Phải chăng Ấn Độ đang hướng tới một thế giới ngoài RCEP?
Theo bài phân tích đăng trên báo The Business Times (Singapore), việc Ấn Độ rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đặt ra những câu hỏi quan trọng về vai trò của nước này trong tương lai ở lục địa châu Á: Phải chăng New Delhi đã tự cô lập và gây thiệt hại cho chính mình? Ấn Độ không phải là một thành viên của các khối thương mại lớn.
Nước này vẫn chưa phải là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), và việc Ấn Độ rút khỏi RCEP và không tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) khiến New Delhi không có tiếng nói trong các vấn đề kinh tế của khu vực châu Á trong tương lai.
Đương nhiên, trong tương lai, Ấn Độ có thể gia nhập APEC nếu nền kinh tế nước này hội nhập tốt hơn với thế giới, nhưng vào thời khắc lịch sử hiện nay, những câu hỏi then chốt đang được đặt ra. Phải chăng Ấn Độ đã đánh mất cơ hội để xây dựng một nền tảng sản xuất hùng mạnh khi đứng ngoài RCEP, vì dường như nước này đã "hạ màn" đối với thương mại mở?
Câu trả lời là đúng hay không? Trong khi ở một mức độ nào đó, Ấn Độ sẽ bỏ lỡ những lợi ích thương mại, nhưng nước này vẫn có thể theo đuổi một chính sách tự lực tiến tới việc thiết lập một trung tâm chế tạo sản xuất vì nền kinh tế Ấn Độ không hướng theo xuất khẩu và đang tự duy trì.
* Không phải là thời điểm tốt nhất
Ấn Độ đã tìm cách trì hoãn đưa ra quyết định có ý nghĩa then chốt: Trở thành một nền kinh tế mở hay một nền kinh tế được bảo hộ. Những lo ngại của New Delhi đối với việc giảm bớt thuế quan thương mại đã làm mất đi động lực để chỉ ra những điểm yếu của nền kinh tế.
Chủ nghĩa bảo hộ kéo dài có thể làm tổn hại hơn nữa nền kinh tế. Tuy nhiên, Ấn Độ cần nhiều thời gian hơn để củng cố ngành công nghiệp trong nước của mình, nhưng các biện pháp bảo hộ sẽ không thể kéo dài vô thời hạn.
Theo quan điểm của New Delhi, hiện không phải thời điểm tốt nhất để tham gia RCEP bởi nước này đã và đang có xung đột biên giới với nước thành viên chủ chốt của hiệp định thương mại tự do này là Trung Quốc.
Sự đối địch đó đã xóa tan bất kỳ triển vọng nào về khả năng Chính quyền Ấn Độ xem xét lại sự dè dặt về mặt kinh tế của mình đối với tác động ngược mà hiệp định này có thể mang lại cho các lĩnh vực kinh tế khác nhau của Ấn Độ.
Điều đã trở nên rõ ràng trong vài tháng qua là Chính phủ Ấn Độ sẽ kiên định với quyết định không tham gia RCEP, và New Delhi "không xem xét lại" những lựa chọn của mình.
Một số quan chức Ấn Độ đã đặt vấn đề một cách thẳng thừng hơn rằng New Delhi đã quyết định sẽ không gia nhập bất kỳ hiệp định thương mại nào mà Trung Quốc là thành viên vào thời điểm Ấn Độ bị tác động nghiêm trọng bởi dịch viêm đường hô hấp COVID-19 và tình trạng đối đầu căng thẳng ở khu vực biên giới với Trung Quốc.
Vì vậy, New Delhi "đã bác bỏ" RCEP sau cuộc xung đột biên giới với Trung Quốc làm 20 lính Ấn Độ thiệt mạng hồi tháng 6/2019. Vụ đụng độ đẫm máu này đã khiến các doanh nhân Ấn Độ kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc và áp đặt những hạn chế về đầu tư.
Ấn Độ sẽ vẫn có lựa chọn ký kết sau đó, để các nước đối tác khác có ấn tượng rằng New Delhi có thể tiếp tục đàm phán điểm mấu chốt của việc loại bỏ thuế quan thương mại.
