Pháp công bố tài sản của các bộ trưởng mới được bổ nhiệm
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, Bộ trưởng Quy hoạch lãnh thổ, Nông thôn và Chính quyền địa phương Jean - Michel Baylet là người giàu nhất trong số lãnh đạo cấp cao mới được bổ nhiệm và trở thành người giàu nhất trong số các thành viên chính phủ vào thời điểm hiện nay.
Với tài sản ước tính lên đến 6,5 triệu euro, ông đã vượt qua kỷ lục trước đó của cựu Ngoại trưởng Laurent Fabius, hiện là Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp với khối tài sản trên 5,2 triệu euro.
Bộ trưởng Jean-Michel Baylet, 69 tuổi, là chủ sở hữu của hai tòa nhà tại các tỉnh Lot-et-Garonne và Haute-Garonne cùng một số cánh rừng tại khu vực này (thuộc vùng Aquitaine-Limousin-Poitou-Charentes, Tây-Nam nước Pháp).
Ông cũng được thừa kế cổ phần trong các tập đoàn truyền thông gồm La Dépêche du Midi, Midi Olympique, La Nouvelle République des Pyrénées và một số ấn phẩm địa phương khác.
Ngoài ra, ông còn sở hữu một bộ sưu tập ôtô, xe máy cổ có tổng giá trị lên đến 500.000 euro gồm nhiều xe Mercedes, Delahaye, Amilcar, Harley Davidson…, và một bảo hiểm nhân thọ giá trị 410.000 euro.
Người giàu thứ hai trong nhân sự mới được bổ nhiệm là Bộ trưởng Văn hóa Audrey Azoulay với tài sản ước tính 2,5 triệu euro. Trong tài sản của bà, phải kể đến căn hộ rộng 122 m² tại trung tâm Paris được bà mua vào năm 2004.
Trong số các thành viên cũ của chính phủ thì Quốc vụ khanh phụ trách các quan hệ với Quốc hội Jean - Marie Le Guen có tài sản ròng là 3,3 triệu euro theo kê khai được tiến hành trong năm 2014.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Nhà ở Emmanuelle Cosse và Quốc vụ khanh về Cải cách nhà nước Jean - Vincent Placé là những chính khách có tài sản khiêm tốn khi không sở hữu một bất động sản nào.
Về phần mình, Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề châu Âu Harlem Désir khai báo tổng tài sản của ông chỉ là 50.000 euro dưới dạng tiền gửi trong các ngân hàng.
Tại Pháp, kể từ năm 2013, tất cả các thành viên của chính phủ, các nghị sĩ, một số quan chức cấp cao ở trung ương và địa phương được yêu cầu kê khai tài sản và lãi suất được hàng năm theo tinh thần của Luật minh bạch tài sản.
Luật này được thông qua ngày 17/9/2013 sau khi xảy ra vụ bê bối của cựu Bộ trưởng Kinh tế và Ngân sách Jérôme Cahuzac khiến ông bị khởi tố vì tội rửa tiền, trốn thuế khi có các tài khoản không khai báo tại Thụy Sĩ và Singapore.
Theo Luật Minh bạch tài sản, các thành viên của chính phủ phải công khai diện tích và giá trị ngôi nhà (hoặc các ngôi nhà) mà họ sở hữu cũng như các tài khoản, sổ tiết kiệm, bảo hiểm nhân thọ, cũng như các khoản vay mà họ đã ký hợp đồng.
Tất cả các khai báo này công bố trên trang web của Cơ quan Cấp cao về minh bạch của Pháp. Theo một thống kê năm 2015, tổng cộng có khoảng 10.000 người nắm giữ các vị trí quan trọng trong các cơ quan chính quyền phải khai báo tài sản hàng năm./.
>>> Cảnh báo thủ đoạn giả danh ngân hàng để mua hàng điện tử rồi chiếm đoạt
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga dọa sẽ phong tỏa tài sản nước ngoài của Ukraine
19:42' - 29/07/2016
Nga sẽ kiên quyết yêu cầu Kiev trả món nợ 3 tỷ USD, nếu không Moskva sẽ đề nghị tòa án phong tỏa các tài sản ở nước ngoài của Ukraine để siết nợ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạn chế trong khai thác nguồn lực từ tài sản công
16:11' - 29/07/2016
Việt Nam hiện chưa có một cơ sở dữ liệu thống nhất, đầy đủ và cập nhật về tài sản công, với tư cách là một nguồn lực quan trọng.
-
Kinh tế & Xã hội
Bắt khẩn cấp 2 đối tượng giả danh cảnh sát chặn xe để cướp tài sản
20:01' - 20/07/2016
Do thua cá độ bóng đá nên hai tên Cường và Thơi đã lên mạng Internet đặt mua trang phục hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân, còng số 8, dùi cui điện, bình xịt hơi cay và đèn pin.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20' - 26/11/2024
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.