuận về hạn chế sản lượng, qua đó giúp giá dầu tăng từ khoảng 40 USD/thùng năm 2016 lên mức trung bình 70 USD/thùng trong năm 2018.Dự kiến OPEC+ cũng chuẩn bị thảo luận về việc chính thức hóa một liên minh đã đem lại “sức sống mới” cho OPEC cũng như mang lại cho Nga tầm ảnh hưởng mới trên thị trường dầu mỏ. Sự hợp tác giữa OPEC và hàng chục quốc gia không phải thành viên bao gồm Nga vốn không phải là một quyết định dễ dàng sau nhiều năm cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần và dẫn đến tình trạng dư thừa sản lượng.Theo nhận định của chuyên gia Rustam Tankayev đến từ Liên minh các nhà sản xuất dầu khí Nga, trước khi OPEC+ thành lập, OPEC thực tế đã ngừng hoạt động. Cơ hội duy nhất cho OPEC lấy lại sức mạnh để điều tiết thị trường dầu mỏ toàn cầu là mở rộng liên minh.Francis Perrin, chuyên gia tại Viện nghiên cứu các vấn đề chiến lược quốc tế của Pháp, cũng nhấn mạnh rằng quan hệ giữa Nga và OPEC "không phải lúc nào cũng dễ dàng". Việc họ kéo dài hợp tác lâu như vậy là một kết quả thực sự.Thách thức đối với OPEC+ là duy trì đủ sản lượng để giữ giá ở mức đảm bảo nguồn thu ngân sách cho các nước sản xuất dầu mỏ mà không tạo điều kiện thuận lợi cho ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ."Vai trò của OPEC sẽ giảm dần trong 20 đến 30 năm tới, Saudi Arabia nhận thức được điều này", đó là nhận xét của ông Igor Delanoe, Phó Giám đốc Cơ quan nghiên cứu Quan sát Pháp-Nga, có trụ sở tại Moskva. Theo chuyên gia này, khi đối mặt với một nước Mỹ nặng ký về sản xuất dầu mỏ, Moskva và Riyadh đều mong muốn đạt được một thỏa thuận để giữ giá dầu ở mức tối thiểu 60-70 USD/thùng, mức giá không đem lại lợi nhuận cho một số dự án khai thác đắt đỏ của Mỹ.Trong khi OPEC, với Saudi Arabia đóng vai trò chính, đã thể hiện lập trường rõ ràng rằng họ muốn chính thức hợp tác lâu dài với Nga, Moskva dường như chưa sẵn sàng. Dù vậy các nhà lãnh đạo Nga hiểu hơn hết những lợi ích của liên minh này sau khi giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine đã đẩy Nga vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng giai đoạn 2015-2016.Hợp tác với OPEC cho phép nước Nga có chỗ dựa vững chắc khi chống lại Mỹ trong lĩnh vực năng lượng, mà vẫn giữ mối quan hệ với các quốc gia dầu mỏ khác. Chuyên gia Rustam Tankayev chỉ ra rằng: “Chỉ có một nước trong liên minh là bạn bè với tất cả các quốc gia khác, đó là Nga", đồng thời nhấn mạnh căng thẳng của Saudi Arabia với Iran và Venezuela.Tháng 12/2018, cuộc họp của OPEC suýt nữa đã không đạt được thỏa thuận do căng thẳng giữa Riyadh và Tehran. Các nhà quan sát ghi nhận Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã giúp làm dịu bầu không khí vào phút cuối.Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết Nga dường như không có ý định trở thành thành viên đầy đủ của OPEC. Chuyên gia Pháp Francis Perrin nhận xét Nga luôn giữ khoảng cách với OPEC và vạch rõ sự khác biệt giữa hợp tác và hội nhập./.- Từ khóa :
- nga
- opec
- saudi arabia
- opec+
- dầu mỏ
- thị trường dầu mỏ
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu ít biến động dù Mỹ kêu gọi OPEC tăng sản lượng
08:51' - 29/03/2019
Giá dầu gần như "đi ngang" trong phiên 28/3, sau khi có thời điểm giảm xuống khi Tổng thống Mỹ kêu gọi OPEC tăng sản lượng để hạ giá "vàng đen" vốn đang hướng đến quý tăng mạnh nhất trong 10 năm qua.
-
Hàng hoá
Các nước OPEC có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô
08:11' - 18/03/2019
Nỗ lực của OPEC trong việc tái cân bằng thị trường dầu thô thế giới chưa thể dừng lại do các nhà sản xuất dầu thô tiếp tục tăng sản lượng cho dù Mỹ áp dụng các lệnh trừng phạt Iran và Venezuela.
-
Kinh tế Thế giới
Thiếu Qatar, vị trí của OPEC có suy yếu?
05:30' - 14/12/2018
Tương lai của OPEC đang đứng trước những thử thách mới sau khi Qatar bất ngờ thông báo “chia tay” liên minh dầu mỏ giàu ảnh hưởng này kể từ ngày 1/1/2019 sau gần 6 thập kỷ gắn bó.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại của giới đầu tư khi Qatar rút khỏi OPEC
19:42' - 04/12/2018
Việc Qatar ngày 3/12 tuyên bố rút khỏi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã khiến các nhà đầu tư lo ngại việc hoạch định chính sách trên thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ thiếu ổn định...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.