Và vì vậy, "đoàn tàu" RCEP vẫn lăn bánh mà không có Ấn Độ. Ấn Độ đã rút khỏi các cuộc đàm phán vì các nước RCEP không giải quyết những mối lo ngại chính của New Delhi như khả năng vi phạm quy định về nguồn gốc xuất xứ hay việc đưa vào các điều khoản giải quyết các vấn đề về thâm hụt thương mại và mở cửa các dịch vụ.
Ở Ấn Độ có những mối lo ngại thực sự về việc RCEP sẽ dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 90% hàng hóa trao đổi và giảm bớt các quy định về dịch vụ và đầu tư giữa các nước thành viên.
Điều này có thể dẫn đến dòng chảy ồ ạt hàng nhập khẩu vào Ấn Độ, đặc biệt từ Trung Quốc - nước mà Ấn Độ có thâm hụt thương mại khổng lồ, vào thời điểm thâm hụt thương mại của Ấn Độ với các nước RCEP khác cũng đang tăng lên.
Theo số liệu thống kê chính thức của Ấn Độ, Trung Quốc đã hưởng thặng dư thương mại lớn với Ấn Độ, tới 48,6 tỷ USD trong năm tài chính 2019-2020.
Nhiều nhà phân tích chiến lược ở châu Á tin rằng các nước thành viên RCEP sẽ trở nên phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc, nước hiện đang ở vị trí tốt hơn nhiều để mở rộng ảnh hưởng của mình ra toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trung Quốc giờ đây được cho là sẽ tăng cường đòn bẩy của mình để định hình các nguyên tắc thương mại khu vực.
Không tham gia RCEP hoàn toàn không liên quan đến mối quan hệ đang phát triển nở rộ giữa Ấn Độ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vốn có mối quan hệ đối tác đối thoại lâu đời với nước này.
ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ tư của Ấn Độ, với thương mại song phương đạt 142 tỷ USD năm 2018, chiếm khoảng 10% tổng thương mại của Ấn Độ. Các dòng đầu tư đáng kể luôn chảy từ cả hai hướng.
Nhiều nước RCEP đang hối thúc Ấn Độ xem xét lại quyết định của mình, nhưng không có khả năng Ấn Độ sẽ đi trên con đường đó. Quyết định của Ấn Độ có thể gây tốn kém bởi họ có thể đánh mất thành quả của vòng toàn cầu hóa và sự hội nhập kinh tế tiếp theo. Ấn Độ có thể tương đối bị cô lập khi các nước RCEP khác kết nối chặt chẽ.
* Bảo vệ lợi ích quốc gia
Ở Ấn Độ có sự đồng thuận chính trị về việc đứng ngoài RCEP nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Đảng Quốc đại hồi tháng 11/2019 đã tuyên bố rằng sự phản đối mạnh mẽ của họ là nhằm đảm bảo rằng chính phủ "không đánh đổi lợi ích của người nông dân, nhà sản xuất bơ sữa, ngư dân Ấn Độ, cũng như của các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các chủ cửa hàng".
Vậy từ đây Ấn Độ sẽ đi đâu? Hoàn toàn có khả năng là Ấn Độ sẽ tìm cách hợp tác với Chính quyền sắp tới ở Mỹ nhằm tiến tới một phiên bản mới của CPTPP. Một số nhà lãnh đạo của đảng Dân chủ đã hối thúc Mỹ tái gia nhập hiệp định mà Tổng thống Donald Trump đã rút lui này.Như mọi thứ đang diễn ra, cả Mỹ và Ấn Độ đều nằm ngoài RCEP. Mỹ chưa bao giờ là một phần của hiệp định này, và Ấn Độ đã đứng ngoài cuộc. Nhiều nước RCEP thực sự vẫn muốn cả hai nước lớn này tham gia với họ.Họ chắc chắn muốn Ấn Độ quay trở lại, và họ biết rằng cách thức rõ ràng để Mỹ tham gia trở lại là thông qua CPTPP. Dường như do mối quan hệ đang xấu đi giữa Ấn Độ và Trung Quốc, New Delhi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều trong một dàn xếp thương mại tự do nằm dưới sự “trợ giúp” của nước Mỹ./.
