Phản ứng của truyền thông Mỹ với các thỏa thuận thương mại khoáng sản với Nhật Bản

09:53' - 31/03/2023
BNEWS Thỏa thuận mới về thương mại khoáng sản giữa Mỹ và Nhật Bản có thể tạo điều kiện để các công ty có lịch sử về yếu kém trong vấn đề bảo vệ môi trường được hưởng lợi từ các mức ưu đãi thuế của Mỹ.
Ngày 30/3, báo chí Mỹ dẫn một số ý kiến cho biết thỏa thuận mới về thương mại khoáng sản giữa Mỹ và Nhật Bản có thể tạo điều kiện để các công ty có lịch sử về yếu kém trong vấn đề bảo vệ môi trường được hưởng lợi từ các mức ưu đãi thuế của Mỹ.

Các ý kiến chỉ trích nội dung thỏa thuận chỉ đưa ra các nội dung sáo rỗng về quyền lao động và bảo vệ môi trường, hoàn toàn không có khả năng thực thi.

 
Báo chí Mỹ dẫn trả lời phỏng vấn của tổ chức vận động hành lang về quyền lợi người tiêu dùng Public Gitizen, trong đó khẳng định việc thỏa thuận mới thiếu đi các biện pháp bảo vệ thực chất đồng nghĩa với việc Mỹ để cho các tập đoàn khai thác triển khai hoạt động trái phép tại Nhật Bản trước khi nhập khẩu ngược lại vào Mỹ. Đây là một động thái gây tổn hại sâu rộng tới việc thực thi cam kết khai thác khoáng sản có trách nghiệm trong Đạo luật giảm lạm phát của Mỹ.

Thỏa thuận thương mại khoáng sản mới được cho là có nội dung cho phép một số loại khoáng sản quan trọng được khai thác và xử lý tại Nhật Bản, nhất là nhóm khoáng sản cần thiết và có khả năng đáp ứng các điều khoản tín dụng thuế xe điện trong Đạo luật giảm lạm phát.

Public Citizen hiện đang kêu gọi chính quyền điều chỉnh nội dung của thỏa thuận, cho rằng cơ quan chính quyền đã quá vội vàng trong việc xây dựng và đàm phán trong khi chưa tập hợp đủ ý kiến của Quốc hội hay công chúng.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã có phản hồi, bác bỏ các ý kiến "kêu ca" của Puclic Citizen, khẳng định USTR thường xuyên tham khảo ý kiến của các bên liên quan cũng như Quốc hội về các cuộc đàm phán cơ quan đang thực hiện, trong đó có cả đàm phán về thỏa thuận thương mại khoáng sản với Nhật Bản./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục