Phân loại doanh nghiệp nhà nước giúp nâng cao hiệu quả quản lý
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, với vai trò là cơ quan tổng hợp, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, trong quá trình xây dựng Quyết định “Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025” được ban hành theo Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng về nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
“ Việc ban hành Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg tiếp tục thể hiện mạnh mẽ cam kết của Chính phủ trong tiến trình cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước. Quyết định này được đánh giá là khung pháp lý quan trọng để các cơ quan đại diện chủ sở hữu có căn cứ, đề xuất hình thức sắp xếp và cũng là một công cụ để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp”, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết. Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, bước tiếp theo của Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg là Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan trên cơ sở đề xuất của cơ quan đại diện chủ sở hữu của các bộ, ngành địa phương sẽ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thế sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đối với các doanh nghiệp cấp 1 có khoảng 500 doanh nghiệp. Các cơ quan đại diện chủ sở hữu, Công ty mẹ sẽ được phân cấp phê duyệt khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp cấp 2, cấp 3 tại các đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Với việc ban hành và triển khai thực hiện quyết định, hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước sẽ tiếp tục được nâng cao xét trên các khía cạnh như: tiếp tục tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và tăng cường phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động cho các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong công tác sắp xếp. Cũng theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, khi xây dựng Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kế thừa Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg và bổ sung nhiều điểm mới. Đầu tiên là quyết định đã thể hiện rõ nét tinh thần phân cấp, phân quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể, đối với doanh nghiệp cấp 1 (các công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ-con và công ty độc lập), Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt hình thức sắp xếp. Đối với doanh nghiệp cấp 2 (công ty con trong nhóm công ty mẹ-con) thì công ty mẹ được quyền chủ động đưa ra phương án sắp xếp căn cứ vào hiệu quả hoạt động và vai trò của doanh nghiệp. Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg chỉ ban hành tiêu chí phân loại, không bao gồm danh sách cụ thể doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp nhằm mục tiêu sớm ban hành tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước tạo khung pháp lý cho các bộ, ngành, địa phương rà soát để có định hướng sắp xếp. Kế hoạch sắp xếp lại giai đoạn 2021-2025 dự kiến sẽ được ban hành dưới dạng quyết định chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ để tạo thuận lợi trong việc kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Cùng với đó, quyết định bổ sung quy định các bộ, ngành trong chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm chủ động sửa đổi hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi các quy định có liên quan nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình sắp xếp. Cùng với đó, Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg bổ sung, điều chỉnh một số ngành tại Phụ lục Tiêu chí phân loại theo ngành, lĩnh vực cho phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và thực tiễn hoạt động. Ví dụ như: bổ sung thêm lĩnh vực sản xuất phim khoa học, thời sự phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền, thông tin đối ngoại và nhiệm vụ an ninh tư tưởng, văn hóa; bảo hiểm tiền gửi và mua bán, xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng; quản lý, khai thác các bến cảng tại cảng biển đặc biệt theo quy định về phân loại cảng biển Việt Nam... Khác với Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg, các cơ quan đại diện chủ sở hữu được quyền quyết định hình thức sắp xếp đối với các doanh nghiệp cấp 2 hoặc chủ động đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với các trường hợp đặc thù cho phù hợp với thực tiễn quản lý; thực hiện giám sát chặt chẽ và đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện được nêu tại khoản 3 Điều 6 của Quyết định về vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện quyết định này./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Quỹ đầu tư quốc gia Indonesia sẽ “giải cứu” doanh nghiệp nhà nước
07:04' - 20/06/2021
INA - quỹ đầu tư quốc gia (SWF) Indonesia - tuyên bố sẽ “giải cứu” các công ty phát triển cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu nhà nước (SOE) đang bị mắc nợ bằng cách mua lại một số đường cao tốc có thu phí.
-
Tài chính & Ngân hàng
Indonesia lên kế hoạch IPO 15 doanh nghiệp nhà nước
08:27' - 08/05/2021
Indonesia đang lên kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đối với ít nhất 15 doanh nghiệp nhà nước (SOE) từ nay đến năm 2023 và bơm 62.000 tỷ rupiah (4,27 tỷ USD) tiền vốn cho SOE.
-
Kinh tế Việt Nam
"Cởi trói" cho doanh nghiệp nhà nước
17:07' - 04/05/2021
Mặc dù được kỳ vọng sẽ là những “quả đấm thép” giúp nền kinh tế vươn lên, nhưng thực tế cho thấy khối doanh nghiệp nhà nước vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, nhất là sử dụng vốn chưa hiệu quả.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.