- Từ khóa :
- rcep
- ấn độ
- apec
- ấn độ rút khỏi rcep
- ký kết rcep
Tin liên quan
-
Công nghệ
Trung Quốc phản ứng Ấn Độ ban hành lệnh cấm hàng loạt ứng dụng trực tuyến
20:40' - 25/11/2020
Ngày 25/11, Trung Quốc đã chỉ trích Ấn Độ sau khi nước này cấm thêm hàng chục ứng dụng trực tuyến của Trung Quốc với lí do an ninh quốc gia.
-
Công nghệ
Ấn Độ cấm thêm hàng chục ứng dụng trực tuyến của Trung Quốc
08:24' - 25/11/2020
Ngày 24/11, hãng tin AFP của Pháp đưa tin Chính phủ Ấn Độ đã ra lệnh cấm 43 ứng dụng trực tuyến của Trung Quốc hoạt động tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ xem xét nới lỏng quy định về đầu tư FDI từ các nước láng giềng
17:29' - 17/11/2020
Ngày 17/11, trang mạng Economic Times đưa tin Ấn Độ đang xem xét nới lỏng các quy định về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nước láng giềng.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Hiệp định RCEP để mở cho sự gia nhập của Ấn Độ
13:05' - 15/11/2020
Các Bộ trưởng các nước thành viên RCEP khẳng định, Hiệp định RCEP để mở cho sự gia nhập của Ấn Độ kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực như quy định tại Điều 20.9 (Gia nhập) của Hiệp định RCEP.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ấn Độ tung gói kích thích kinh tế mới hơn 35 tỷ USD
07:39' - 13/11/2020
Ngày 12/11, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman đã công bố gói kích thích trị giá 265.000 rupee crore (trên 35 tỷ USD) nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang suy thoái do tác động của dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
14:53' - 28/10/2020
Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm tạo nền tảng đối thoại chính sách và kết nối quan hệ hợp tác giữa Chính phủ các nước với cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Không yêu cầu nộp căn cước, giấy phép kinh doanh khi cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền 2 cấp
20:02' - 14/07/2025
Cơ quan thuế không yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp căn cước công dân hay giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế để cập nhật theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Tài chính
Các quỹ đầu tư quốc gia xoay trục chiến lược trong thời kỳ bất định
15:25' - 14/07/2025
Các quỹ đầu tư quốc gia trên thế giới đang chuyển hướng sang quản lý quỹ chủ động và đầu tư vào Trung Quốc, trong khi các ngân hàng trung ương đang đa dạng hóa dự trữ để ứng phó với biến động.
-
Tài chính
Mỹ: Cú hích tài khóa từ chính sách thương mại cứng rắn
06:46' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố nguồn thu từ thuế hải quan trong tháng 6 đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng gấp 4 lần so với năm trước, lên tới 27,2 tỷ USD.
-
Tài chính
Ngành thuế đảm bảo thông suốt dịch vụ công trực tuyến
19:24' - 13/07/2025
Cục Thuế cho biết hệ thống thuế điện tử của cơ quan thuế sau sắp xếp đã hoạt động ổn định để phục vụ người dân, doanh nghiệp, không xảy ra sự xáo trộn.
-
Tài chính
Bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023
07:15' - 12/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 223/2025/QH15 bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.
-
Tài chính
Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư
21:35' - 11/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 11/7/2025 về việc thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
-
Tài chính
TP. Hồ Chí Minh công bố danh sách 100 doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm
14:25' - 11/07/2025
Ngày 11/7, Bảo hiểm xã hội Khu vực XXVII (TP. Hồ Chí Minh) công bố danh sách 100 doanh nghiệp trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài từ 6 tháng trở lên với số tiền lớn.
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục đà tăng tốc
12:49' - 11/07/2025
Giá bitcoin đã vọt lên mức cao kỷ lục mới, phá vỡ mốc 113.000 USD trong phiên ngày 10/7, trong bối cảnh làn sóng lạc quan lan rộng trên các thị trường tài sản rủi ro.
-
Tài chính
Các nhà đầu tư Nhật Bản đẩy hoạt động M&A lên mức cao kỷ lục
08:39' - 11/07/2025
Tổng giá trị các thương vụ của Nhật Bản, bao gồm cả giao dịch trong nước và quốc tế, đã tăng hơn gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, lên 214,8 tỷ USD – mức cao nhất cho nửa năm.